[Fine Art là gì?] Lựa chọn nghề phù hợp nhất cho tín đồ nghệ thuật

1. Bạn đã hiểu Fine art là gì chưa?

Với những ai xác định rằng sự nghiệp cả đời mình sẽ gắn bó với những ý tưởng sáng tạo, ..có thể hi sinh những ngày thư giãn bên những bộ phim yêu thích bằng việc rong ruổi khắp mọi cung đường để săn những bức ảnh đẹp và giết thời gian với việc “bung nở” những ý tưởng khởi phát trong đầu lên mặt giấy hay word với màu sắc, hình ảnh, sự pha trộn...thì Fine art chắc chắn là “Cảnh giới” mà họ thuộc về. Fine art là thuật ngữ quen thuộc mà những tín đồ mỹ học vẫn hay sử dụng với ý nghĩa là mỹ nghệ hay mỹ thuật để chỉ sự kết hợp giữa nghệ thuật và bộ óc thẩm mỹ. Fine art ra đời với mục tiêu lớn nhất là truyền tải ý tưởng concept, cảm xúc của chủ thể trước không gian, con người, thiên nhiên bằng hình ảnh, màu sắc bằng nhiều chất liệu mà mắt người có thể nhìn thấy.

Vì thế, ngoài cái tên Fine Art quen thuộc hay mỹ thuật, chúng ta còn biết đến loại hình nghệ thuật này dưới cái tên là nghệ thuật thị giác. Trong cuộc sống, bạn có thể bắt gặp Fine art ở bất kỳ đâu. Những bài vẽ về tĩnh vật, những bài nặn con thú bằng đất sét, nhiều màu sắc hay những cánh bướm xinh xắn đước cắt, dán lên vở bằng giấy thủ công...Tất cả chúng đều là những đại diện điển hình cho Fine art. Tuy vậy, khác với xu hướng applied art, Fine art được hiểu thiên về những giá trị hàn lâm của nó bởi xúc cảm của người đọc trước tác phẩm và giá trị thẩm mỹ của nó trên nhiều khía cạnh chứ không dùng với mục đích ứng dụng trong thực tế.

Xem thêm: Wacom là gì?

Bạn đã từng xuýt xoa khi lập dở xem những tác phẩm nghệ thuật đình đám trong làng điêu khắc và sơn dầu thế giới của các các giải nổi tiếng như Tượng khỏa thân David của Michelangelo hay Nàng Mona lisa của Leonardo da vinci... Tất cả chúng dù rất đẹp nhưng đều được xếp vào sự quản trị của người anh em khác của Fine art. Đó là nghệ thuật ứng dụng với lý do đơn giản - cả hai đều là những sản phẩm đã được đặt hàng trước đó.

Được tạo ra từ mục đích thẩm mỹ và trí tuệ, những định nghĩa đầu tiên cho Fine đã được thể hiện ngay trong thời buổi hồng hoang của loài người trên những hình vẽ được khắc lại trên những hang động hay những họa tiết để lại trên những sản phẩm gốm đá, trống...đến những kiệt tác thi ca thời kim cổ.

Nét đẹp của hoa lê điểm xuyết trong không gian ngày xuân của trong Thơ nguyễn Du (Cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa) đến cảm xúc yêu chân thành của Puskin trong “Tôi yêu em”..đến những bức tranh buồn trước khói sóng Tràng Giang của Huy Cận với “ Củi một cành khô lạc mấy dòng” đều được xem là những thể loại đại diện của Fine art.

Trong lịch sử, quy mô của Fine art được thể hiện đa dạng trên nhiều lĩnh vực nổi bật như : Vẽ, điêu khắc, âm nhạc, kiến trúc và thi ca. Hòa vào làn sóng công nghệ, Fine Art dần được du nhập thêm những đa dạng những loại hình khác bao gồm: phim ảnh, nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa, ngành công nghiệp xuất bản, in ấn và sản xuất, chính sửa video.

Từ tên gọi chung là những người nghệ sĩ cho những chủ nhân của tác phẩm được sáng tạo trong lãnh thổ Fine art, họ dần được chuyển thành những tên riêng theo đặc thù lĩnh vực ví dụ như các nhiếp ảnh gia photographer, Biên tập viên video, nhà thiết kế.

Dù được xuất hiện từ lâu đời, nhưng định nghĩa của Fine Art lần đầu tiên chỉ mới xuất hiện cách đây 2 thế kỷ khi chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi, để diễn tả, truyền đạt những ý tưởng, cảm xúc hay khám phá những bình luận của xã hội hay thể hiện cái tôi cá nhân trong từng tác phẩm. Tuy nhiên qua các thời kỳ, đặc biệt là dưới tác động của công nghệ, khái niệm Fine Art dần được mở rộng và thay đổi, không đơn thuần là những tác phẩm “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Nhưng dĩ nhiên, bản chất của Mỹ thuật - Fine Art được ra đời bởi bộ óc sáng tạo và cảm quan thẩm thì vẫn còn. Những người trót “nặng lòng” với Fine art từ những nét vẽ trên giấy hay nhưng thao tác di chuột trên video để sản xuất là những tác phẩm phục vụ người dùng trên cả hai phương diện thẩm mỹ và hữu ích cho cuộc sống như những bản thiết kế nội thất, những tác phẩm nghệ thuật số..ở một góc độ nào đó vẫn được xem là những nhà mỹ học.

Việc làm Thiết kế - Mỹ thuật tại Hồ Chí Minh

Đến đây, bạn đã hiểu đầy đủ về Fine art cũng như một số đặc điểm nổi bật của nghệ thuật thị giác rồi đúng không? Nhưng vẫn chưa phải phần thú vị nhất. Nội dung ngay sau đây sẽ chỉ ra giúp bạn một số lĩnh vực cụ thể của Fine Art cũng như cơ hội phát triển của những lĩnh vực này hiện nay để nắm bắt cơ hội nghề hấp dẫn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Học Arena Multimedia có thực sự tốt không?

2. Các lĩnh vực nổi bật của Fine art, bạn đã biết chưa?

Nhắc đến Fine Art, chúng ta đơn thuần nghĩ đến dòng sản phẩm có kết hợp giữa Art( nghệ thuật) và Fine (cái đẹp), nhưng trên thực tế, những lĩnh vực trong fine Art cụ thể có bổ sung thêm những xu hướng mới không phải ai cũng nắm được. Được xếp vào nhóm chung của nghệ thuật thị giác, fine là chiếc túi thần lớn bao trọn các lĩnh vực nghệ thuật từ cổ chí kim bao gồm: hội họa, nghệ thuật đương đại, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, nghệ thuật hình thể tiêu biểu có thể kể đến xăm hình nghệ thuật, vẽ mặt hay Body painting...

2.1. Hội họa

Hội họa là đại diện tiêu biểu nhất của fine Art để ám chỉ lĩnh vực nghệ thuật sử dụng màu vẽ, bút sáp để diễn đạt ý tưởng của mình về thiên nhiên, con người lên trên bề mặt giấy, vải...để tạo ra các tranh vẽ. Trong đó, các đường nét chính là ngôn ngữ giúp họa sĩ truyền đạt ý tưởng của mình thay vì câu chữ, ngôn từ như nhà thơ hay nhà văn.

Nếu trước đây, khi nền hội họa hạn chế các vật liệu lãn các kỹ thuật sử dụng để điểm tô cho tác phẩm nghệ thuật của mình thì hiện nay, tại phòng tranh, đường phố...bạn dễ dàng chiêm ngưỡng những tác phẩm được công nhận là hội họa 100% nhưng được tạo nên từ nhiều kỹ thuật khác nhau như màu nước, gốm, men, vẽ chấm, Sfumato...trên những nền chất liệu khác nhau ngoài giấy như tường, gỗ, nhựa hay kính...Con đường gốm sứ dưới chân cầu Long Biên dài khoảng 1km trong lễ kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội...chính là tác phẩm một tác phẩm hội họa. Ngoài ra tại các triển lãm tranh được mở ra bởi những nghệ sĩ nổi tiếng, những chất liệu khác men và gạo hay đá...cũng là những đứa con Fine Art trong thời đại mới.

Việc làm Họa sĩ

2.2. Kiến trúc

Những lĩnh vực của Fine art

Nếu như điểm mạnh của hội họa thể hiện ở màu sắc, đường nét thì ngôn ngữ làm nên sức hấp dẫn của loại hình nghệ thuật Kiến trúc nằm ở khả năng bày trí, tổ chức không gian, lập hồ sơ, bản vẽ thiết kế các công trình xây dựng trong quy hoạch đô thị, thiết kế không gian đô thị, cảnh quan, nội thất hay những thao tác trong tạo dáng công nghiệp. Xuất hiện trong thời kỳ bình minh của loài người mục đích bảo vệ lãnh thổ, kiến trúc bây giờ trở thành nghề hót của những tín đồ nghệ thuật sắp xếp thể hiện trong hai lĩnh vực cơ bản nhất bao gồm: Xây dựng và thiết kế với vị trí kiến trúc sư, họa viên kiến trúc, kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí đối với hệ thống các chi tiết máy.

Việc làm Họa viên kiến trúc

2.3. Fine thuật đương đại - bộ mặt mới của Fine Art

Mỹ thuật hay Fine art được thể hiện mạnh mẽ trong hội họa, kiến trúc và có bước nhảy vọt trong thời hiện đại với những “gương mặt thương hiệu” nghệ thuật kết hợp, nghệ thuật cắt dán ảnh, phức hợp các phương tiện truyền thông như Digital art hay Digital Painting đến nghệ thuật trình điện, nghệ thuật bày trí đến nghệ thuật hình động trong video hoặc tất cả những sự phối hợp giữa hai hay nhiều hình thức giữa chúng.

Trong đó, người anh cả, cũng là ngành đang có sức hút lớn nhất là nhiếp ảnh - Fine Art Photography là nghệ thuật ghi lại khoảnh khắc, con người, cảnh vật trong cái nhìn thuật của người nghệ sĩ với sự hỗ trợ đặc biệt của công nghệ như máy ảnh. Nhiếp ảnh nghệ thuật được vì mục đích tham khảo, thưởng thức thể hiện cái đẹp thường đăng trên các tạp chí hay các phòng triển lãm chứ không nhằm mục đích thương mại.

2.4. Đồ họa

Là hình thức mỹ thuật công nghiệp, đồ họa là loại hình Fine “lai tây” được du nhập vào Việt Nam cùng với nghệ thuật xử lý hình ảnh trên nền tảng công nghệ trên các thiết bị như máy tính, máy quay phim...Thay vì,vẽ hay thay đổi sắp đặt các hình ảnh trên giấy, nhờ vào những cú click chuột người dùng có thể tạo ra những bố cục cân đối của hình ảnh, text để nhằm mục đích lớn nhất trong việc mô phỏng thực tế đồng thời phục vụ cho ngành Báo chí truyền thông...Ứng dụng lớn nhất của đồ họa bao gồm ở hai lĩnh vực lớn là Quảng cáo công nghiệp và thiết kế công nghiệp. Đây cũng là cội nguồn, để các những ai quyết định gắn bó với nghề Graphic Designer tỏa sáng.

Việc làm thiết kế đồ họa

Bên cạnh đó, nghệ thuật hình thể như: Xăm, Body Painting trở thành thành tố quan trọng của Fine Art, cũng là loại hình được ưa chuộng bởi phần lớn các tín đồ về thẩm mỹ trên cơ thể và ngành hốt bạc của các Tatoo-er hay trào lưu lên đời của các viện thẩm mỹ. Những công việc này được đào tạo dựa trên niềm đam mê là chính, khiếu thẩm mỹ, nhưng đầu vào không cầu cao về kinh nghiệm hay bằng cấp đầu vào.

3. Nắm bắt cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn của Fine art hiện nay cùng timviec365.vn

Sự mở rộng không ngừng của các loại hình nghệ thuật Fine Art mở toang cánh cửa nghề cho những tín độ nghề thuật với những lựa chọn nghề đa dạng với chế độ đãi ngộ tốt và mức lương cao. Nhu cầu tuyển dụng lớn đặc biệt các lĩnh vực Fine Art đương đại bao gồm: Kiến trúc sư, Designer, Họa viên kiến trúc, Đồ họa viên...và hàng ngàn những vị trí yêu cầu đôi mắt thẩm mỹ và bộ óc linh hoạt, song tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến địa chỉ tìm việc uy tín để nắm bắt những cơ hội việc làm hấp dẫn cho mình. Tự hào là trang web tuyển dụng uy tín, sở hữu trên 400.000 đối tác chiến lược bao gồm những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và hỗ trợ hơn 2 triệu người tìm việc có thêm nhiều vị trí việc làm ưng ý, timviec365.vn là địa chỉ tìm việc làm mà bạn nên lựa chọn.

Tuyển dụng

Bên cạnh những thông tin đa dạng từ của 90 ngành nghề trên 63 tỉnh thành trên cả nước, ứng viên sẽ được hỗ trợ tạo CV cho từng vị trí một cách chuyên nghiệp ngay trên chính chiếc điện thoại có kết nối Internet của mình trên nền tảng công nghệ AI, gửi trực tiếp đến nhà tuyển dụng mà không phải tải về máy. Hãy trải nghiệm ngay tìm kiếm việc làm thuộc khối ngành Fine Art ngay và luôn nào!

CV mẫu

Trên đây là tổng hợp những chia sẽ của timviec365.vn xoay quanh chủ để “ Fine Art là gì” cũng như chia sẻ về cách tìm việc hiệu quả nhất. Và nếu các bạn thấy hay thì đừng quên ghé qua những bài viết blog khác của timviec365.vn: adobe creative cloud là gì, front end là gì, thiết kế đồ họa thi môn gì,...Hi vọng, chúng sẽ thật sự hữu ích với bạn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau nhé. Thân ái!

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/fine-art-la-gi-a30867.html