Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn nhịp tim có thể vô hại hoặc có đôi khi lại rất nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ. Vậy rối loạn nhịp tim ở trẻ em là gì? Theo chân Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay nhé.

Tổng quan về tình trạng rối loạn nhịp tim ở trẻ

Trên thực tế, rối loạn nhịp tim không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn có thể xảy ra ở trẻ em. Khi bị rối loạn nhịp tim, tim trẻ có thể đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc không đều. Hậu quả là ảnh hưởng đến hiệu quả bơm máu của tim từ đó khiến cho não, phổi cùng các cơ quan khác trong cơ thể không được cung cấp đủ máu để hoạt động và rất dễ bị tổn thương.

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em được phân loại dựa trên vị trí khởi phát tình trạng này ở tâm thất hay tâm nhĩ hoặc liên quan đến việc tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều.

Dưới đây là một số loại rối loạn nhịp tim, bạn đọc có thể tham khảo:

Có thể thấy rằng, có rất nhiều dạng rối loạn nhịp tim, các rối loạn này có thể xảy ra đơn lẻ, vô hại và không cần điều trị, song trong một số trường hợp lại vô cùng nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em có thể xuất hiện do phản ứng với các yếu tố bên ngoài như nhiễm trùng, sốt hoặc một số loại thuốc, song cũng có thể do các tổn thương thực thể tại tim, điển hình là khuyết tật tim bẩm sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhịp tim của trẻ có thể bị thay đổi trong một thời gian ngắn do trẻ chơi đùa, quấy khóc. Chính vì thế, khi trẻ có các biểu hiện bất thường về nhịp tim, cha mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa tim mạch nhi để thăm khám.

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 1Rối loạn nhịp tim ở trẻ em có thể xuất hiện do phản ứng với các yếu tố bên ngoài

Một số triệu chứng rối loạn nhịp tim thường gặp ở trẻ

Trên thực tế, một số bệnh nhi có rối loạn nhịp tim nhưng lại không biểu hiện ra bất cứ triệu chứng nào. Một nhóm trẻ khác lại có một số triệu chứng như:

Các bác sĩ nhi khoa chỉ ra rằng, các triệu chứng của rối loạn nhịp tim ở trẻ em thường không điển hình và đặc biệt là rất dễ bị bỏ sót. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Tại đây, trẻ sẽ được thăm khám và bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cũng như tư vấn hướng điều trị cho trẻ (nếu cần).

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 2Mệt mỏi và quấy khóc có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ có rối loạn nhịp tim

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị sớm rối loạn nhịp tim ở trẻ em sẽ giúp trẻ tránh được các vấn đề sức khỏe không đáng có.

Chẩn đoán

Khi đưa trẻ đến gặp bác sĩ, bạn đầu, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử sức khỏe của bé và gia đình, tiếp đó là thăm dò các dấu hiệu và triệu chứng trên lâm sàng mà trẻ gặp phải đồng thời kết hợp kiểm tra cận lâm sàng để xác định chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim ở trẻ.

Một số thăm dò cận lâm sàng bác sĩ có thể chỉ định bao gồm:

Điều trị

Căn cứ vào sức khỏe chung của trẻ, nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của rối loạn nhịp tim trẻ gặp phải mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Một số trẻ chỉ cần theo dõi, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Song bên cạnh đó, một số trường hợp khác lại cần phải điều trị bằng thuốc, thậm chí là can thiệp như:

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 3Sử dụng thuốc là một trong các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em

Các biện pháp phòng rối loạn nhịp tim ở trẻ em

Nếu trẻ có nguy cơ cao mắc rối loạn nhịp tim, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 4Cha mẹ nên đưa trẻ đi tái khám định kỳ

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề rối loạn nhịp tim ở trẻ em mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, cha mẹ sẽ có thêm một lượng kiến thức lớn về chăm sóc bé. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và bình an.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/roi-loan-nhip-tim-o-tre-em-a33512.html