Ung thư phổi không phải dấu chấm hết

2 năm kể từ khi nghi ngờ, tầm soát, phát hiện và điều trị thành công căn bệnh ung thư phổi đối với cô L.T.Bình (70 tuổi, TpHCM) là cả một quãng đường gian nan. Để vượt qua hành trình gian truân ấy, bệnh nhân không chỉ cần sự chăm sóc tốt từ y tế, mà họ cần cả lòng kiên trì và một niềm tin mạnh mẽ.

Hành trình tìm kiếm Hy Vọng

Tính đến 2021 đã qua hơn 9 năm kể từ ngày cô L.T.Bình điều trị thành công căn bệnh ung thư phổi, loại không tế bào nhỏ. Cô cho biết sức khỏe của mình hiện rất ổn định và vẫn đang trực tiếp đảm nhận nhiều công việc cùng lúc. “Sắp tới tôi sẽ về quê ở miền Trung sắp xếp một số công việc, trước khi trở lại Đồng Nai để tiếp tục các dự án giảng dạy thiện nguyện trong nhiều tháng”, cô Bình vui vẻ chia sẻ lịch trình tất bật sắp tới của mình.

Cô L.T.Bình vui vẻ với cuộc sống hằng ngày sau điều trị ung thư.
Cô L.T.Bình vui vẻ với cuộc sống hằng ngày sau điều trị ung thư.

Quay lại thời gian cuối năm 2011, do tiền sử gia đình từng có người mắc ung thư phổi nên cô Bình đã chủ động đi khám bệnh và tầm soát. Thông qua chẩn đoán hình ảnh các bác sĩ nghi ngờ cô mắc bệnh ung thư phổi. Cô Bình chia sẻ: “Ban đầu tôi cũng bàng hoàng lắm, từ từ mới bình tâm lại vì nghĩ, ai rồi cũng phải có lúc không còn khỏe nữa”. Lấy lại bình tĩnh, cô tìm đến kiểm tra tại một bệnh viện khác lớn hơn và dự kiến sẽ điều trị tại đây. Nhưng khi nhìn thấy tình trạng quá tải của bệnh viện, cô cảm thấy bất an và quay trở về nhà định từ bỏ, không điều trị nữa.

Nhờ sự động viên, hỗ trợ hết lòng từ người nhà, cô Bình quyết định tìm đến Bệnh viện FV để kiểm tra lại và xem xét việc điều trị tại đây. Trước hết là vì môi trường thăm khám tại đây làm cô cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm. Hơn nữa, biết đến Bệnh viện FV thông qua quá trình chăm sóc, thăm viếng nhiều người quen, cùng với một vài cơ duyên ngoài đời sống khiến cô ấn tượng tốt với FV.

Xem qua tất cả hồ sơ mà cô Bình cung cấp, điều trị trực tiếp khi ấy, các bác sĩ tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng đã chỉ định chụp CT scan liều thấp để kiểm tra lại chắc chắn kết quả. Các bác sĩ phát hiện cô có một khối bướu ở vùng ngoại biên của phổi, nên tiếp tục chỉ định sinh thiết lấy mẫu. Vào thời điểm này, ở hầu hết các bệnh viện trong nước, việc lấy mẫu sinh thiết được thực hiện hoặc bằng phương pháp nội soi qua đường thở với khối bướu ở vùng trung tâm, hoặc phẫu thuật lồng ngực đối với khối bướu ở ngoại biên của phổi. Lúc đó, Bệnh viện FV đã áp dụng kỹ thuật sinh thiết xuyên thành (dùng kim nhỏ đâm xuyên qua thành ngực tới vị trí khối bướu để lấy mẫu mô). Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu so với phương pháp phẫu thuật lấy mẫu đang phổ biến tại Việt Nam lúc bấy giờ.

Sau khi chẩn đoán xác định cô Bình mắc ung thư phổi ở giai đoạn sớm, thông qua hội chẩn đa chuyên khoa giữa Trung tâm Hy Vọng và Khoa Ngoại của FV, các bác sĩ đã đưa ra chỉ định phẫu thuật cho cô.

Niềm tin - vũ khí chính để chiến đấu với bệnh tật.

Cô L.T.Bình chia sẻ: “Sau phẫu thuật, đau là điều đáng sợ nhất. Nhưng các bác sĩ giải thích rất chi tiết và cũng giúp tôi cách giảm đau, đồng thời sự chăm sóc của các chị điều dưỡng đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong những ngày sau đó”. Sinh thiết sau khi mổ, bác sĩ cho biết đã loại bỏ các tế bào ung thư, nhưng để đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra tốt thì cô cần phải thường xuyên theo dõi. Ban đầu là cách tháng, tiếp theo là cách 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, cuối cùng là thăm khám hàng năm cho đến hiện nay.

Sau 9 năm, cô vẫn nhớ ấn tượng đầu tiên khi đến FV điều trị ung thư, chính như cái tên của trung tâm - Hy Vọng. Cô Bình nói: “Thay vì chỉ thấy chữ ung thư không nó làm mình bàng hoàng quá, cái tên Hy Vọng cùng sự trang hoàng màu sắc của khu phòng khám ở trung tâm làm người đang bệnh như tôi cũng thấy khỏe hơn”. Khi con người đối mặt với bệnh tật ai cũng cần phải có tinh thần tốt để có thể vượt qua. Tinh thần có thể tìm được từ nhiều điều xung quanh như lời động viên, nghĩ đến những công việc mình cần phải làm, hay đơn giản chỉ là không gian, cảnh trí yên tĩnh, hình ảnh làm việc nhiệt tình của mọi người nơi mình đến chữa bệnh.

Ấn tượng của cô L.T.Bình về nơi điều trị cho mình chính là tên gọi của Trung tâm - Hy Vọng
Ấn tượng của cô L.T.Bình về nơi điều trị cho mình chính là tên gọi của Trung tâm - Hy Vọng

Những bệnh nhân ung thư, thường mang một cảm giác hoang mang, lo lắng trên suốt hành trình điều trị. Nhưng để có thể vượt qua, cô Bình cho biết phải cần một niềm tin thật mạnh mẽ: “Niềm tin của tôi đến từ tôn giáo, từ sự quan tâm của gia đình, người thân và một điều nữa là niềm tin vào bạn bè”. Cô Bình luôn quan niệm, trong quá trình điều trị ung thư, các bác sĩ chính là những người bạn đồng hành thân thiết đối với mình, họ được trao gửi cho tài năng, sự hiểu biết vượt trội để có thể làm được công việc chữa bệnh, do vậy phải đặt niềm tin vào những người bạn này để vừa khích lệ họ, vừa củng cố tinh thần cho chính mình. Có lẽ sức mạnh nội tại đó, đã giúp cô vượt qua giai đoạn điều trị đầy khó khăn, gian nan nhưng vẫn giữ được sự lạc quan, vui vẻ.

Triết gia Platon từng nói: “Chúng ta được vũ trang hai lần nếu chúng ta chiến đấu với niềm tin”. Bằng tất cả niềm tin, sự nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp của các bác sĩ, đặc biệt là từ Trung tâm Hy Vọng, cô L.T.Bình đã tập hợp đủ sức mạnh và những người bạn đồng hành cần thiết, để chiến thắng căn bệnh ung thư phổi và tìm lại cuộc sống tươi đẹp trong gần 10 năm nay.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/bac-si-chua-ung-thu-phoi-gioi-a34499.html