Hướng dẫn chụp ảnh vùng ngực sau điều trị gửi cho bác sĩ chẩn đoán

Gửi ảnh vùng ngực sau điều trị cho bác sĩ giúp chẩn đoán sớm tình trạng vết thương, quan sát quá trình hồi phục cũng như phát hiện các biến chứng nguy hiểm. Vậy chụp ảnh vùng ngực như thế nào? Cần lưu ý gì khi chụp? Bài viết sau của bác sĩ CKI Nguyễn Ngọc Khánh, khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ hướng dẫn một số lưu ý khi tự chụp ảnh vùng ngực, mời bạn đọc theo dõi.

chụp ảnh vùng ngực

Tại sao cần chụp ảnh vùng ngực sau điều trị?

Chụp ảnh vùng ngực sau điều trị giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng vết thương hoặc vết mổ trên vùng ngực của người bệnh. Việc gửi 1 bức ảnh rõ ràng còn giúp bác sĩ nhìn rõ cách vết thương lành hoặc phát hiện sớm các bất thường khác.

Hướng dẫn cách chụp ảnh vùng ngực sau điều trị

Một số hướng dẫn về vị trí cũng như một số mẹo khi chụp ảnh vùng ngực sau điều trị, cụ thể như sau:

1. Chụp ảnh

Bức ảnh được gửi nên chụp rõ phía trước của cả 2 vú. Ảnh chụp từ vai xuống gần phần trên của rốn (xem hình bên dưới). Người bệnh có thể cần người hỗ trợ chụp ảnh.

cách chụp ảnh vùng ngực
Ảnh cho thấy phía trước của cả 2 vú, từ vai đến gần phần trên của rốn.

2. Vị trí chụp ảnh

Người bệnh nên đứng trước 1 phông nền sạch và có màu sắc đồng nhất, chẳng hạn như một bức tường hoặc cửa.

Khoảng cách từ phông nền đến máy ảnh khoảng 0,6m.

Đặt điện thoại hoặc máy ảnh sao cho bức ảnh được chụp có bề ngang rộng hơn so với chiều cao (ảnh ngang).

3. Mẹo khi chụp ảnh

Tốt nhất người bệnh nên chụp ảnh ở cùng một nơi với cùng một cường độ ánh sáng và phông nền cho mỗi lần chụp. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng so sánh vết thương/vết mổ vú của người bệnh qua các tấm ảnh khác nhau.

Nếu đang sử dụng điện thoại, người chụp nên nhìn vào khu vực đang chụp ảnh trên màn hình, chạm vào màn hình để lấy nét những khu vực cần thiết để hình ảnh thêm rõ ràng. Chụp ảnh vùng ngực khi đã chuẩn bị sẵn sàng và chụp tất cả các góc mà bác sĩ yêu cầu.

Kiểm tra từng bức ảnh để đảm bảo ảnh rõ ràng, sắc nét. Nếu bất kỳ bức ảnh nào trông mờ mờ hoặc không hiển thị đúng khu vực, có thể chụp lại và tránh chỉnh sửa ảnh.

chụp ảnh vùng ngực sau điều trị
Chụp ảnh vùng ngực sau điều trị giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng vết thương hoặc vết mổ trên vùng ngực của người bệnh.

Những lưu ý khi chụp ảnh vùng ngực tại nhà

Những lưu ý khi chụp ảnh vùng ngực tại nhà như [1]:

Đối tượng chỉ định chụp ảnh vùng ngực để chẩn đoán

Chụp ảnh vùng ngực để chẩn đoán được chỉ định khi người bệnh có vết thương hoặc vừa phẫu thuật. Nhờ đó giúp bác sĩ đánh giá kết quả phẫu thuật, quá trình lành vết thương cũng như các biến chứng bất thường (nếu có). Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dựa vào hình ảnh để chẩn đoán, chỉ định phương pháp hoặc thủ thuật phù hợp khi người bệnh có vết thương ở ngực.

hướng dẫn chụp ảnh vùng ngực
Người bệnh nên thực hiện tốt những lưu ý trong quá trình chụp để cung cấp cho bác sĩ hình ảnh chất lượng tốt nhất.

Hình ảnh vùng ngực có thể phát hiện được gì?

Hình ảnh vùng ngực giúp bác sĩ phát hiện:

Ngoài ra, hình ảnh vùng ngực giúp phát hiện dấu hiệu của ung thư nhờ các triệu chứng như:

Nên chụp ảnh vùng ngực gửi bác sĩ lúc nào?

Nên chụp ảnh vùng ngực gửi bác sĩ khi bác sĩ khoa Ngoại Vú chỉ định. Tuy nhiên, thời gian tốt nhất để chụp ảnh vùng ngực gửi bác sĩ là khoảng 3-5 ngày sau khi bắt đầu có kinh. Thời điểm này ngực không còn mềm hoặc sần sùi trong chu kỳ hàng tháng.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, làm việc phối hợp đa chuyên khoa như: Ngoại Vú - Chẩn đoán hình ảnh - Nội khoa Ung thư - Giải phẫu bệnh, mang đến nhiều cơ hội điều trị tốt cho người bệnh không may mắc ung thư vú cũng như các bệnh lành tính khác.

  1. Xây dựng phác đồ điều trị: Cập nhật các hướng dẫn trên thế giới, phác đồ tiên tiến để ứng dụng. Chi tiết cụ thể cho từng nhóm bác sĩ lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ giải phẫu bệnh.
  2. Chuẩn mực các quy trình: Tư vấn phòng ngừa, tầm soát, chẩn đoán, điều trị, theo dõi sau điều trị, tạo hình thẩm mỹ.
  3. Kết hợp đa mô thức
    • Bác sĩ lâm sàng: phẫu trị, hóa trị, xạ trị, tư vấn tâm lý, tạo hình thẩm mỹ.
    • Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh can thiệp chuyên về vú: nhũ ảnh, siêu âm và MRI vú.
    • Bác sĩ giải phẫu bệnh: giải phẫu bệnh, sinh học, di truyền, hoá mô miễn dịch và XN gen.
  4. Hội chẩn đa chuyên khoa
  5. Tư vấn cho người bệnh
    • Kế hoạch chẩn đoán và điều trị chi tiết.
    • Chi phí.
    • Dịch vụ hỗ trợ đi kèm: ăn ở, sinh hoạt để bệnh nhân chọn lựa và đưa ra quyết định.

Tóm lại, chụp ảnh vùng ngực sau điều trị giúp bác sĩ theo dõi được quá trình phục hồi vết thương cũng như phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên thực hiện tốt những lưu ý trong quá trình chụp để cung cấp cho bác sĩ hình ảnh chất lượng tốt nhất.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/vu-to-anh-a33990.html