[ToMo] Cách Săn Công Việc Thực Tập "Xịn" Cho Sinh Viên Đại Học - YBOX

7 lý do để sinh viên tìm công việc thực tập

Khi hỏi bất kỳ sinh viên nào đã tìm được công việc thực tập, bạn sẽ nhận được một câu trả lời rằng: tìm công việc đúng ngành nghề thật là khó, nhưng điều đó cũng đáng.

Trước khi đào sâu tìm hiều cách thức có được một công việc thực tập, hãy xem xét tầm quan trọng của một công việc thực tập. Không thể phủ nhận lợi ích tài chính mà công việc thực tập mang lại, nó còn cung cấp những kinh nghiệm có giá trị giúp xây dựng nền tảng chuyên môn vững chắc khi bạn bước vào con đường tìm đến sự nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn sau khi tốt nghiệp, có tiềm năng kiếm thêm thu nhập cao hơn, và một mạng lưới kết nối có thể đem lại lợi ích cho bạn trong nhiều năm.

[ToMo] Cách Săn Công Việc Thực Tập "Xịn" Cho Sinh Viên Đại Học - YBOX

1. Một cuộc thực tập có thể dẫn bạn đi đến một công việc: Theo một báo cáo về thực tập và phối hợp khảo sát vào năm 2019 từ Hiệp hội quốc gia về các trường đại học và người sử dụng lao động (The National Association of College and Employers - NACE), 70,4% sinh viên được mời làm việc sau khi thực tập.

2. Một công việc thực tập ở trường đại học có thể giúp bạn có được một sơ yếu lý lịch tốt: NACE cũng báo cáo rằng những sinh viên thực tập đúng chuyên ngành là một trong những đối tượng hàng đầu mà nhà tuyển dụng để mắt đến. Thậm chí điều này còn quan trọng hơn là chuyên ngành học của sinh viên.

3. Thực tập có thể là một phép thử cho sự nghiệp: Bạn có thể choáng ngợp trước sự khác nhau giữa công việc thực tế với kiến thức đã học trên lớp. Sử dụng thời gian thực tập để có trải nghiệm thực tế đối với chuyên ngành mà bạn đang học. Hãy quan tâm đến trải nghiệm của riêng bạn nhưng bạn cũng nên đón lấy cơ hội nhận được lời khuyên từ những người đồng nghiệp hiện tại.

4. Bạn có thể nhận được một kỹ năng mới trong một đợt thực tập: Đó có thể sẽ là một hệ thống chuyên môn hoặc quy trình làm việc trong chuyên ngành mà bạn chỉ có thể học được hi vào việc. Thêm vào đó bạn sẽ có cái nhìn sâu sát hơn về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân khi chúng biểu hiện nhiều hơn trong môi trường công việc thực tế so với môi trường học thuật.

5. Thực tập giúp phát triển mạng lưới chuyên môn của bạn: Thực tập có nhiều ý nghĩa trong việc học những kỹ năng mới và liên kết chúng lại với nhau. Nếu bạn làm việc đúng chuyên ngành thì bạn có thể gặp gỡ những người cùng làm việc với bạn và những mối quan hệ đó có thể giúp ích cho quá trình phát triển sự nghiệp của bạn.

6. Bạn có thể nhận được những lời nhắc về chuyên môn: khi bạn đang tìm kiếm công việc thực tập, bạn có thể hỏi người hướng dẫn về những lời đề nghị chuyên nghiệp.

7. Và một chút tiền lương nhận được từ công việc thực tập: Theo như NACE thì mức lương trung bình một giờ cho một công việc thực tập vào năm 2019 là 19.05 đô la.

Tìm công việc thực tập: Ở đâu?

Giờ thì bạn đã nhận ra được tầm quan trọng của công việc thực tập, có lẽ bạn sẽ thắc mắc là tìm công việc thực tập như thế nào và ở đâu? Nâng cao cơ hội để nhận được công việc thực tập bằng cách tìm kiếm (và nộp đơn xin việc) nhiều nhất có thể cho đến khi họ đồng ý với mục tiêu trong sự nghiệp của bạn. Càng có nhiều lựa chọn thì càng có nhiều cơ hội cho bạn hơn. Không hề thiếu chỗ kiếm được công việc thực tập.

1. Hãy bắt đầu bằng cách hỏi nhà trường về công việc thực tập cho sinh viên đại học: Trường của bạn luôn là nơi đầu tiên giúp cho bạn trong việc tìm kiếm công việc thực tập. Hãy nói chuyện với người hướng dẫn của bạn để tìm được hướng đi đúng cho công việc sắp tới và cho bạn biết được công việc nào thỏa mãn được điều kiện tốt nghiệp của bạn. Trường của bạn cũng có thể có các phòng ban dịch vụ nghề nghiệp với nhiều thông tin về các công việc thực tập sắp tới. Hãy đăng ký nhận email hoặc thư thông báo và thường xuyên dò xét xem có đợt tuyển công việc thực tập nào không.

2. Hãy tìm kiếm công việc thực tập trên các website công ty: Bạn muốn làm việc cho một công ty nào đó? Hãy xem xét các công ty quốc tế và các công ty nội địa, Hãy xem trên trang nghề nghiệp của công ty hoặc xem thử họ có phân ra các đợt thực tập hay không. Đánh dấu các trang đó và đặt lịch nhắc nhở theo dõi các trang đó mỗi tuần một lần, bằng cánh này bạn có thể sớm xem được các thông báo của họ và bạn có thể nhanh chóng tiến hành quá trình nộp đơn.

3. Tìm kiếm trên các bảng tin tuyển dụng trực tuyến về các công việc thực tập: Có rất nhiều bảng tin tuyển dụng như Monster, Glassdoor, Indeed, and CareerBuilder và hàng tá những trang khác. Nhưng đó không chỉ là những website cho công việc mà còn là một nguồn tuyển dụng thực tập cực kỳ lớn. Hãy thu hẹp phạm vi tìm kiếm của bạn bằng cách chỉ tìm công việc thực tập hay thêm chữ “thực tập” vào bất kỳ cụm từ nào mà bạn dùng để tìm việc.

4. Tìm kiếm trên những bảng tin tuyển dụng chuyên cho thực tập: có nhiều bảng tin tuyển dụng đặc biệt dành cho việc tìm kiếm các công việc thực tập và những cái tên có thể kể đến khi bạn bắt đầu tìm kiếm một công việc kiểu này như:

1. Chegg.com

2. Collegerecruiter.com

3. GlobalExperiences.com

4. InternJobs.com

5. Internships.com

6. Idealist.com

7. USAJobs.gov

8. WayUp.com

5. Sử dụng Google để tìm công việc thực tập: Tìm trên Google “việc làm thực tập gần tôi” sẽ giúp cho bạn có được một số lựa chọn.

6. Mạng xã hội cũng có thể là một nguồn tốt cho sinh viên tìm kiếm công việc thực tập: LinkedIn là nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu cho giới chuyên môn trải dài từ sinh viên đại học cho đến những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Thêm vào đó, nhiều công ty sử dụng LinkedIn chủ yếu để liệt kê các công việc và trong số đó có các công việc thực tập cho sinh viên. Các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Twitter hay Instagram cũng là những nguồn tốt. Nhiều doanh nghiệp sẽ sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để mở đợt tuyển dụng và thông báo về các việc làm thực tập sắp tới.

7. Hỏi những người thân trong gia đình và bạn bè về những việc làm thực tập cho sinh viên: Liên kết không có nghĩa là phải kết nối với những người chuyên nghiệp trực tuyến hay không trực tuyến mà đó còn có nghĩa là tìm đến những người thân cận với bạn nhất: đó là gia đình và bạn bè. Một khi bạn muốn tham gia một việc làm thực tập, hãy nói cho mọi người cùng biết. Nếu bạn bè, bố mẹ, hay những thành viên trong gia đình khác nghe được chỗ họ làm sắp tới có đợt thực tập thì họ sẽ cập nhật tình hình giúp bạn. Nếu bạn nộp đơn xin việc thì bạn sẽ cần một ai đó đưa ra cho bạn những lời khuyên quý báu. Khi bạn vào việc, những lời khuyên đó sẽ rất có ích, vậy nên đừng đánh giá quá thấp sức mạnh của việc truyền miệng.

8. Bạn có thể tìm thấy việc làm thực tập tại hội chợ việc làm: Nhiều nhà quản lý tuyển dụng mong muốn bạn sẽ rời khỏi khuôn viên trường (và cả thế giới ảo) để tìm cho bản thân một công việc thực tập. Hãy chuẩn bị sơ yếu lý lịch và dành ra cả ngày để tìm kiếm mối quan hệ. Đầu tiên bạn có thể thực hiện việc nói chuyện với công ty bạn ít mong muốn hơn để bạn có thể cảm thấy tự tin hơn trước khi lựa chọn công ty trong mơ của mình.

[ToMo] Cách Săn Công Việc Thực Tập "Xịn" Cho Sinh Viên Đại Học - YBOX

Tìm một việc làm thực tập: đừng mắc 7 sai lầm này

1. Liên hệ đến nhầm người: cácdanh sách việc làm và thực tập thường chỉ rõ người mà bạn cần liên hệ, nhưng nếu bạn liên lạc trực tiếp đến một công ty thì hãy chắc chắn rằng bạn gửi email hoặc gọi đúng đến nhà quản lý tuyển dụng.

2. Không xem lại tìm kiếm: Không phải việc làm thực tập nào cũng như nhau. Làm một vài nghiên cứu sẽ giúp bạn tìm được công việc đúng chuyên ngành của mình. Làm một danh sách các công ty mà bạn muốn xin vào đó thực tập, thu hẹp kết quả tìm kiếm vào những ngành nghề yêu thích nhất và nộp đơn nhiều nhất có thể. Bạn có thể ngạc nhiên về những mục nâng cao mà một vài công ty chấp nhận trong đơn tuyển dụng.

3. Không gửi sơ yếu lý lịch được cá nhân hóa và thư xin việc: Sơ yếu lý lịch đi xin việc của bạn có thể cạnh tranh với nhiều sinh viên khác, vì vậy hãy chắc chắn là bạn có tiếng nói đối với công ty và vai trò công việc mà họ đang tìm kiếm. Theo như CareerBuilder.com thì 54% người tìm việc không cá nhân hóa sơ yếu lý lịch và 45% thì không kèm thư xin việc. Dành thời gian cho việc đọc yêu cầu công việc và xem xét những kỹ năng của bạn cần cho công việc đó. Trong thư xin việc, hãy giải thích vì sao những kỹ năng của bạn phù hợp với vị trí công việc.

4. Không suy nghĩ về những lợi ích và bất lợi khi thực tập tại các công ty lớn và nhỏ: Làm việc cho cả những công ty lớn hay nhỏ đều có những thuận lợi và bất lợi. Ở công ty lớn, bạn sẽ có một cái tên nổi tiếng để tô điểm cho sơ yếu lý lịch của mình. Nhưng bạn sẽ rơi vào trạng thái cảm xúc lẫn lộn khi thêm một thành tựu có thật vào hồ sơ của bạn, vậy nên bạn hãy chủ động khi dành nhiều thời gian làm việc cho các công ty lớn. Mặt khác ở các công ty nhỏ, có thể không phải là những cái tên quen thuộc nhưng lại đưa ra những việc làm thực tập ở mức độ thực tế hơn. Nếu bạn có thể thì hãy thử cả hai để biết được làm việc cho các công ty lớn và nhỏ sẽ như thế nào.

5. Chỉ lảng đi khi nghe công ty nói “không” với bạn: Nếu công ty mà bạn muốn làm việc không mở đợt thực tập cho sinh viên hay bạn không được nhận việc thì hãy hỏi bộ phận cung cấp thông tin về phỏng vấn tuyển dụng, sẽ có một buổi hẹn gặp cho những người tìm việc để cung cấp thêm những lời khuyên cho ngành nghề của họ. Bạn không chỉ tìm hiểu thêm được những thông tin về công ty và công việc mà còn tạo dựng được những mối quan hệ có thể đem lại lợi ích cho bạn trong tương lai, ví dụ như bạn có thể xin vào đợt thực tập trong học kỳ tới.

6. Không chuẩn bị cho buổi phỏng vấn: bạn có thể sẽ nhận được những câu hỏi mở về lý lịch của bạn nhưng họ hầu như sẽ chỉ hỏi về lý do tại sao bạn muốn làm việc cho công ty họ. Hãy tự chuẩn bị bằng cách đọc thông tin trên trang web của họ, trên các trang mạng xã hội và các tin tức gần đây nhất. Điều này sẽ giúp bạn biết được mong muốn thật sự của mình khi làm việc cho công ty.

7. Không theo dõi thông tin: theo như một nghiên cứu từ Cơ quan hỗ trợ việc làm Robert Half thì 80% nhà quản lý tuyển dụng nói rằng sẽ rất có ích cho người tìm việc nếu họ gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn. Họ cũng báo cáo rằng chỉ có 24% ứng viên làm điều này. Thông thường, bạn nên dành từ một đến hai tuần để theo dõi sơ yếu lý lịch (ngoại trừ khi công việc yêu cầu bạn không theo dõi) và sớm gửi email cảm ơn và thiệp sau phỏng vấn.

Khi nào bạn nên tìm một việc làm thực tập?

Phần lớn các sinh viên bắt đầu việc làm thực tập từ khi họ còn học cấp hai hay cấp ba. Bằng cách này họ có thể có cơ hội tìm được việc làm một khi họ tốt nghiệp. Vậy đâu là khung thời gian lý tưởng để tìm kiếm công việc thực tập? Thông thường thì đó là khoảng thời gian từ ba đến bốn tháng trước khi bắt đầu vào việc. Nhưng hãy nhớ những điều sau đây:

1. Nếu công việc có liên quan tới tín chỉ của trường, hãy kiểm tra tại trường của bạn: Nhiều trường có quy định hạn chót và thông tin để điền trong giấy tờ nếu họ quy kinh nghiệm trong việc làm thực tập của bạn thành tín chỉ. Hãy chắc chắn rắng bạn biết đến những kỳ hạn đó và đừng vướng vào vấn đề nào.

2. Bắt đầu sớm để nâng cao khả năng cạnh tranh của bạn trong công việc thực tập: Khi thực hiện những cuộc tìm hiểu đầu tiên, hãy chú ý đến hạn nộp đơn xin việc. Một số công ty bắt đầu việc tuyển dụng thực tập sinh cả năm trước khi đợt tuyển thực tập sinh thực sự diễn ra.

3. Đối với những đợt tuyển thực tập diễn ra vào mùa thu, hãy tìm kiếm vào mùa xuân: Nếu bạn rời thành phố để đi nghỉ hè thì đặt bút viết đơn xin vào đợt thực tập gần kề là ý tưởng hay.

4. Vào mùa xuân, hãy xem xét làm công việc thực tập vào đầu năm học: Hãy dùng khoảng thời gian nghỉ hè để nghiên cứu về công ty mà bạn nghĩ là sẽ cho bạn trải nghiệm thực tập tốt.

5. Đối với những đợt thực tập vào mùa hè, đó là một cơ hội lớn: từ tháng Năm đến tháng Chín. Nhưng phần lớn công việc thực tập đều được đăng ký từ tháng Hai đến tháng Ba. Không có tiết học nào, mùa hè là khoảng thời gian tuyệt vời để bắt đầu công việc thực tập. Nhưng đây cũng là khoảng thời gian có nhiều sự cạnh tranh, vì vậy bạn nên sớm bắt đầu nộp đơn xin vào những công việc có nhu cầu cao

[ToMo] Cách Săn Công Việc Thực Tập "Xịn" Cho Sinh Viên Đại Học - YBOX

-

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cong-viec-thuc-tap-cho-sinh-vien-nam-2-a33195.html