Các nhóm ngành công nghệ thông tin, liệu có phù hợp với bạn?

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nó đã và đang thay đổi cách thức hoạt động của con người và xã hội. Chính vì vậy, ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ “hạ nhiệt” bởi nhu cầu nhân lực luôn ở mức cao.

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn khá lúng túng khi chọn ngành học này bởi CNTT chia thành nhiều mảng, nhiều nhóm ngành khác nhau. Mỗi nhóm có những nét đặc trưng và yêu cầu công việc riêng biệt. Chính vì vậy, bài viết này TopDev sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nhóm ngành công nghệ thông tin cũng như những điểm thú vị của từng mảng. Bắt đầu thôi nào!

Tổng quan về ngành công nghệ thông tin

Các nhóm ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin (IT - Information Technology) là ngành khoa học kỹ thuật xử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối, xử lý dữ liệu cũng như lưu trữ, trao đổi và sử dụng thông tin. Các sản phẩm và dịch vụ của ngành này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, từ điện thoại thông minh, máy tính cá nhân cho đến các ứng dụng trực tuyến.

Trong thời đại số hóa, ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các lập trình viên. Các “ông lớn” công nghệ như Apple, Google, Amazon, Facebook và Microsoft cũng là những nhà tuyển dụng lớn trong ngành này. Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên CNTT luôn ở mức cao, điều này thúc đẩy nhiều bạn trẻ muốn học hỏi và làm việc trong ngành CNTT đầy tiềm năng này.

Có thể thấy, CNTT là một bức tranh tổng thể vô cùng to lớn, mỗi nhánh trong nó đều ẩn chứa nhiều điều thú vị, đòi hỏi bạn phải đào sâu nghiên cứu. Vậy nên, việc hiểu rõ các nhóm ngành công nghệ thông tin là bước đầu tiên giúp bạn không “lạc lối” trên con đường tìm kiếm và khám phá thế giới công nghệ phía trước.

Các nhóm ngành công nghệ thông tin

Khoa học máy tính

Computer Science

Khoa học máy tính (Computer Science) là chuyên ngành tập trung vào nghiên cứu các thuật toán, lý thuyết chuyên môn cũng như ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính. Các chuyên gia Khoa học máy tính sử dụng ngôn ngữ lập trình và công cụ tính toán để thiết kế và phát triển các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu và xử lý thông tin.

Ngành khoa học máy tính là một lĩnh vực đang phát triển rất nhanh với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cao trong tương lai. Các chuyên gia Khoa học máy tính có thể làm việc trong các công ty công nghệ lớn, các trung tâm nghiên cứu, các tổ chức chính phủ hoặc các trường đại học và viện nghiên cứu.

Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm (Software Engineering) tập trung vào việc phát triển, thiết kế, triển khai và bảo trì phần mềm. Các chuyên gia công nghệ phần mềm thường là những nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp, được đào tạo để có khả năng tạo ra các giải pháp phần mềm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Các lĩnh vực con của Công nghệ phần mềm bao gồm: phát triển ứng dụng di động (App Developer), phát triển trò chơi (Game Developer), phát triển phần mềm nhúng, phát triển phần mềm mã nguồn mở và nhiều lĩnh vực khác. Có thể thấy, công nghệ phần mềm là một lĩnh vực đầy thách thức, đang phát triển rất nhanh với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cao trong tương lai.

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Communications and Computer Networks) được nhiều doanh nghiệp ăn đón bởi sự phát triển thần tốc của internet, cùng xu thế Internet of Things (IoT) kết nối mọi thứ với nhau bằng internet. Ngành này sẽ tập trung vào việc thiết kế, triển khai, vận hành và bảo trì các mạng máy tính, hệ thống truyền thông dữ liệu và các ứng dụng liên quan.

Những chuyên gia trong ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có thể làm việc trong các công ty viễn thông, các công ty công nghệ, các trung tâm nghiên cứu hoặc tổ chức chính phủ. Những công việc phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm: chuyên viên quản trị mạng, kỹ thuật viên mạng, chuyên gia bảo mật mạng và nhiều công việc khác.

Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) tập trung vào việc phát triển các hệ thống máy tính, thiết kế phần cứng máy tính dựa trên những nguyên lý cũng như phương pháp dùng trong thiết kế các hệ thống phần cứng đó. Đây là một sự lựa chọn cho bạn khi băn khoăn không biết nên chọn ngành nào trong các nhóm ngành công nghệ thông tin.

Ngành kỹ thuật máy tính là một lĩnh vực đầy thách thức và phát triển rất nhanh với nhiều cơ hội việc làm, tiềm năng phát triển cao trong tương lai. Các công việc phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm: kỹ sư phần cứng máy tính; kỹ sư lập trình các loại chip cho máy tính, đồ điện tử, thiết bị công nghệ; kỹ sư vi điều khiển và nhiều công việc khác.

Tham khảo việc làm Security Engineer Developer HOT trên TopDev

Kỹ thuật mạng

Kỹ thuật mạng (Internet Engineering) tập trung vào việc thiết kế, triển khai và quản lý hệ thống mạng máy tính. Để làm được ngành này bạn cần có kiến thức về quản trị mạng, an ninh mạng, dịch vụ mạng, lưu trữ cơ sở dữ liệu, hệ thống backup thông tin,…

Với sự phát triển của các công nghệ mới như IoT (Internet of Things), Cloud Computing và AI (Artificial Intelligence), lĩnh vực kỹ thuật mạng đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các tổ chức và doanh nghiệp. Các chuyên gia kỹ thuật mạng sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của các hệ thống mạng.

Hệ thống quản lý thông tin

Hệ thống quản lý thông tin (MIS - Management Information Systems) là ngành kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông để thu thập, tổng hợp, khai thác và phân phối dữ liệu thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cần có kiến thức về cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu và các kỹ thuật bảo mật thông tin.

Hệ thống quản lý thông tin là một lĩnh vực rất quan trọng trong các tổ chức hiện đại. Các chuyên gia trong lĩnh vực này có thể làm việc trong các công ty công nghệ, các tổ chức kinh doanh hoặc chính phủ. Những công việc phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm: Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu, chuyên viên quản lý thông tin, chuyên viên phân tích dữ liệu và nhiều công việc khác.

Big Data và Machine Learning

Big Data và Machine Learning

Big Data và Machine Learning nằm trong các nhóm ngành công nghệ thông tin được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Big Data giúp doanh nghiệp tiếp cận dữ liệu và khai thác dữ liệu dễ dàng, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Machine Learning sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học từ dữ liệu để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau.

Big Data và Machine Learning là một ngành khá mới tại Việt Nam, do đó nhân lực ngành này khá khan hiếm và mức lương luôn nằm trên top đầu. Vì vậy, để có thể giỏi trong ngành này bạn cần phải có kiến thức về lý thuyết dữ liệu, lập trình, kỹ thuật trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu. Các công việc phổ biến trong lĩnh vực Big Data và Machine Learning bao gồm: kỹ sư dữ liệu; chuyên viên phát triển hệ thống tự động hóa và robot; chuyên viên trí tuệ nhân tạo; chuyên gia nghiên cứu AI chuyên sâu;…

Trí tuệ nhân tạo

Ngành trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là một lĩnh vực tập trung vào việc phát triển các hệ thống và chương trình máy tính có khả năng tự động học và thực hiện các nhiệm vụ mà trước đó chỉ có thể được thực hiện bởi con người. Mục tiêu của trí tuệ nhân tạo là tạo ra các máy tính có khả năng hiểu, học, tư duy và thực hiện các công việc thông minh một cách tự động.

Ngành trí tuệ nhân tạo đòi hỏi chuyên môn cao, bao gồm kiến thức đa dạng từ nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, khoa học máy tính và kỹ thuật. Ngày nay, đã có nhiều ứng dụng phổ biến của trí tuệ nhân tạo, ví dụ như ô tô tự động lái, phần mềm dịch tự động, trợ lý ảo trên điện thoại và đối thủ ảo trong trò chơi điện thoại.

Triển vọng phát triển của ngành CNTT trong tương lai

Ngành công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả kinh tế, y tế, giáo dục và giải trí. Trong tương lai, ngành công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng với sự gia tăng của các ứng dụng của AI, IoT, Big Data và Cloud Computing.

Tại Việt Nam, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 nền kinh tế kỹ thuật số sẽ chiếm 30% GDP và tỷ lệ nền kinh tế kỹ thuật số trong mỗi ngành hoặc lĩnh vực sẽ đạt ít nhất 20% (theo chủ tịch Visana Nguyễn Văn Khoa). Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành CNTT trong tương lai là vô cùng lớn.

Tổng kết

Trên đây là tất cả những chia sẻ của TopDev về các nhóm ngành công nghệ thông tin và triển vọng của ngành trong tương lai. Tham khảo thêm báo cáo thị trường IT Việt Nam 2022 để nắm bắt được xu hướng phát triển ngành CNTT, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định chọn học ngành nào tốt hơn. Hy vọng rằng, với những kiến thức trên các bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn cho mình trong việc lựa chọn chuyên ngành. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình!

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Jobs IT for Developer hấp dẫn trên TopDev

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin-a30704.html