Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì phần lớn có thể tự điều trị ở mức độ nhẹ. Ở mức độ trung bình và nặng, ngoài thuốc uống, thuốc bôi thì còn có nhiều điều cần lưu ý khi chăm sóc da để vừa giúp phục hồi da vừa ngăn ngừa mụn hiệu quả. Trong y khoa, việc điều trị luôn đi kèm với việc điều dưỡng để giúp cơ thể phục hồi về trạng thái bình thường. trong chuyên ngành da liễu, việc điều trị da cần phải đi kèm với việc chăm sóc da để da phục hồi về trạng thái bình thường.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Vì sao xuất hiện mụn trứng cá tuổi teen?

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tuổi teen - tuổi dậy thì (từ 8 -25 tuổi) - là thời điểm mà hầu hết nam nữ đều có mụn trứng cá ở nhiều mức độ. Do đây là giai đoạn mà cơ thể có nhiều thay đổi về hormone khiến tuyến dầu nhờn ở da hoạt động mạnh hơn - kết hợp với vi khuẩn gây mụn sinh ra khi lỗ chân lông bị bít tắc làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. (1)

vì sao xuất hiện mụn trứng cá tuổi teen
Mụn trứng cá có xu hướng phát triển mạnh trong độ tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân khiến tuổi dậy thì là giai đoạn dễ gặp mụn trứng cá là do những thay đổi về nội tiết tố, song song đó là các yếu tố khác như chăm sóc da hay sinh hoạt/ ăn uống. (2)

1. Gia tăng hormone androgen

Tới giai đoạn tuổi dậy thì, hormone androgen - một hormone sinh dục - sẽ gia tăng gây kích thích hoạt động của các tuyến dầu nhờn trên da. Điều này khiến da sản sinh quá mức bã nhờn, thừa dầu; lâu ngày dẫn tới tình trạng bít tắc lỗ chân lông cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Bít tắc lỗ chân lông gây hình thành nhân mụn (mụn đầu trắng). khi lổ chân lông bị hở, nhân mụn bị oxy hóa sẽ thành mụn đầu đen Trong khi đó nếu có vi khuẩn xâm nhập thì sẽ xuất hiện mụn mủ sưng đỏ, gây đau đớn với nguy cơ viêm nhiễm cao.

2. Vệ sinh da mặt kém

Với khí hậu nóng ẩm, nếu kết hợp với hoạt động mạnh rất dễ khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi. Không chú ý trong việc giữ vệ sinh da mặt hoặc chọn các sản phẩm làm sạch không phù hợp hoặc chăm sóc da sai cách (như thường xuyên tẩy tế bào chết gây kích ứng da,…) cũng là nguyên nhân gây mụn trứng cá dậy thì.

3. Một số nguyên nhân khác

Ngoài yếu tố chính là thay đổi hormone, các tác nhân khác như tâm trạng thường xuyên căng thẳng; thói quen dùng mỹ phẩm, kem dưỡng da hay kể cả là thuốc nhuộm tóc khi tiếp xúc với da cũng có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn chân lông gây mụn. Thêm vào đó nếu chế độ sinh hoạt kém lành mạnh như uống ít nước, hay thức khuya, ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng khiến tình trạng mụn trở nên phức tạp hơn.

Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá tuổi dậy thì

Với những mức độ khác nhau, mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cũng có nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể nhận biết được thông qua một số vấn đề xuất hiện ở các vùng da tập trung tuyến dầu nhờn (mặt, ngực, lưng, vai, cánh tay trên) như bít tắc lỗ chân lông, xuất hiện mụn nhọt/ mụn đầu đen/ mụn đầu trắng/ mụn mủ/ u nang (chứa mủ hoặc dịch) với số lượng lớn và kéo dài hơn. (3)

Một số loại mụn trứng cá ở tuổi dậy thì thường gặp

1. Mụn không do viêm

Đây là loại mụn được xem là khá “dễ chịu”, ít gây tổn thương và dễ điều trị. Đặc trưng của loại mụn không viêm chính là có nhân mụn cứng; bao gồm 2 “gương mặt” quen thuộc là:

2. Mụn do viêm

Mụn viêm gây nhiều tổn thương nghiêm trọng hơn như kích thước mụn to, mụn dễ gây sưng nhức/ tấy đỏ/ nhiễm trùng mô, nguy cơ để lại sẹo mụn cao. 4 dạng trứng cá tuổi dậy thì loại viêm phổ biến có thể kể đến là:

Các loại mụn trứng cá tuổi dậy thì thường gặp
Các loại mụn trứng cá tuổi dậy thì thường gặp

Cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cần đúng cách với các phương pháp phù hợp để hạn chế thấp nhất tổn thương da.

1. Trị mụn bằng thuốc bôi

2. Trị mụn trứng cá tuổi dậy thì bằng các mẹo tự nhiên

Một số thành phần tự nhiên cũng có tác dụng trị mụn trứng cá tuổi dậy thì từ nhẹ tới trung bình. Trong đó có 2 thành phần nổi bật bởi tính kháng khuẩn, trị viêm chính là nước chanh tươi và mật ong.

3. Dùng kem trị mụn tuổi dậy thì

Kem trị mụn là lựa chọn phổ biến trong điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bởi tính tiện lợi cũng như có hiệu quả nhất định. Để có thể trị mụn nhanh chóng, an toàn, người sử dụng nên lựa chọn sản phẩm kem phù hợp với loại da của mình. Ví dụ nếu như là da khô thì không nên chọn kem có tính kìm dầu. (5)

Để dùng kem tốt hơn, bạn cũng cần chú ý trong các bước chăm sóc da như làm sạch, dưỡng ẩm, chống lão hóa để da nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa mụn hiệu quả.

dùng kem trị mụn tuổi dậy thì
Có thẻ dùng kem bôi có các thành phần như Axit Salicylic, Acid Azelaic, Retinol,… để trị mụn

Cách phòng ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Trong việc phòng ngừa mụn, nếu trẻ đang cần dùng thuốc điều trị theo toa thì điều quan trọng đầu tiên là cần thực hiện liệu trình điều trị theo đúng chỉ định. Ngoài ra cần kiên trì vì có thể cần mất từ 6-8 tuần mới bắt đầu nhận thấy rõ hiệu quả, từ 6 tháng trở lên để da hết mụn hoàn toàn.

Một số thói quen dưới đây giúp kiểm soát tình trạng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì hiệu quả hơn:

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp tình trạng trứng cá tuổi dậy thì không thể tự kiểm soát tại nhà mà cần đến sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa để vừa nhanh chóng điều trị dứt điểm mụn vừa hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, trở nặng. Do đó các bạn trẻ đừng nên chần chừ nếu gặp phải:

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì không chỉ là vấn đề da liễu mà còn có thể ảnh hưởng tâm lý ở trẻ nếu không có sự theo dõi và điều trị kịp thời. Trong trường hợp số lượng mụn nhiều - nhất là mụn bọc, mụn nang - cùng với tình trạng da tổn thương nghiêm trọng như sưng đỏ, có dịch mủ, đau nhức nhiều thì cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc điều trị chuyên sâu da liễu lúc này là điều cần thiết; tuyệt đối không nên áp dụng các phương pháp trị mụn truyền miệng sẽ càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/hien-tuong-mun-trung-ca-o-tuoi-day-thi-chu-yeu-la-do-su-tang-cuong-hoat-dong-cua-bo-phan-nao-a35479.html