Phẫu thuật kết hợp xương là gì? Chỉ định và quy trình thực hiện

Kết hợp xương là phương pháp điều trị gãy xương tối ưu, được ưu tiên sử dụng hiện nay vì những lợi ích sức khỏe cho người bệnh. Phẫu thuật kết hợp xương sử dụng các vật liệu chuyên dụng cơ học để cố định các đầu xương gãy tạo điều kiện cho quá trình liền xương được diễn ra. Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa với thời gian phục hồi nhanh, giúp người bệnh có thể trở lại lao động sớm.

phẫu thuật kết hợp xương

Phẫu thuật kết hợp xương là gì?

Phẫu thuật kết hợp xương là phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định cho những trường hợp gãy xương. Kết hợp xương có thể sử dụng đường mổ mở hoặc đường mổ xâm lấn tối thiểu . Để xác định loại phẫu thuật, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của ổ gãy xương của người bệnh trước khi chỉ định. (1)

Gãy xương là tình trạng chấn thương nghiêm trọng làm xương bị gãy và bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Một số trường hợp còn dẫn đến tổn thương phần mềm, khớp hoặc các dây chằng ở khu vực lân cận.

Có nhiều dạng gãy xương, mỗi dạng cần có những quy trình điều trị chuyên biệt. Một số loại gãy xương phổ biến:

Vì xương có khả năng tự sửa chữa để liền xương, cơ chế này mạnh nhất là ở trẻ em. Do vậy, khi xương được nắn chỉnh và cố định bằng các vật liệu chuyên dụng thì phần xương gãy sẽ được thúc đẩy quá trình liền xương và hỗ trợ phục hồi cải thiện chức năng tại vị trí gãy.

mổ kết hợp gãy cổ xương đùi

Có hai loại mổ kết hợp xương thường gặp:

Chỉ định thực hiện

Các phương pháp kết hợp xương

Kết hợp xương bên trong

Kỹ thuật kết hợp xương bên trong là kỹ thuật sử dụng những vật liệu chuyên dụng như đinh, vít để cố định phần xương gãy về lại vị trí ban đầu. (2)

Phương pháp này gồm 2 loại là mổ mở nắn chỉnh và mổ nắn chỉnh kín:

Bác sĩ sẽ xem xét và đề nghị phương pháp kết hợp xương cho từng người bệnh dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của ổ gãy xương hoặc dựa trên nhu cầu của người bệnh.

Phẫu thuật kết hợp xương bên trong sẽ cố định xương về vị trí ban đầu và cố định lại liên kết giữa hai đầu xương gãy bằng sử dụng những vật liệu chuyên dụng, phổ biến nhất là nẹp vít và đinh nội tủy. Những vật liệu chuyên dụng này đóng vai trò củng cố và làm vững chắc xương tại vị trí ban đầu. Khi phần xương gãy đã lành hoàn toàn, người bệnh có thể yêu cầu tháo bỏ những nẹp vít hoặc đinh này ra khỏi cơ thể hoặc không. Và điều này cũng hoàn toàn không gây hại hay tạo ra tác dụng phụ gì đến sức khỏe của người thực hiện.

kết hợp bằng nẹp vít

Kết hợp xương bằng khung cố định bên ngoài

Phương pháp kết hợp bằng khung cố định bên ngoài thường được sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp với mức độ tổn thương từ IIIA trở lên. Nghĩa là chấn thương có sự tổn thương phần mềm phạm vi rộng hoặc tương ứng với phạm vi của ổ gãy xương. Bên cạnh đó, nếu tình trạng gãy xương đi kèm với nguy nhiễm trùng cao cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật bằng khung cố định bên ngoài.

kết hợp bằng khung cố định bên ngoài

Những ưu điểm của phương pháp kết hợp xương bằng khung cố định ngoài gồm:

Quy trình thực hiện mổ kết hợp xương

Chuẩn bị

Người bệnh sẽ được chụp CT-Scaner hoặc x-quang phần xương gãy và thực hiện đánh giá sức khỏe tổng quan như xét nghiệm máu, đo, huyết áp và điện tâm đồ.

Cần lưu ý rằng, để cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ với ít rủi ro, người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin bệnh sử của mình cùng với các loại thuốc đang sử dụng hoặc đang sử dụng dài hạn cho bác sĩ. Dựa theo những thông tin đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách ngưng thuốc tạm thời.

Ngoài ra, người bệnh cần nhịn ăn và uống (kể cả nước lọc) ít nhất 6 tiếng trước khi thực hiện phẫu thuật để giảm thiểu rủi ro trào ngược thức ăn, sặc trong lúc mổ. Biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tiến hành

Tùy vào vị trí và tình trạng ổ gãy xương và loại phẫu thuật mà quy trình sẽ diễn ra khác nhau. Trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân, gây tê cục bộ hoặc gây tê tủy sống cho người bệnh.

Những vật liệu chuyên dụng như đinh nội tủy, nẹp vít sẽ được chuẩn bị tùy theo tình trạng chấn thương của người bệnh. Bác sĩ sẽ quan sát cấu trúc và vị trí gãy xương bằng màn hình tăng sáng. Đây cũng là phương tiện để bác sĩ có thể kiểm soát và thực hiện thao tác cố định và tái tạo liên kết của các mảnh xương gãy.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường vừa đủ ở vị trí tương ứng với phần ổ gãy xương và thực hiện bóc tách cân cơ để tiến vào ổ gãy xương. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ổ gãy trước khi bắt đầu nắn chỉnh hoặc sử dụng vật liệu chuyên dụng để kết hợp xương.

Tiếp đến, các bác sĩ sẽ thực hiện sắp xếp lại những mảnh xương gãy và cố định chúng bằng những vật liệu chuyên dụng phù hợp với tình trạng người bệnh. Trong quá trình lắp các nẹp vít hoặc đinh nội tủy vào phần xương gãy, phẫu thuật viên cần hết sức cẩn thận để có thể cố định chắc chắn chúng vào phần xương cần được tái tạo liên kết, không bị xê xích. Nếu người bệnh xảy ra trường hợp xương bị lệch ra khỏi vị trí, bác sĩ cũng sẽ tiến hành nắn chỉnh để đưa xương về đúng với vị trí ban đầu.

Sau khi đã thực hiện xong, phẫu thuật viên sẽ khâu lại vết mổ bằng chỉ và quấn băng gạc quanh vùng vết mổ để tránh vết thương bị nhiễm trùng.

bác sĩ tiền hành phẫu thuật

Theo dõi sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật kết thúc, người bệnh và người thân cần chú ý quan sát sức khỏe và phản ứng của bản thân, đặc biệt là vị trí phẫu thuật để có thể xử lý kịp thời nếu biến chứng xảy ra.

Hầu hết các ca phẫu thuật đều có tỷ lệ thành công khá cao. Tuy nhiên, người bệnh cũng không được chủ quan những biến chứng tiềm ẩn có thể mắc phải.

Những biến chứng mà cần cẩn trọng sau khi thực hiện phẫu thuật kết hợp xương gồm:

Không có chế độ dinh dưỡng quá nghiêm ngặt với người phẫu thuật kết hợp xương trong quá trình hậu phẫu. Dù vậy, các chuyên gia y tế khuyến khích người bệnh nên ăn những món dễ tiêu hóa như cháo, sữa trong những ngày đầu hậu phẫu. Và cố gắng bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều canxi để hỗ trợ quá trình lành xương.

Những thực phẩm người bệnh nên ăn gồm: Tôm, sữa, trứng, cua, rau củ quả và các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh và ổi.

Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và các loại thức ăn quá nồng hoặc cay vì chúng có thể làm chậm quá trình lành vết mổ.

Mặt khác, vận động cũng được xem là một trong những phương pháp giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chấn thương. Người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng tại giường trong những ngày đầu để tránh tình trạng bị cứng cơ rồi dần tăng cường thành co duỗi, xoay cơ hoặc gập duỗi cơ. Những động tác này sẽ giúp tuần hoàn tại chi mổ được lưu thông tốt, giảm thiểu biến chứng teo cơ.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Phẫu thuật kết hợp xương là một kỹ thuật có tính hiệu quả cao, độ phục hồi nhanh chóng, được áp dụng cho những trường hợp xương gãy thành nhiều mảnh, lệch khỏi vị trí ban đầu. Tùy vào tình trạng nghiêm trọng của ổ gãy mà bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện mổ mở nắn chỉnh hoặc mổ nắn chỉnh kín. Đây là một kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn và tay nghề của phẫu thuật viên cao. Tuy vẫn tiềm ẩn những biến chứng trong quá trình hậu phẫu.

Đến nay, rủi ro xảy ra trong phẫu thuật là khá hiếm gặp, đa phần các ca kết hợp xương đều có tỷ lệ thành công khá cao. Người bệnh cần tuân theo đúng những chỉ định và yêu cầu chăm sóc vết thương cũng như chế độ dinh dưỡng của bác sĩ, kết hợp với tập vật lý trị liệu phù hợp để hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng xương.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/can-xuong-la-gi-a34819.html