6 cách trị thiếu máu tại nhà, nâng cao hiệu quả cần tham khảo

Một số trường hợp thiếu máu có thể điều trị tại nhà. Vậy có những cách trị thiếu máu tại nhà nào mà người bệnh có thể áp dụng, an toàn và hiệu quả? Những trường hợp nào người bệnh có thể tự điều trị thiếu máu tại nhà?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS. NGUYỄN QUỐC THÀNH - Trưởng Đơn vị Huyết học lâm sàng, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Tổng quan về bệnh thiếu máu là gì?

Thiếu máu được định nghĩa là tình trạng suy giảm khối lượng hồng cầu (RBC) (1). Chức năng của RBC là cung cấp oxy từ phổi đến các mô và carbon dioxide từ các mô đến phổi. Hồng cầu thực hiện điều này bằng cách sử dụng hemoglobin (Hb). Khi bị thiếu máu, số lượng hồng cầu vận chuyển oxy và carbon dioxide giảm làm suy giảm khả năng trao đổi khí của cơ thể.

Thiếu máu là suy giảm khối lượng hồng cầu
Thiếu máu được định nghĩa là tình trạng suy giảm khối lượng hồng cầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, bao gồm mất máu, tăng phá hủy hồng cầu (tan máu) hoặc giảm sản xuất hồng cầu trong tuỷ xương,… Các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thiếu máu phát sinh từ tình trạng thiếu cung cấp oxy các mô cơ quan trong cơ thể. Sốc, hạ huyết áp hoặc suy tim, suy hô hấp,… và nhiều vấn đề khác có thể xảy ra ở người bệnh thiếu máu. Điều này thường sẽ nặng nề hơn đối với những người lớn tuổi mắc bệnh phổi và tim mạch tiềm ẩn.

Nguyên nhân thiếu máu nào có thể hỗ trợ điều trị tại nhà?

Không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng những cách trị thiếu máu tại nhà. Tùy theo nguyên nhân gây thiếu máu cũng như mức độ thiếu máu mà người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám hay chăm sóc sức khỏe tại nhà theo tư vấn của bác sĩ.

Trong đó, thiếu máu do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, thiếu máu do mang thai, thiếu máu do đang trong chu kỳ kinh nguyệt,… thường là những nguyên nhân gây thiếu máu có thể chăm sóc, điều trị và khắc phục tại nhà.

Để xác định chính xác xem trường hợp thiếu máu nào có thể áp dụng cách trị thiếu máu tại nhà hay cần nhập viện theo dõi điều trị, cần thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ. Không nên tự ý điều trị thiếu máu tại nhà để tránh bệnh trở nặng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Người bệnh nghi ngờ thiếu máu có thể đăng ký thăm khám tại Đơn vị Huyết học lâm sàng, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Đơn vị Huyết học lâm sàng hiện đang có nhiều bác sĩ được đào tạo chuyên sâu và có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực huyết học lâm sàng, kết hợp với các máy móc xét nghiệm hiện đại, có thể giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu máu.

Hướng dẫn cách trị thiếu máu tại nhà

1. Thiếu máu cần bổ sung những gì?

Khi áp dụng những cách điều trị thiếu máu tại nhà, cần lưu ý việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cho tình trạng thiếu máu được cải thiện nhanh chóng hơn. Các dưỡng chất mà người bệnh thiếu máu cần bổ sung bao gồm:

Người bệnh thiếu máu có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt
Người bệnh thiếu máu có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thiếu máu

2.1. Thiếu máu bổ sung thực phẩm gì?

Người bị bệnh thiếu máu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng với đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B12, axit folic và vitamin C, bao gồm:

Tham khảo: Người bị thiếu máu nên ăn gì? 19 thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tốt

Bổ sung sắt giúp điều trị thiếu máu tại nhà
Ăn thực phẩm giàu chất sắt là một cách trị thiếu máu tại nhà hiệu quả

2.2. Thực phẩm không tốt cho người bệnh thiếu máu

Khi đang thực hiện những cách trị thiếu máu tại nhà, cần lưu ý một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng hấp thụ chất sắt và các loại vitamin bị chậm lại, ảnh hưởng đến việc điều trị:

2.3. Lên thực đơn gợi ý cho người thiếu máu

Với người bệnh bị thiếu máu, khi lên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, có thể ưu tiên chế biến các món ăn tốt cho tình trạng bệnh lý của mình, chẳng hạn như:

3. Giảm stress

Có hai dạng căng thẳng là căng thẳng mãn tính và căng thẳng cấp tính. Khi bị căng thẳng, cơ thể trải qua những thay đổi sinh lý cụ thể có thể liên quan đến bệnh thiếu máu.

Một số lý thuyết cho rằng lo lắng, căng thẳng có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Một cách khác mà căng thẳng có thể gây thiếu máu là do trạng thái tâm lý không ổn định có thể gây ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của bạn. Căng thẳng có thể khiến bạn không ăn nhiều dẫn đến suy dinh dưỡng và khiến bạn bị thiếu máu.

Ngoài ra, căng thẳng mãn tính cũng ngăn cản cơ thể sản xuất axit clohydric để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các dưỡng chất trong thức ăn.

Vì thế, cách trị thiếu máu tại nhà cũng cần tập trung vào việc cải thiện sức khỏe tinh thần, thực hiện các biện pháp giảm stress, lo lắng như đi dạo, nghe nhạc, trò chuyện cùng người thân,…

4. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ không trực tiếp ảnh hưởng đến bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ bị căng thẳng, stress,… Vì vậy, người bệnh đang áp dụng những cách trị thiếu máu tại nhà cũng cần chú ý nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc.

Nên hạn chế việc thức quá khuya, chỉ ngủ những giấc ngủ ngắn. Với người trưởng thành, tốt nhất nên ngủ giấc ngủ sâu từ 7-8 tiếng/ngày để tránh mệt mỏi và giúp tình trạng thiếu máu được cải thiện tốt hơn.

5. Tăng cường vận động

Ngoài việc nâng cao sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống, tập thể dục còn cải thiện chức năng thể chất của cơ thể, cải thiện hiệu quả của tim và phổi, đồng thời giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Những lợi ích này sẽ góp phần giúp tăng hiệu quả của những cách trị thiếu máu tại nhà mà người bệnh đang áp dụng.

Người bệnh thiếu máu có thể luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày và tùy thể trạng mà có thể lựa chọn các bài tập phù hợp. Tránh vận động mạnh, gắng sức. Một số bài tập thích hợp với người bệnh thiếu máu gồm có:

6. Từ bỏ thói quen có hại

Sức khỏe tổng thể không được đảm bảo sẽ làm cho việc điều trị thiếu máu diễn ra kém hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sức khỏe không tốt cũng khiến cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém hơn và làm cơ thể chậm sản xuất các tế bào máu hơn.

Vì thế, một cách trị thiếu máu tại nhà cần lưu ý chính là từ bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe, chẳng hạn như:

Các phương pháp điều trị thiếu máu khác

Ngoài những cách trị thiếu máu tại nhà có thể áp dụng trong một số trường hợp nêu trên, còn có một số phương pháp thường được bác sĩ chỉ định thực hiện để điều trị thiếu máu như:

Một số thuốc điều trị thiếu máu
Một số loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu

Cách phòng tránh bệnh thiếu máu

Có thể ngăn ngừa một số loại bệnh thiếu máu, đặc biệt là những bệnh do thiếu chất sắt hoặc vitamin. Còn một số loại bệnh thiếu máu di truyền, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì không thể phòng ngừa tuyệt đối, nhưng vẫn có thể chăm sóc, điều trị để kiểm soát bệnh.

Các biện pháp áp dụng giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu bao gồm:

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/tai-nha-a30370.html