Các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng đông y hiệu quả, an toàn

Trĩ là bệnh lý ngày càng phổ biến do thói quen ăn uống không điều độ, ngồi lâu và sinh hoạt thiếu khoa học. Trĩ mức độ nhẹ đáp ứng hiệu quả với nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ bằng đông y như dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt,… Cùng tìm hiểu cách điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền qua bài viết dưới đây.

Quan niệm y học cổ truyền về bệnh trĩ

Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ nằm trong chứng hạ trĩ. Bệnh là do khí huyết vùng đại trường bị trì trệ, khiến cơ nhục, mạch lạc bị tổn thương, sinh ra chứng huyết ứ. Từ đó làm cho mạch lạc bị phình giãn và sa ra ngoài thành hình búi trĩ. Nhiều bệnh nhân bị trĩ có hiện tượng chảy máu khi đại tiện là do huyết ứ lâu ngày mà ra.

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh trĩ còn do chế độ ăn uống không điều độ, nhiều rượu bia, chất béo,… hoặc do chế độ sinh hoạt lười vận động, ngồi lâu, nhịn vệ sinh,… dẫn tới táo bón, phải rặn nhiều và lâu ngày dẫn tới bệnh trĩ. Ngoài ra, người bệnh sau khi mắc một số bệnh làm rối loạn chức năng các tạng phủ (Can, Tâm, Tỳ, Thận,…) gây khí hư, huyết ứ làm trung khí hư hạ hãm sinh ra hạ trĩ.

Y học cổ truyền phân loại dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh thành các thể:

Dựa vào các thể lâm sàng khác nhau mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp trên từng người bệnh.

Điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền

Châm cứu chữa bệnh trĩ

Châm cứu có tác dụng điều hòa khí huyết trong cơ thể, giữ cho các cơ thành mạch được vững chắc và mạnh mẽ. Các huyệt dùng điều trị bệnh trĩ gồm có:

Tất cả các huyệt trên đều có tác dụng chữa bệnh trĩ, phù hợp với những người có thể trạng kém, an toàn, ít đau đớn và không phải dùng thuốc.

Tuy nhiên, phương pháp châm cứu chỉ có tác dụng chữa bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, những người mới xuất hiện các dấu hiệu trĩ (trĩ nội độ 1, độ 2). Khi trĩ ở mức độ nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn thì châm cứu ít có hiệu quả.

Trường hợp phục hồi sau mổ Thắt trĩ vùng đáy chậu, hậu môn châm huyệt Bạch hoàn du (2 bên); châm loa tai các huyệt phần môn, phổi đoạn dưới, trực tràng.

Xoa bóp bấm huyệt chữa trĩ

Xoa bóp bấm huyệt dùng lực tác động tới các huyệt đạo, từ đó giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Theo đông y, bệnh trĩ sinh ra do tình trạng khí huyết ứ trệ, gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn. Xoa bóp bấm huyệt tác động vào các huyệt vị giúp khí huyết lưu thông, tĩnh mạch giãn ra và cải thiện bệnh trĩ.

Ngoài ra, bấm huyệt còn giúp giảm đau, kích thích tuần hoàn, cải thiện tiêu hoá (hạn chế táo bón) và các vấn đề đường ruột khác.

Ưu điểm của xoa bóp bấm huyệt là an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ có hiệu quả đối với các trường hợp trĩ mức độ nhẹ. Đồng thời, cần lưu ý không áp dụng trong các trường hợp người bệnh có vết thương hở, viêm nhiễm, phụ nữ mang thai, người có vấn đề tim mạch, trường hợp cấp cứu,…

Các huyệt đạo dùng để bấm huyệt trong bệnh trĩ tương tự như châm cứu: huyệt Bách hội, Hợp cốc, Trường cường, Đại chuỳ, Mệnh môn, Tam âm giao, Khí hải, Thừa sơn, Túc tam lý,…

Cách thức thực hiện

Có thể áp dụng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị trĩ - Ảnh: FreepikCó thể áp dụng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị trĩ - Ảnh: Freepik
Có thể áp dụng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị trĩ - Ảnh: Freepik

Bài thuốc uống chữa bệnh trĩ

Một số bài thuốc có tác dụng chữa trĩ như:

Bài thuốc ngâm chữa trĩ

Ngoài thuốc uống, một số thảo dược dùng làm thuốc ngâm cũng có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mà bạn có thể sử dụng như:

Thuốc tán dùng ngoài: Thuốc làm hoại tử rụng trĩ (khô trĩ tán): Thạch tín 20g, Bạch phàn (Phèn chua) 80g, Lưu hoàng (Diêm sinh) 8g, Thần sa 8g, Hùng hoàng 8g. Tất cả tán bột rắc vào trĩ. Bài thuốc này được chỉ định trong điều trị trĩ nội độ 2 - 3.

Thuốc ngâm - xông:

Tuy nhiên khi xông - ngâm cần lưu ý để tránh bỏng.

Thảo dược làm thuốc ngâm có tác dụng chữa bệnh trĩ - Ảnh: Freepik

Lối sống phòng và điều trị bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ điều trị bằng y học cổ truyền sẽ cho hiệu quả cao hơn. Khi bệnh đã chuyển nặng, điều trị không còn hiệu quả, cần can thiệp bằng ngoại khoa.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/phuong-thuoc-chua-benh-tri-a35028.html