Sò lông là loại sò có 2 mảnh có hình dáng gần giống với sò huyết, chúng sống tập trung chủ yếu ở những vùng biển nhiệt đới. Ở nước ta, sò lông được phân bố chủ yếu ở khu vực miền Trung như: Huế, Kiên Giang,.. Sò lông với phần thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Một trong những số đó phải nhắc đến gỏi sò lông, đặc sản của Rạch Giá, Kiên Giang. Cùng Làng Chài Xưa khám phá những cách làm gỏi sò lông nổi tiếng ở đây xem có gì ngon mà nhiều người lại mê đến vậy.
Bước 1: Sơ chế sò lông
Sò lông sau khi mua về, bạn đổ ra ngâm với nước muối pha loãng. Cắt thả thêm vào thau nước muối khoảng 2 trái ớt và 1 vài lát chanh để sò nhả sạch cát và chất dơ trong miệng ra.
Ngâm khoảng 1 tiếng thì vớt ra, rửa sạch lại vài lần với nước sạch.
Bước 2: Luộc, ướp sò lông
Bắt nồi nước lên bếp đun sôi, khi nước bắt đầu sôi thì cho sò lông vào luộc cùng với vài lát gừng mỏng. Luộc lửa lớn đến khi sò mở hết miệng thì tiến hành vớt ra, để nguội.
Tiếp đến, bạn tách tay lấy phần thịt bên cho vào một cái bát. Nêm thêm vào bát 10gr đường cát trắng và ít nước cốt chanh. Dùng đũa trộn đều, để sò nghĩ trong vòng 10 phút cho thấm gia vị.
Bước 3: Sơ chế những nguyên liệu khác
Rau muống mua về nhặt thành từng khúc vừa ăn, lưu ý bỏ hết phần lá. Tiếp đến mang rau đi rửa sạch lại với nước, vớt ra, để ráo nước.
Chuẩn bị một cái thau nhỏ cho 100ml nước lọc, 50ml giấm ăn, 30gr đường trắng vào khuấy đều cho tan. Cuối cùng cho rau muống nhặt sạch vào ngâm từ 2-3 tiếng cho giòn hơn.
Hành tây mua về lột bỏ phần vỏ ngoài, rửa sạch với nước, cắt mỏng. Chuẩn bị một ít nước đá, thả hành tây vào ngâm 10-15 phút cho giòn.
Ớt sừng nhặt bỏ phần cuống, rửa sạch, loại bỏ hạt, cắt sợi mỏng. Tắc rửa sạch, cắt lát. Rau húng quế nhặt lấy lá nguyên, rửa sạch, cắt nhuyễn.
Cà rốt bào sạch phần vỏ ngoài, rửa sạch với nước, cắt sợi nhỏ vừa ăn. Nấm tuyết mua về đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút thì vớt ra, rửa sạch lại với nước.
Tiếp theo, bạn cắt nấm thành miếng vừa ăn và luộc nhanh trong nước sôi 2 khoảng 2 phút thì vớt ra. Làm như vậy nấm sẽ chín những vẫn giữ được độ giòn, ngon riêng.
Xem ngay thêm các công thức món ăn ngon cho gia đình bạn: https://langchaixua.com/category/cau-chuyen-nuoc-mam/
Bước 4: Pha nước mắm trộn gỏi sò lông
Bắt nồi lên bếp, cho vào nồi 80ml nước mắm nguyên chất, 150gr đường cát trắng, và phần nước cốt tắc đã chuẩn bị sẵn vào. Bật bếp, dùng đũa khuấy đều hỗn hợp cho đến khi đường tan, hạ lửa nhỏ tiếp tục khuấy cho đến khi hỗn hợp nước mắm bắt đầu keo lại.
Tắt bếp, đổ hỗn hợp nước mắm ra chén, để nguội. Cho tỏi ớt băm nhuyễn, ớt bột, và rau húng lủi cắt nhuyễn đã chuẩn bị sẵn vào khuấy đều.
Bước 5: Trộn gỏi
Cho hết phần sò lông đã ướp ở bước trên vào thau nhỏ rồi lần lượt cho các nguyên liệu: cà rốt, rau muống, củ kiệu, ớt cắt sợi, nấm tuyết và tắc cắt lát vào cùng. Dùng tay trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.
Rưới phần nước mắm vừa pha lên trên, tiếp tục dùng tay trộn đều cho nguyên liệu thấm đều gia vị. Trộn càng đều tay thì gỏi càng ngon, vừa trộn vừa bóp nhẹ cho các nguyên thấm gia vị dễ hơn.
Bước 6: Thành phẩm
Gỏi sò lông chua ngọt thấm đẫm gia vị kích thích vô cùng, ăn cùng với một ít bánh đa nữa thì ngon gì bằng đúng không nào! Thịt sò lông giòn giòn, hơi chua chua vị chanh ăn hoài không ngán.
Bước 1: Sơ chế sò lông
Sò lông sau khi được mua ở chợ về, đổ ra ngâm trong nước muối loãng từ 2-3 tiếng cho sò nhả hết cát và chất dơ trong miệng ra. Xả sạch lại vài lần với nước ,dùng bàn chải chà sạch phần dơ và rêu bám trên vỏ.
Sò sau khi được làm sạch cho vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt là được. Bắt lên bếp nấu sôi khoảng 10 phút cho đến khi há miệng thì tắt bếp. Đổ ra rổ đợi nguội thì tách lấy phần thịt bên trong.
Bước 2: Sơ chế rau củ
Rửa sạch cà chua và dưa leo với nước, sau đó thả vào ngâm trong thau nước đá khoảng 10 phút. Làm như vậy, khi bóp gỏi dưa và cà vẫn sẽ giữ được độ giòn và tươi tự nhiên.
Dưa leo cắt thành từng khúc vừa ăn, cà chua thì bạn có thể chẻ đôi hoặc tư tùy thích.
Tắt mua về rửa sạch, cắt đôi, loại bỏ hạt rồi vắt lấy nước. Ớt chỉ thiên lặt bỏ phần cuống, rửa sạch với nước, loại bỏ hạt rồi mang đi băm nhuyễn.
Ngò rí nhặt bỏ đi phần lá úa, cắt bỏ phần gốc, rửa sạch với nước, cắt thành từng khúc vừa ăn.
Bước 3: Pha nước mắm trộn gỏi
Để pha nước mắm trộn gỏi ngon, đầu tiên bạn cần chuẩn bị một cái chén nước mắm khoảng 2 muỗng. Cho thêm vào chén 2 muỗng canh đường và ½ phần ớt băm nhuyễn. Dùng muỗng trộn đều hỗn hợp đến khi đường tan hết.
Bước 4: Xào sò lông
Bắt chảo lên bếp, cho vào chảo khoảng 2 muỗng dầu ăn, dầu nóng cho tỏi và ớt băm nhuyễn vào phi thơm. Tiếp đến, bạn cho hết phần sò lông đã sơ chế vào đảo đều.
Nêm thêm vào chảo ½ muỗng đường, ½ muỗng muối, 1 muỗng canh dầu hào. Đảo đều tay trong vòng 3 phút cho hào thấm gia vị thì tắt bếp để nguội.
Bước 5: Tiến hành trộn gỏi sò lông dưa leo
Cho dưa leo, cà chua và sò lông xào sẵn vào thau nhỏ, dùng tay trộn đều các nguyên liệu vào với nhau. Rưới từ từ hỗn hợp nước mắm pha sẵn vào, vừa rưới vừa dùng tay trộn đều cho các nguyên liệu thấm gia vị.
Cuối cùng, bạn cho ngò rí nêm nếm và trộn thêm lần nữa có thể mang ra thưởng thức.
Bước 6: Thành phẩm
Một đĩa gỏi sò lông dưa leo tràn ngập topping là một gợi ý sáng giá cho ngày chủ nhật của bạn. Cuối cùng còn gì sướng bằng việc vừa ăn gỏi, vừa xem bộ phim mà mình yêu thích nhất đúng không nào?
Để gỏi sò lông tươi và ngon hơn thì bạn phải đảm bảo được độ tươi của sò, dưới đây là những mẹo giúp bạn phân biệt đâu là sò tương:
Gỏi sò lông Rạch Giá, Kiên Giang nổi tiếng với độ tươi ngon, hương vị đậm đà mà không nơi nào có được. Sò tươi giòn kết hợp với các loại rau củ và gia vị tạo nên hương vị thơm ngon, độc đáo. Hy vọng với 2 cách làm gỏi sò lông mà mình vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm một món ăn ngon cho mâm cơm thêm phần đa dạng. https://langchaixua.com/ chúc bạn thành công với công thức trên.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/goi-so-long-chua-ngot-a33629.html