[SUB Factory] Thời Tiết vs. Khí hậu: Đâu Là Sự Khác Biệt? - YBOX

Cả hai đều mô tả các trạng thái của khí quyển. Song, chúng khác nhau về thời gian diễn ra.

Thời tiết và khí hậu đều là một phần trong khoa học khí quyển, nhưng chúng khác nhau ở khoảng thời gian. Thời tiết là một trạng thái, hoặc điều kiện của khí quyển tại một điểm, trong khoảng thời gian xác định (hôm nay trời đang mưa), trong khi đó khí hậu là diễn biến của khí quyển trong các khoảng thời gian dài (lượng mưa từ 4 inch trở lên là phổ biến trong suốt tháng 3).

Mặc dù có những điểm khác biệt, thời tiết và khí hậu thường được nhắc tới cùng nhau. Trong thực tế, nhiều đến mức 35% người Mỹ tin rằng hai khái niệm này chỉ cùng 1 thứ, theo một nghiên cứu trên tạp chí Risk Analysis nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu toàn cầu. (1)

Hãy cùng xem xét kỹ hơn về thời tiết và khí hậu: chúng liên quan tới nhau như thế nào, khác nhau ra sao, và tại sao sự khác nhau lại trở thành vấn đề.

Thời tiết cho chúng ta biết những thay đổi của khí quyển theo từng phút, và cả trong tương lai gần — trong những giờ đồng hồ tới, ngày và tuần tới. Nó bao gồm sự kiện, địa điểm và thời gian cụ thể.

Các thành phần tạo nên thời tiết bao gồm: độ ẩm, độ bao phủ của mây, tốc độ và hướng gió, nhiệt độ và áp suất không khí,...

Một đặc điểm khác của thời tiết đó là thường xuyên thay đổi. Nguyên nhân là do các biên ấm, biên lạnh, áp suất cao/ thấp, và các hệ thống thời tiết khác liên tục đến rồi đi, nhất thời làm thay đổi không khí trong một vùng mà chúng đi qua.

Thời Tiết Được Nghiên Cứu Như Thế Nào

1634368034743-Nguồn Trivia Genius.jpg

Nguồn: Trivia Genius

Để nghiên cứu thời tiết bên ngoài, các nhà khí tượng học tiến hành quan sát trực tiếp “ngay tại chỗ”, sử dụng những dụng cụ như nhiệt kế và đồng hồ đo mưa. Mỗi ngày, có trên 210 triệu lượt quan sát thời tiết được tiến hành tại Mỹ.

Để quan sát được những gì đang diễn ra tại một quốc gia, vùng miền, trong ngày tiếp theo hoặc tương tự vậy, các nhà khí tượng học dùng các thiết bị cảm biến từ xa, chẳng hạn như ra đa hoặc vệ tinh thời tiết, cho phép thu thập dữ liệu từ khoảng cách rất xa.

Khi nói về nghiên cứu thời tiết, có thể mất vài ngày, hay thậm chí có thể vẫn chưa phát triển, các nhà khoa học sử dụng các mô hình thời tiết - mô phỏng các kịch bản thời tiết có thể xảy ra, lấy bối cảnh dựa trên tình hình thời tiết hiện tại đang tồn tại.

Ở cấp quốc gia, cơ quan Quản Lý Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia (NOAA) phụ trách giám sát và dự báo những thay đổi trong tình hình thời tiết và khí hậu. Bên trong NOAA, Trung tâm Khí tượng Quốc gia (National Weather Service) cung cấp cho người dân về những dự báo và cảnh báo liên quan đến thời tiết của các bang Mỹ, vùng lãnh thổ, cũng như các vùng đảo xung quanh.

Trên quy mô toàn cầu, Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới (the World Meteorological Organization) thuộc Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm về khí hậu, thời tiết và thủy văn (cách nguồn nước ảnh hưởng đến bề mặt Trái đất) của toàn thế giới; đảm nhiệm những nhiệm vụ như đặt tên cho các cơn bão, cũng như chứng nhận các kỷ lục thế giới mới liên quan đến thời tiết.

Khí Hậu Là Gì?

Khí hậu là các hiện tượng xảy ra với khí quyển theo thường lệ, dựa trên các điều kiện thời tiết được quan sát trong thời gian nhiều tháng, mùa và năm.

Các thành phần cấu thành khí hậu cũng tương tự như của thời tiết, chỉ khác khí hậu được quan sát dưới các điều kiện này trong hàng thập kỷ hoặc lâu hơn. Các kiểu thời tiết dài hạn (ví dụ: El Nino và La Nina) hay các kiểu thời tiết cực đoan (nhiệt độ cao kỷ lục mới) cũng có thể coi là khí hậu.

[Góc định nghĩa: Thế nào là “chuẩn khí hậu”?

Chuẩn khí hậu là khoảng thời gian trung bình 30 năm của một quá trình quan sát thời tiết. các nhà khoa học dùng tiêu chuẩn này để quyết định xem những điều kiện thời tiết nào phải hoặc không phải điển hình của một địa điểm cụ thể. Chuẩn khí hậu được cập nhật vào cuối mỗi thập kỷ. Vào năm 2021, chuẩn khí hậu của giai đoạn 1981-2010 được thay thế bởi của giai đoạn 1991-2020.]

Các Kiểu Khí Hậu

Mỗi một nơi trên trái đất đều có một kiểu khí hậu - một dạng nhãn hiệu thể hiện điều kiện thời tiết trung bình thường diễn ra trong cả năm. Ví dụ, nếu một vùng có nhiệt độ cao suốt năm, vùng đó có thể có khí hậu nhiệt đới. Nếu ít khi có mưa, khu vực đó có thể có khí hậu sa mạc. Theo hệ thống phân loại khí hậu Koppen-Geiger, tồn tại 30 kiểu khí hậu riêng biệt.(2) Có 5 kiểu chính là:

[Góc định nghĩa: Thế nào là khí hậu toàn cầu?

Trái Đất cũng có khí hậu riêng, hay một bức tranh tổng thể về nhiệt độ, lượng mưa, …trên toàn bộ bề mặt của nó. Ví dụ, nhiệt độ bề mặt đại dương và đất liền trung bình của Trái Đất ở thế kỷ 20 (1901-2020) là 57 độ F. Trong khi khí hậu toàn cầu xem chừng có vẻ không hữu ích với các cá nhân như khí hậu vùng miền hoặc địa phương của họ, các nhà khoa học sử dụng “khí hậu toàn cầu” để quan sát những thay đổi của khí hậu trên diện rộng, cũng như để tính toán mức độ khả thi trong việc duy trì sự sống của hành tinh.]

Khí Hậu Được Nghiên Cứu Như Thế Nào

1634367993050-Nguồn Phantom Meida.jpg

Một cách đó là, các nhà khí hậu học có thể được coi như những nhà sử học về thời tiết. Và giống như những nhà sử học thực thụ nghiên cứu thời cổ đại bằng việc khai quật cổ vật, các nhà khoa học về khí hậu lấy manh mối về các kiểu khí hậu trong quá khứ của Trái Đất bằng việc thu thập các mẫu vật như cây cối, rặng san hô, hay các dải băng mà ghi lại điều kiện phát triển của các sinh vật sống đó. Ví dụ như, vân gỗ lấy từ loài cây có tên Prometheus, một trong những sinh vật lâu đời nhất được biết đến, cung cấp các bức ảnh chụp nhanh về điều kiện khí hậu nhiều mưa, khô, và thậm chí cả về cháy rừng từ gần 5,000 năm trước.

Các nhà khí hậu học nghiên cứu các kiểu khí hậu hiện nay bằng cách nhìn vào những báo cáo quan sát thời tiết hàng tháng và hàng năm để tìm kiếm xu hướng có thể được gợi ra những sự chệch hướng từ điều thường thấy. Giống như những nhà khí tượng học, các nhà khí hậu học cũng phụ thuộc rất nhiều vào các mô hình mô phỏng khi nghiên cứu các kịch bản khí hậu có thể xảy ra trong tương lai; những kịch bản có thể xảy đến nếu tỷ lệ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ bây giờ cho đến năm 2100 giảm xuống, ổn định, hoặc giữ nguyên ở mức hiện tại.

NOAA cũng đứng đầu trong việc quan sát và dự báo tình hình khí hậu ở cấp quốc gia. Trung Tâm Dự Báo Thời Tiết (Climate Prediction Center) thuộc NOAA phát hành những dự báo về khí hậu (dự báo điều kiện thời tiết trong tương lai liên quan đến những gì thường xảy ra trong khu vực), bên cạnh đó còn quan sát và dự báo về thời điểm bắt đầu, độ mạnh yếu và thời gian kéo dài của các kiểu khí hậu như El Nino, dao động Madden-Julian, và những thứ khác. Trung Tâm Quốc Gia về Thông Tin Môi Trường (National Center for Environmental Information) của NOAA là nơi chứa hơn 37 PB dữ liệu về thời tiết và khí hậu. Đây cũng là nơi phát hành các báo cáo về Tình hình Khí hậu - các bản tổng kết hàng tháng và hàng năm tóm tắt lại các sự kiện liên quan đến khí hậu trên phạm vi toàn cầu và từng quốc gia.

Để chứng minh mối quan hệ giữa chúng, có thể cân nhắc câu nói sau: Thấy cây mà không thấy rừng (You can’t see the forest for the trees). Nghĩ về thời tiết như những cái cây, hay chính là những chi tiết nhỏ thường làm chúng ta xao lãng khỏi bức tranh tổng thể, chính là khí hậu, hoặc khu rừng trong phép ẩn dụ.

Nói một cách khác, những sự quan sát thời tiết riêng lẻ được tập hợp lại theo tuần, tháng, năm và thập kỷ để hình thành nên khí hậu khí hậu của một vùng. Đổi lại, khí hậu có thể trở nên lạnh hoặc ấm hơn do các tác nhân tự nhiên (chẳng hạn như sự thay đổi mức năng lượng từ mặt trời) và do con người (chẳng hạn lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tăng lên), có thể ảnh hưởng đến thời tiết theo chiều hướng từ trên xuống. Một ví dụ của việc này đó là sự ấm lên toàn cầu. Việc khí quyển nóng lên thêm 2.2 độ F đã và đang làm gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan, như các cơn bão lớn, sóng nhiệt, hạn hán, hay lũ lụt.

Một điều quan trọng nữa chúng ta cần ghi nhớ về mối quan hệ giữa thời tiết và khí hậu rằng: Không phải mỗi ngày trời nóng đều do nóng lên toàn cầu, và cũng không phải mỗi ngày trời trở lạnh được coi là bằng chứng rằng không có thảm họa khí hậu. Chúng ta cần có nắm vững các kiến thức về khí hậu (cũng như thời tiết) để tránh những giả thuyết như trên.

-

Đăng bởi: Treehugger/ By Tiffany Means

Nguồn: https://www.treehugger.com/weather-vs-climate-5119241

Người dịch: Lưu Hồng Ngọc

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/thoi-tiet-va-khi-hau-khac-nhau-o-diem-nao-a32213.html