Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh mắt lác (lé)

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, có 2-3 triệu người Việt Nam mắc bệnh lác. Bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân, đồng thời gây ra sự tự ti do vấn đề thẩm mỹ đôi mắt. Thêm vào đó, nếu lác xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác có thể gây mất thị lực (nhược thị), mất khả năng nhận thức chiều sâu, khả năng nhìn khoảng cách kém.

1.Mắt lác là gì?

Lác mắt hoặc lé mắt là tình trạng lệch trục nhìn của mắt, khiến hai mắt không thẳng hàng, khi nhìn bị lệch nhau. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Lác mắt có thể lệch vào trong (lác trong), lệch ra ngoài (lác ngoài), hoặc một mắt có thể cao hơn mắt khác (lác trên, lác dưới). Lác mắt có thể dẫn đến thị lực hai mắt giảm, gây ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt và đối với trẻ em, lác mắt còn có thể phát triển thành bệnh mắt lười (Nhược thị).

2.Cơ chế mắt lác

Mắt di chuyển được nhờ 6 loại cơ vận nhãn để điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu bao gồm 4 cơ thẳng (cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài) và 2 cơ chéo (cơ chéo bé, cơ chéo lớn). Để hai mắt có thể nhìn vào một điểm, tất cả các cơ ở mỗi mắt phải hoạt động đồng thời và phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Tuy nhiên khi gặp tình trạng lác, các cơ sẽ hoạt động không đồng nhất làm cho hai mắt không cùng nhìn vào một điểm, hai hình ảnh hai mắt được chuyển đến não bộ. Ở trẻ em, não sẽ loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch hoặc hình ảnh mờ hơn, từ đó trẻ sẽ nhìn thấy hình ảnh của mắt nhìn thẳng hoặc mắt có hình ảnh rõ hơn. Ở người lớn, não bộ không thể loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch nên người bệnh sẽ nhìn đôi.

3.Các nguyên nhân gây mắt lác

Nguyên nhân gây nên tình trạng lé mắt thường được phân chia thành 2 nhóm chính:

3.1 Mắt lác bẩm sinh

Là tình trạng lác mắt xuất hiện ngay khi trẻ mới sinh ra hoặc có những biển hiện trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, thường là do nguyên nhân liệt cơ vận nhãn bẩm sinh.

Khoảng 20% trường hợp lác bẩm sinh có sự liên quan đến yếu tố di truyền. Ngoài ra, các bất thường khi sinh như sinh non hoặc trẻ nhẹ cân cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây lác.

3.2 Mắt lác mắc phải

Là tình trạng lác thứ phát sau khi có các bệnh lý khác:

4. Dấu hiệu/ triệu chứng của bệnh mắt lác

Các dấu hiệu của bệnh mà bạn có thể nhận ra như: hay nheo mắt khi nhìn hoặc vật ở phía trước nhưng vẫn phải liếc mắt.

Các cách kiểm tra:

Bạn đưa cho trẻ một món đồ chơi mà bé thích, quan sát kĩ khi bé nhìn món đồ chơi đó, mắt bé có bị lệch sang một bên không? Nếu có có thể trẻ đã bị lác.

5.Các phương pháp điều trị mắt lác

Quá trình điều trị mắt lác có 3 phương pháp là: điều chỉnh bằng kính, điều trị nhược thị và phẫu thuật để phục hồi sự cân bằng 2 mắt.

5.1. Chỉnh kính:

Tất cả các tật khúc xạ ở trẻ nếu không được đeo kính sớm có thể dẫn đến lé mắt và gây giảm thị lực. Do đó khi phát hiện các tật khúc xạ kèm theo ở trẻ mắt lác, phải cho trẻ được đeo kính đúng độ, lên lịch theo dõi thường xuyên về cả thị lực và độ lác của trẻ.

Với lác trong ở người lớn, đeo kính làm giảm sự cố gắng tập trung và thường làm thẳng mắt. Đôi khi kính hai tròng là cần thiết để có hiệu quả cao hơn. Nếu khi đeo kính, mắt vẫn nhìn chéo đáng kể kéo dài thì phẫu thuật có thể được chỉ định.

Với lác ngoài, mặc dù việc đeo kính, tập luyện, che mắt hoặc dùng lăng kính có thể làm giảm hoặc giúp điều chỉnh mắt nhìn lệch ra ngoài, tuy nhiên, phẫu thuật thường vẫn cần thiết.

5.2. Điều trị nhược thị:

Nhược thị do lác mắt có thể hồi phục tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm. Có nhiều phương pháp điều trị nhược thị như:

5.2.1. Phương pháp bịt mắt: Bịt mắt là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả, đặc biệt với trẻ nhỏ. Có thể bịt mắt bằng miếng băng mắt và băng dính hoặc miếng vải sẫm màu được cắt hình bầu dục, hai đầu có dây quấn quanh đầu. Ở những trẻ đã đeo kính, có thể dùng băng keo đục dán lên mắt kính. Có các kiểu bịt mắt như sau:

Bịt mắt lành: đây là kiểu bịt mắt phổ biến nhất, khi mắt lành bị bịt lại thì mắt lác buộc phải làm việc, do đó thị lực có thể phục hồi. Thời gian bịt mắt phụ thuộc vào độ nhược thị và tuổi bệnh nhân. Có thể bịt từ 3 đến 6 ngày trên tuần. Trong quá trình bịt mắt, đề phòng nhược thị xuất hiện ở mắt bị bịt.

Bịt mắt lác: nếu nhược thị kèm định thị trung tâm, có thể bịt mắt lác liên tục trong nhiều tuần, trong đó bắt đầu tập luyện chỉnh thị.

Bịt mắt luân phiên, mỗi ngày bịt một mắt để tập cân bằng 2 mắt.

Bịt mắt từng lúc: ví dụ như mỗi ngày bịt mắt lành 1 giờ, kết hợp tập luyện mắt lác.

5.2.3. Điều trị chỉnh thị:

Phương pháp này dùng cho trẻ 5 tuổi trở lên chưa được điều trị bịt mắt hoặc bịt mắt mà không hết nhược thị. Các cách có thể thực hiện là:

5.3. Điều trị phẫu thuật

Mổ lác mắt trẻ em hoặc người lớn được thực hiện khi mắt lác không thể điều trị bằng những cách thông thường. Mổ mắt lác cho bé là điều chỉnh các cơ bám trên mắt, giúp mắt thăng bằng, hết lác và không gây nguy hiểm. .

Trong mổ lác mắt, một hoặc nhiều cơ vận động nhãn cầu sẽ được làm tăng cường, yếu đi hoặc chuyển đến vị trí khác để cải thiện hướng nhìn. Mổ lác mắt trẻ em thường được tiến hành như một thủ thuật ngoại trú, thời gian thực hiện khoảng 20-40 phút, bệnh nhân có thể ra về ngay sau cuộc mổ và tái khám theo lịch của bác sĩ.

Bệnh mắt lác là bệnh lý dễ phát hiện, và cần phát hiện sớm nhất là ở lứa tuổi trẻ em. Trẻ em dưới 3 tuổi, phát hiện sớm được bệnh thì sau khi điều trị tỉ lệ thành công lên đến 92%. Ở người lớn, lác mắt thường là một triệu chứng của bệnh hoặc biến chứng của một bệnh lý nền. Nhận biết được các dấu hiệu lác mắt, từ đó có thể phát hiện được các bệnh lý nền hoặc các bệnh gây lác mắt. Nếu bạn hoặc những người xung quanh có yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu mắt lác cần nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để khám và điều trị.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/mat-le-a35030.html