Trẻ đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách chữa trị ba mẹ cần biết

Trẻ đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng - Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Trẻ đi ngoài ra máu

Trẻ đi ngoài ra máu là bị gì?

Trẻ bị ngoài ra máu là tình trạng có máu xuất hiện trong phân của trẻ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, màu sắc của máu trong phân sẽ có màu sắc khác nhau, có thể có màu đỏ thẩm hoặc đỏ tươi, thậm chí có thể là màu thâm đen. Bên cạnh đó, phân của trẻ còn có thể có đàm nhớt, bọt, mùi hôi bất thường, sưng nóng hậu môn, chán ăn, mệt mỏi, đau quặn bụng,…

Tình trạng đi ngoài ra máu là một biểu hiện nguy hiểm. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc hàng ngày, cha mẹ cần chú ý để phát hiện vấn đề sớm và đưa trẻ đi khám kịp thời, tránh các biến chứng.

Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, do đó, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường ruột dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu (1). Một số bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng này như:

1. Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một bệnh phổ biến trong hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ khiến niêm mạc đường ruột bị tổn thương. Bệnh có thể gây ra bởi sự xâm nhập của tác nhân vi khuẩn shigella hoặc ký sinh trùng Entamoeba Histolytica,…. Các triệu chứng đặc trưng của kiết lỵ gồm đi ngoài nhiều lần (hơn 4 lần/ngày), phân có chứa dịch nhầy, máu, bọt hơi,…Bên cạnh đó, trẻ thường gặp khó khăn và cảm thấy khó chịu khi đi ngoài, thậm chí có thể quấy khóc nhiều.

2. Polyp đại - trực tràng

Polyp đại trực tràng thường xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh vẫn có nguy cơ xảy ra ở trẻ em nếu trẻ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, bị béo phì hoặc có thói quen ăn không lành mạnh.

Đa số polyp lành tính, nhưng nếu số lượng và kích thước polyp ngày càng tăng, chúng có thể gây trở ngại cho hoạt động của ruột. Khi polyp va chạm với sản phẩm tiêu hóa, nó có thể gây tổn thương và chảy máu, dẫn đến việc máu trộn lẫn trong phân. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng tắc ruột ở trẻ.

3. Thiếu vitamin K

Thông thường, các tổn thương nhỏ trong đường ruột do nhiều yếu tố tác động chỉ chảy một ít máu và có thể tự lành. Tuy nhiên, ở trẻ em thiếu hụt vitamin K-vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, tình trạng chảy máu do tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, máu chảy khó kiểm soát, dẫn đến việc máu kết hợp với phân và rò ra ngoài.

Tình trạng thiếu hụt vitamin K thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Do đó, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp đủ lượng sữa cho bé.

4. Lồng ruột cấp tính

Lồng ruột cấp tính là tình trạng một phần ruột bị lộn ngược, chui vào bên trong phần ruột gần kề. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi lúc này, cấu trúc đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện.

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị lồng ruột cấp tính gồm: đau bụng quặn, nôn mửa, phân kèm máu và chất nhầy, khóc ầm ĩ,… Trẻ mắc bệnh cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để tránh những biến chứng nguy hiểm.

5. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm mạn tính trong hệ thống đường ruột, gây ra viêm nhiễm nặng và có thể gây chảy máu trong các mô ruột. Tình trạng viêm này có tác động nghiêm trọng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, và khi kết hợp với chảy máu, trẻ sẽ trở nên kiệt sức và phát triển kém… Bệnh có thể gây biến chứng tử mô ruột, đặc biệt khi trẻ đã xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu..

6. Thương hàn

Thương hàn là một loại bệnh nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa, do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Vi khuẩn này có khả năng xâm nhập và sinh sống trong đường ruột, sau đó lan truyền khắp cơ thể. Các triệu chứng của bệnh gồm: tiêu chảy kèm theo máu trong phân, sốt cao, phát ban toàn thân, đổ mồ hôi bất thường…

Trẻ đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm
Trẻ đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu ở trẻ có thể xảy ra một vài lần do tổn thương niêm mạc gây chảy máu. Tuy nhiên, một số trường hợp kéo dài, chảy máu nhiều sẽ khiến trẻ mất máu, gây xanh xao cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hơn nữa, đây còn có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm nào đó và có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra máu, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà hay tự ý cho trẻ dùng thuốc bởi điều này có thể trở nên nặng hơn và khó tránh được các biến chứng bệnh. (2)

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu

Tùy thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong điều trị đi ngoài ra máu ở trẻ:

Lưu ý, bố mẹ chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ và cần phải tuân theo đúng liều lượng bác sĩ kê toa. Đồng thời, phụ huynh không được tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau. Việc khai báo chính xác các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh, lịch sử ăn uống sẽ giúp quá trình tìm nguyên nhân cũng như lựa chọn phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả hơn.

Chăm sóc trẻ em bị đi ngoài ra máu cha mẹ nên biết

Bên cạnh việc tuân theo các chỉ định điều trị của bác sĩ, bố mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách nhằm giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc trẻ đi ngoài ra máu bố mẹ nên biết:

Trẻ đi ngoài ra máu cần uống đủ nước mỗi ngày
Trẻ đi ngoài ra máu cần uống đủ nước mỗi ngày.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Khi phát hiện trẻ đi ngoài ra máu, tốt nhất, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị sớm và đúng cách. Đặc biệt, khi trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng dưới đây, trẻ cần được đưa đến gặp bác sĩ càng tốt:

Lưu ý, nếu trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra máu kèm theo sốt, đau bụng, nôn mửa,…trẻ cần được đưa đến bệnh viện khẩn cấp bởi đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề như lồng ruột, xoắn ruột, hoặc thủng ruột.

Làm thế nào để phòng ngừa?

Để phòng ngừa tình trạng trẻ đi ngoài ra máu, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trẻ đi ngoài ra máu không phải là một hiện tượng hiếm gặp và có thể gây ra nhiều hệ lụy nặng nề nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị phù hợp. Do đó, nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ hoặc tiêu chảy ra máu, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/di-ve-sinh-ra-mau-cach-chua-a35113.html