Thai nhi 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý khi siêu âm và dưỡng thai

Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, cơ thể em bé đang phát triển và dần hoàn thiện các bộ phận. Chắc hẳn mẹ rất tò mò về sự phát triển của thai nhi theo tuần. Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết sự phát triển của thai 6 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ trong giai đoạn này qua bài viết sau đây.

Sự phát triển của thai 6 tuần tuổi

Về kích thước, thai nhi 6 tuần tuổi dài khoảng 0,6cm, gần bằng kích cỡ của hạt đậu. So với thai 5 tuần, lúc này cơ thể em bé đã lớn tăng gấp đôi.

Về nhịp tim, thai 6 tuần tuổi có tốc độ khoảng 120-160 lần/phút, gần gấp đôi nhịp tim của người bình thường. Tuy nhiên, vì một số lý do như tính tuổi thai lệch hoặc yếu tố gen di truyền, thai nhi 8 tuần tuổi hoặc 10 tuần tuổi mới bắt đầu có nhịp tim. Vậy nên bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thai nhi 6 tuần tuổi chưa có nhịp tim. Tuy nhiên, nếu tuổi thai chính xác, đến tuần thứ 8 mà tim thai vẫn chưa đập thì có khả năng thai đã bị chết lưu. Để xác định vấn đề này, mẹ có thể xét nghiệm máu tại bệnh viện. Ngoài ra, nếu nhịp đập của tim thai dưới 120 lần/phút hoặc trên 160 lần/phút, thai nhi có thể đang bị thiếu oxy. Lúc này, mẹ phải đến bệnh viện ngay lập tức để bổ sung oxy cho bé kịp thời.

Về hình dáng, hình ảnh siêu âm thai nhi 6 tuần tuổi cho thấy cơ thể em bé mới chỉ có thể nhìn thấy chiếc đầu và trán rất to, thân mình bé xíu, đường nét khuôn mặt ngày càng rõ nét. Đặc biệt, bé bắt đầu hình thành chóp mũi, đôi mắt bắt đầu tách ra dần về phía thái dương hơn, lỗ mũi cũng đã dần xuất hiện. Bàn chân và bàn tay của bé từ từ nhô ra giống như cái mái chèo. Trong tuần thứ 6, các van tim của bé đã được hình thành, đường dẫn không khí từ cổ họng đến phổi cũng đã xuất hiện. Ngoài ra, bán cầu não cũng đang phát triển mạnh mẽ, các cơ quan khác như gan, tủy xương, tuyến tụy, ruột thừa cũng lần lượt xuất hiện. Một đoạn ruột của thai nhi sẽ hình thành dây rốn để lấy dưỡng chất, oxy từ mẹ và đẩy chất thải ra khỏi cơ thể bé.

Về chuyển động, trong tuần này, thai nhi sẽ có một vài cử động không chủ ý nhưng bạn sẽ không thể nhận ra được vì nó rất nhỏ. Thai nhi vẫn còn trong hình dạng chữ C, di chuyển thấp thoáng bên trong tử cung của bạn. Bởi vì xương của bé bắt đầu hình thành trong tuần này, vậy nên thai nhi đã có thể gập cánh tay bé xíu của mình lại ở phần khuỷu tay và cổ tay.

Xem thêm:

Sự phát triển của thai 6 tuần tuổi về kích thước, nhịp tim, hình dáng, chuyển động (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai 6 tuần tuổi

Về tâm lý, bởi vì những thay đổi hormone trong cơ thể, tâm trạng của mẹ có thể sẽ trở nên thất thường vào giai đoạn này.

Về sinh lý, khi thai 6 tuần tuổi, cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như sau:

Thay đổi ở mẹ bầu 6 tuần tuổi

Thay đổi ở mẹ bầu 6 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Lời khuyên dành cho mẹ khi mang bầu 6 tuần

Những câu hỏi thường gặp khi thai nhi 6 tuần tuổi

Mẹ nên làm những xét nghiệm nào khi mang bầu 6 tuần?

Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ nên làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm nhóm máu của mẹ, yếu tố Rh. Xét nghiệm mẹ có kháng thể miễn dịch với các bệnh đã tiêm ngừa trước đó hay không như viêm gan B, Rubella.

6 tuần là mấy tháng?

Thai nhi đang ở tuần thứ 6 tức là mẹ đang ở tháng thứ 2 của tam cá nguyệt đầu tiên trong thai kỳ. Bé còn ở trong bụng mẹ 7 tháng nữa mới có thể chào đời.

Bầu 6 tuần nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ là rất quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Vì vậy, mẹ nên lưu ý bổ sung những nhóm dưỡng chất sau đây:

bầu 6 tuần nên ăn gì

Dinh dưỡng cho mẹ bầu 6 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Bầu 6 tuần nên kiêng gì?

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên tránh dung nạp những thực phẩm sau:

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai 6 tuần tuổi.

Tìm hiểu tiếp sự phát triển thai nhi trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 7 tuần tuổi Thai nhi 16 tuần tuổi Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi Thai nhi 8 tuần tuổi Thai nhi 17 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi Thai nhi 9 tuần tuổi Thai nhi 18 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi Thai nhi 10 tuần tuổi Thai nhi 19 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi Thai nhi 11 tuần tuổi Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi Thai nhi 12 tuần tuổi Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi Thai nhi 13 tuần tuổi Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi Thai nhi 14 tuần tuổi Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 15 tuần tuổi Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi

>> Nguồn tham khảo:

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/thai-6-tuan-a31585.html