Nhận biết bệnh ghẻ xốn và cách điều trị

Tác nhân gây bệnh ghẻ xốn là ký sinh trùng ghẻ. Loại ký sinh trùng này thường tồn tại trong môi trường ô nhiễm, không được vệ sinh sạch sẽ. Để điều trị ghẻ xốn hiệu quả nhất, người bệnh cần nhận biết được triệu chứng của bệnh từ sớm.

Bệnh ghẻ xốn là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu cách trị ghẻ xốn, bạn cũng cần biết ghẻ xốn là bệnh gì. Ghẻ xốn là bệnh truyền nhiễm da liễu do một loại ký sinh trùng gây nên. Loại ký sinh trùng này thường xâm nhập vào lớp thượng bì của da và sinh sôi, phát triển nhanh chóng gây ra những biểu hiện bệnh cụ thể.

Nhận biết bệnh ghẻ xốn và cách điều trị 1Bệnh ghẻ xốn là bệnh ngoài da do ký sinh trùng xâm nhập vào lớp thượng bì

Khác với các loại ký sinh trùng ghẻ khác, ký sinh trùng gây ghẻ xốn không đào hang trên da để lại những rãnh ghẻ mà trực tiếp xâm nhập và sâu dưới lớp sừng của da, đẻ trứng và phát triển rất nhanh về mặt số lượng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng con ghẻ sẽ chết trong vòng vài ngày sau khi sinh sản trong lớp sừng của da.

Ký sinh trùng gây ghẻ xốn có tên là Sarcoptes scabiei var Hominis có hình dáng dạng bầu dục, mặt lưng hơi phồng lên và trên lưng có rất nhiều lông cứng. Con ghẻ cái có 4 cặp chân và không có đầu, không có mắt nhưng lại có bộ phận tương tự miệng nhô ra khỏi thân, được gọi là đầu giả. Thông thường, con ghẻ cái có kích thước lớn hơn so với con ghẻ đực.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ xốn

Ghẻ xốn có thể lây nhiễm qua 2 con đường chính là lây nhiễm trực tiếp qua việc tiếp xúc với người bệnh và lây nhiễm gián tiếp khi mặc chung quần áo, sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, giường, chăn, gối,... Ký sinh trùng lây lan rất nhanh và chỉ cần bị lây 1 con ghẻ cái, trong vòng 2 - 3 tuần, số lượng con ghẻ trên da phát triển hơn gấp nhiều lần. Đây cũng là lý do bệnh ghẻ xốn rất dễ phát triển thành dịch bệnh nếu không được điều trị, phòng tránh và cách ly hiệu quả.

Con ghẻ phát triển trên da bắt đầu từ bước đào hầm. Từ sau khi con cái thụ tinh thành công sẽ bắt đầu đào hầm đến lớp sừng dưới da, mỗi ngày có thể đào được khoảng 2 - 3mm. Đường hầm này được đào dưới lớp biểu bì của da, nằm giữa lớp sừng với lớp hạt của da. Đường hầm do ký sinh trùng gây ghẻ xốn là dạng đường hầm thẳng đứng, nhỏ, khó thấy được túi xác do con ghẻ lột ra. Vì đường hầm dạng đứng nên khác với những dạng ghẻ khác, dấu hiệu nhận biết ghẻ xốn không có rãnh ghẻ trên da.

Sau khi đào hầm, con ghẻ cái sẽ tiến hành đẻ 3 - 5 trứng vào đường hầm và trứng nở sau khoảng 3 - 7 ngày. Tốc độ trưởng thành, đẻ trứng và trứng nở của ký sinh trùng rất nhanh nên tốc độ phát triển bệnh cũng nhanh, lây lan rộng trên da trong thời gian ngắn.

Nhận biết bệnh ghẻ xốn và cách điều trị 2Ký sinh trùng gây bệnh ghẻ xốn

Triệu chứng khi bị ghẻ xốn

2 - 3 tuần đầu khi nhiễm bệnh ghẻ xốn, bệnh không gây triệu chứng nào trên da. tuy nhiên khi phát triển đến một mức độ nhất định, số lượng con ghẻ nhiều, người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua một số triệu chứng phổ biến như:

Tổn thương đặc trưng mà con ghẻ gây nên trên da thường là ở vùng da mềm, mỏng, thuận lợi cho ký sinh trùng đào hang và đẻ trứng, sinh sôi phát triển. Những vị trí trên cơ thể dễ bị ký sinh trùng ghẻ xốn tấn công nhất là kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, nếp gấp ở mặt trong cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trước nách, rốn, quanh cơ quan sinh dục, ngực, mông, mặt trong của đùi,...

Cách trị bệnh ghẻ xốn

Theo các chuyên gia y tế, ký sinh trùng rất khó điều trị dứt điểm vì chỉ cần sót lại 1 trứng của con ghẻ cũng có thể khiến bệnh ghẻ xốn tái phát, gây tổn thương da nghiêm trọng hơn vì tổn thương lần trước chưa kịp phục hồi. Cách trị ghẻ xốn cần giải quyết được các vấn đề gồm loại bỏ cái ghẻ đang tồn tại trên khắp cơ thể, điều trị triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh, tránh tối đa nguy cơ lây lan sang những người xung quanh.

Trước khi tiến hành điều trị ghẻ xốn khoảng 3 - 4 ngày cần tổng vệ sinh nơi ở, phòng ngủ, quần áo, đồ dùng cá nhân hàng ngày, vật dụng thường dùng,... Bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân ghẻ xốn thuốc điều trị đầu tay là thuốc permethrin bôi ngoài da hoặc thuốc Ivermectin trong 7 - 14 ngày để diệt ký sinh trùng, bao gồm cả ấu trùng và trứng của con ghẻ.

Ngoài những loại thuốc diệt nấm, diệt ký sinh trùng, người bệnh còn có thể được kê đơn thêm thuốc kháng sinh, kháng nấm đường uống để tăng cường điều trị từ bên trong, hạn chế ký sinh trùng tiếp tục lây nhiễm sang những vùng khác trên cơ thể.

Nhận biết bệnh ghẻ xốn và cách điều trị 3Điều trị ghẻ xốn cần kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi

Phòng tránh ghẻ xốn tái nhiễm

Sau khi điều trị ghẻ xốn bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm bệnh nếu trong đồ dùng sinh hoạt, quần áo, chăn gối,... vẫn còn tồn tại ký sinh trùng, ấu trùng hoặc trứng của chúng. Để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh và lây lan sang người xung quanh, bệnh nhân cần:

Mong rằng những thông tin có trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh ghẻ xốn cũng như cách điều trị ghẻ xốn hiệu quả nhất. Nếu nhận thấy biểu hiện ngứa nhiều về đêm, da nổi mẩn, mụn nước,... bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cach-tri-ghe-tren-dau-tai-nha-a34374.html