Tưởng nấm lưỡi, hóa ung thư

Lưỡi ông N. xuất viện vết loét, trắng phớ, uống thuốc nhưng không khỏi. Bác sĩ đơn vị Đầu Mặt Cổ, BVĐK Tâm Anh TP.HCM phát hiện ung thư lưỡi.

Tưởng nấm lưỡi, hóa ung thư

Loét miệng, lưỡi trắng phớ

3 tháng qua, ông N.T.N. (55 tuổi, Đắk Lắk) bị nổi mụt bên trong lưỡi, nghĩ nhiệt miệng. Gia đình đưa ông đi khám nhiều nơi, được chẩn đoán nấm lưỡi. Bác sĩ kê thuốc uống nhưng không đỡ, lưỡi mỗi ngày thêm trắng phớ và sưng phù. “Tôi ăn uống không ngon miệng, sụt 3kg trong 3 tháng” - ông nói.

Sau đó, ông được con trai đăng ký khám với bác sĩ CKII Đoàn Minh Trông ở đơn vị Đầu Mặt Cổ, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Qua thăm khám, quan sát lưỡi, bác sĩ Trông thấy bên trái có vết loét 1,5cm, chưa lan ra giữa; vùng dưới cằm có hạch. Nghi ngờ ung thư lưỡi, bác sĩ Trông chỉ đinh chụp CT-scanner và sinh thiết u cho kết quả ung thư biểu mô tế bào vảy, giai đoạn 2. Với hạch dưới cằm, kết quả chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) xác định hạch viêm mạn tính giai đoạn 1.

Loét miệng, lưỡi trắng phớ
Ông N. được con trai đưa đi khám với bác sĩ Đoàn Minh Trông. Ảnh: Nguyễn Trăm.

Ông N. được lên kế hoạch điều trị chi tiết. Bác sĩ Trông chỉ định phẫu thuật cắt rộng u lưỡi, đồng thời nạo hạch cổ phía bên trái dự phòng do tỷ lệ di căn âm thầm hạch cổ. Sau khi cắt u, vùng lưỡi của người bệnh sẽ để lại khuyết hỏng khoảng 3-4cm, chiếm 30% thể tích lưỡi nên không cần tái tạo. Người bệnh được may khép lưỡi.

Qua phác thảo, bác sĩ Trông và ê kíp bác sĩ khoa Ngoại Tổng quát 2 bắt tay vào phẫu thuật cắt u lưỡi và nạo hạch cổ cho người bệnh. Ông N. nằm ngửa, bác sĩ gây mê qua nội khí quản. Bác sĩ Trông cắt rộng quanh ung thư lưỡi với rìa diện cắt 1cm, sau đó may khép lưỡi và gửi mẫu bệnh phẩm đến phòng giải phẫu bệnh. Với hạch cổ, ê kip bóc tách vạt da, bảo tồn dây thần kinh bờ hàm dưới trái, nạo hạch cổ bên trái. Ca phẫu thuật kết thúc sau 90 phút.

Ông N. được xuất viện ngay sau một ngày nhập viện. Tất cả các chỉ số sức khỏe, tình trạng ăn uống, nói chuyện bình thường. Bác sĩ dặn người bệnh bỏ thuốc lá, rượu bia. Để lưỡi hồi phục, ông N. cần ăn cháo loãng, thức ăn mềm, sức miệng bằng nước muối và rơ lưỡi 3 lần mỗi ngày. Bởi vệ sinh không sạch dẫn đến nhiễm trùng, bung vết mổ.

Ông N. e ngại chia sẻ đã hút thuốc lá 30 năm nay, mỗi ngày 1-2 gói. Hàng ngày, sau giờ làm vườn, ông uống bia rượu với bạn bè, chòm xóm. Trước đây, gia đình khuyên bỏ rượu bia, thuốc lá nhưng ông không đồng ý vì thấy sức khỏe vẫn bình thường. Và ông hứa từ bỏ thuốc lá ngay khi xuất viện.

80% do hút thuốc lá, uống rượu bia

Ung thư lưỡi là tình trạng tế bào bất thường, phân chia và phát triển không kiểm soát dẫn đến u hoặc vết loét không lành. Gần 90% bệnh ung thư lưỡi là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC). Tế bào vảy là tế bào phẳng giống tế bào da, bao phủ niêm mạc miệng, mũi, thanh quản, tuyến giáp và họng.

Ung thư lưỡi thuộc nhóm ung thư hốc miệng và vòm họng, phổ biến thứ 6 trên thế giới. Mỗi năm, có khoảng 263.900 trường hợp mới và 128.000 ca tử vong do ung thư môi và khoang miệng. Tại Việt Nam, ung thư lưỡi ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới sau 50 tuổi.

Các triệu chứng của ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên dễ bỏ qua, nhầm lẫn với các bệnh khác: nhiệt miệng, viêm loét… Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh đau, khó nói và nuốt, cơ thể mệt mỏi, sụt ký nhanh. Khi không được điều trị, ung thư lưỡi di căn xa đến các cơ quan khác, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Phẫu thuật là phương pháp hàng đầu trong điều trị ung thư lưỡi. Bác sĩ sẽ cắt bỏ u và cắt rộng mô xung quanh khoảng 1-2cm. U được đánh giá giải phẫu bệnh và hỗ trợ điều trị hóa trị, xạ trị (nếu cần thiết). Trường hợp của ông N. nhờ người thân quyết liệt đưa đi khám bệnh và bệnh còn ở giai đoạn kiểm soát được nên không cần hóa trị, xạ trị sau mổ.

Ở giai đoạn sớm (0-1), sau điều trị người bệnh ung thư lưỡi có tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 84%. Ở giai đoạn 2, tỷ lệ sống sau 5 năm là 70%. Ở giai đoạn đã di căn đến phổi, xương… tỷ lệ sống sau 5 năm còn 41%.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư lưỡi: hút thuốc lá, uống rượu bia, vệ sinh răng miệng kém, tiếp xúc với virus HPV. Trong đó, hút thuốc lá, uống rượu bia chiếm đến 80%. Trường hợp ông N. thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia có thể là nguyên nhân.

Bác sĩ Đoàn Minh Trông khuyến cáo, ung thư lưỡi có thể phòng ngừa khi hạn chế rượu bia, thuốc lá, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi lưỡi xuất hiện vết loét, sần sùi không lành sau 1-2 tuần, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Đầu Mặt Cổ để tìm nguyên nhân và điều trị.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/ung-thu-cuong-luoi-a32696.html