Hiện nay, có không ít bạn trẻ lựa chọn New Zealand là điểm đến học tập. Trước đây, New Zealand từng là quốc gia ít ai chú ý đến khi muốn du học. Ngày nay, câu chuyện đó đã khác. Hãy dành vài phút để tìm hiểu các thông tin do ThinkEDU chia sẻ dưới đây. Các bạn sẽ có lời giải vì sao du học New Zealand đang thịnh hành.
Vì sao nên du học New Zealand? Muốn tìm lời giải đó, các bạn nên xem quốc gia New Zealand có những ưu điểm gì. Theo nghiên cứu của Blacktower Financial Management, New Zealand nằm trong top các nước đáng sống nhất thế giới dành cho người nước ngoài (năm 2021). Các lợi ích khi SV quốc tế du học New Zealand:
Hệ thống giáo dục New Zealand có 3 bậc: mẫu giáo, phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), đại học và sau học. Các bạn thường chọn đi du học đến đất nước này ở bậc phổ thông, đại học và sau đại học.
Bậc phổ thông ở New Zealand có 13 lớp (tương tự như Úc). Các bé vào lớp 1 (5 tuổi) và hoàn tất toàn bộ bậc học này ở lớp 13 (khi đã 19 tuổi). Bậc học này rất ít trường tư thục. Các trường phổ thông công lập có chất lượng giảng dạy đồng đều và cơ sở vật chất cũng tiên tiến như nhau. Có một số trường là nội trú, còn lại đa số là bán trú.
Ngay từ lớp 1, các em đã được thụ hưởng nền giáo dục hiện đại và đúng chuẩn quốc gia. Xen kẽ các môn học lý thuyết, HS được rèn luyện các kỹ năng sống. HS từ lớp 10 trở đi đã có thể nhận biết khả năng hoặc năng khiếu của các em là gì. Các bạn cũng tự xác định tương lai của mình sẽ theo học tiếp lên ĐH hoặc học các trường dạy nghề phổ thông.
HS có thể học ở các lớp có sĩ số nhỏ và một số môn chỉ học cùng với giáo viên (hình thức 1 kèm 1). Các bạn được quyền trao đổi lý thuyết chi tiết hơn với giảng viên. Các bạn còn được đi trải nghiệm thực tế, thực hành nhiều tiết, tham gia các chuyến đi thực tế theo ngành học cụ thể, các buổi hội nghị và giao lưu,…
Các bạn HS lên lớp 9, các bạn chưa phải học chương trình phân ban. Nhưng từ lớp 11 trở đi, các bạn được quyền chọn học theo phân ban. Chọn ban học tự nhiên hoặc xã hội tùy theo nguyện vọng nghề nghiệp tương lai hoặc năng khiếu.
Sau khi tốt nghiệp lớp 13, HS được nhận bằng tốt nghiệp quốc gia bậc 3 (The National Certificate of Educational Achievement - NCEA). Nếu chỉ mới học hết lớp 11, thì HS nhận NCEA bậc 1 và bậc 2 là đã học hết lớp 12. NCEA là chứng chỉ chứng nhận HS đã hoàn thành lớp 11, 12 hoặc 13 ở bậc phổ thông. Và chứng chỉ này chỉ có ở hệ thống giáo dục New Zealand.
Các trường ĐH và học viện ở New Zealand được hơn 50 quốc gia trên thế giới công nhận bằng cấp. Vì đất nước này là thành viên của tổ chức Công Ước và được nhận bằng cấp Lisbon Qualification Recognition Convention.
Các trường luôn hướng SV phải có tư duy độc lập, tìm kiếm giải pháp, giải quyết các vấn đề vướng mắc và sáng tạo đổi mới. Vì vậy, các doanh nghiệp và công ty luôn đánh giá cao các SV tốt nghiệp từ các trường của New Zealand.
Với các khóa học đào tạo nghề (VET), Chính Phủ trợ giá học phí cho các trường và các cơ sở giáo dục đã được cấp phép. Trong đó, TAFE (Giáo Dục Kỹ Thuật và Nâng Cao) là cơ sở nổi tiếng chuyên đào tạo các chương trình học nghề.
Về ĐH, New Zealand chỉ có 8 trường công lập nhưng tất cả đều nằm trong top 500 trường tốt nhất của thế giới. Các trường đào tạo từ bậc cử nhân đến sau đại học. Các trường cao đẳng công lập (Polytechnic) và cao đẳng tư thục cũng được đào tạo chương trình cử nhân nhưng yêu cầu đầu vào và đầu ra không cao.
Các trường ĐH thường có 2 học kỳ chính. Học kỳ 1 khai giảng vào tháng 2 và học kỳ 2 khai giảng vào tháng 7. Một học kỳ có 2 4 tuần học và SV có nhiều đợt nghỉ giữa các học kỳ (tùy theo trường). Trong các kỳ nghỉ, SV vẫn được đăng ký học tiếp các tín chỉ để rút ngắn thời gian học.
Những năm gần đây, New Zealand thu hút SV quốc tế đến học tập, làm việc và sinh sống. Vì sao có hiện tượng như vậy? Vì giáo dục của đất nước này có sự khác biệt so với các nước khác của thế giới. Đây là điều cốt lõi khiến nhiều bạn quyết định đi du học New Zealand.
New Zealand là quốc gia được các bạn trẻ quan tâm trong thời gian vừa qua khi muốn đi du học. Là nơi hội tụ đầy đủ các tiêu chí phù hợp với SV quốc tế, New Zealand được ưa chuộng cũng dễ hiểu.
Dù bao nhiêu tuổi và có ý định du học ở bậc nào, New Zealand đều đáp ứng tất cả. So với các quốc gia khác, New Zealand là đất nước linh hoạt trong vấn đề đào tạo và giáo dục hạt giống đặc biệt - con người.
Ở New Zealand, các trường trung học đa số là trường công lập. Một số vùng cũng có trường tư thục và bán công nhưng vẫn không đáng kể.
Hệ bán công là loại trường tư thục đã được chuyển lên hệ thống trường công. HS cũng học giáo trình giống các bạn trường công lập. PH sẽ đóng học phí khoảng 1.000 - 2.000 NZD/năm học. Trường bán công có thể là trường được quản lý bởi các dòng tu.
Các trường công lập được Chính Phủ tài trợ toàn bộ - từ học phí đến cơ sở vật chất. Các em đi học ở trường công thì không phải đóng tiền học. Tuy nhiên, PH cần đóng tiền đồng phục, chi phí đi dã ngoại, tiền mua sách và phí sử dụng các trang thiết bị ở trường. Các phí này vẫn không cao bằng học phí.
Các em học ở trường bán công và tư thục thì PH đóng tiền học phí và các chi phí có liên quan. HS được học giáo trình khác hoàn toàn với các bạn học ở trường công. Chính Phủ cho phép hệ bán công và tư thục soạn chương trình học riêng. Các trường này cũng có triết lý và định hướng giáo dục riêng.
Dù là hệ công, bán công hay tư thục; các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giảng dạy vẫn phải tuân theo khung của Chính Phủ. Điều kiện đầu vào và điều kiện đầu ra cũng phải theo quy định chuẩn chung.
Các bằng cấp mà HS nhận được có giá trị đồng đều. HS sau khi tốt nghiệp đều tích lũy được các kỹ năng nhất định để các bạn tự tin thích nghi môi trường mới. Hệ thống giáo dục trung học vẫn phù hợp với hệ thống giáo dục các quốc gia khác trên thế giới. Như vậy, HS quốc tế vẫn có thể xin học vào các trường ĐH ngoài New Zealand.
Khi có dự định đi du học bậc cử nhân (cao đẳng hoặc đại học) ở New Zealand, các bạn cần tìm hiểu về các trường. Nếu chọn trường cao đẳng, thì bạn phải xem đó là trường cao đẳng công lập hay tư thục.
Cao đẳng
Các trường cao đẳng và học viện đào tạo ngành nghề đa số thuộc hệ công lập. Các trường này chuyên đào tạo các ngành hoặc nghề để SV sau khi tốt nghiệp là đi làm ngay. Có một số ít trường có đào tạo đại học và thạc sĩ.
Khi bạn học chương trình bậc cử nhân hoặc thạc sĩ, thì bạn được yêu cầu phải thực hành nhiều hơn. Thời gian nhập học và kết thúc một năm học cũng tương tự như các trường ĐH. Bằng cấp nhận được, các bạn vẫn xin việc làm dễ dàng hoặc học lên bậc tiếp theo.
Các trường dạng này thường mở rộng giảng dạy đa nghề nhưng cũng có trường chỉ chú trọng vào 1-2 nghề. Dù hướng đào tạo và triết lý giáo dục của mỗi trường khác nhau, song, các trường đều phải tuân thủ khung chuẩn của Chính Phủ (New Zealand Qualifications Authority). Các trường không có giấy chứng nhận về chất lượng giáo dục của Chính Phủ đều không được xem là trường tốt.
Đại học
New Zealand có tất cả 8 trường ĐH (thuộc ĐH tổng hợp các ngành đào tạo và hệ công lập). Tuy đã thành lập từ lâu (hàng trăm năm), nhưng chất lượng giáo dục được công nhận toàn thế giới.
Ngoài đào tạo, các trường còn tham gia nghiên cứu các ngành nghề theo nhịp với các quốc gia khác. Các trường đều có một số thế mạnh đào tạo các ngành, từ y-nha-dược đến điện toán hoặc nông nghiệp-môi trường. 8 trường ĐH đó là:
Là đất nước có hệ thống giáo dục không gò bó và các chương trình học đều đa dạng, nhiều bạn đến New Zealand để học cao học. Nếu như ngày xưa người ta đi du học thạc sĩ là phải ở các nước nổi tiếng về học thuật, thì ngày nay người ta lại có sự thay đổi. Không chỉ chú trọng vào bằng cấp, chúng ta còn lưu tâm đến các yếu tố khác. Tính ứng dụng của các môn học, cơ hội làm việc hoặc nghiên cứu sau khi ra trường, gia tăng tính kết nối với các bạn đồng môn-đồng nghiệp-quản lý-giáo sư,…New Zealand thỏa hết các yếu tố đó.
Nếu đam mê nghiên cứu và theo đuổi con đường học vấn, thì các bạn sẽ nghĩ đến chuyện đi du học tiến sĩ. New Zealand là nơi trao ngàn cơ hội rèn luyện và nghiên cứu dành cho nghiên cứu sinh.
Khi trở thành nghiên cứu sinh ở New Zealand, bạn sẽ hưởng đặc quyền trợ giá học tập và thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Hơn nữa, Chính Phủ cũng cho phép bạn được đi học cùng với gia đình. Điều đó có nghĩa là bạn không phải chịu cảnh “nhớ nhà xa gia đình” khi phải tham gia đề án.
Vị phối ngẫu của nghiên cứu sinh được phép đi làm toàn thời gian (là được bình đẳng làm việc như người bản xứ). Con cái (từ 5 đến 18 tuổi) được miễn học phí khi học ở trường công lập. Các con cũng sẽ được hưởng quyền lợi như các bạn đồng lứa bản địa.
Khi kết thúc khóa tiến sĩ, bạn có quyền xin gia hạn visa 1 năm để tìm và làm việc trên đất nước New Zealand. Nếu làm việc đúng với chuyên ngành thì Chính Phủ khuyến khích nhân tài như bạn làm việc lâu dài hơn. Trong thời gian đó, bạn có quyền nộp đơn xin định cư (cả gia đình).
Song song với các lợi điểm mà bạn sẽ hưởng thì bạn phải đối mặt với một số thách thức trước. Bạn và gia đình phải cần ít nhất 1 tháng để ổn định và thích nghi cuộc sống mới. Bạn cần phải tìm người hướng dẫn dày dặn kinh nghiệm để định hướng đề tài nghiên cứu của bạn.
Bạn cũng phải thực hiện đề cương. Khi gần kết thúc khóa học, bạn phải chuẩn bị tinh thần, chiến lược, kế hoạch và thời gian để làm báo cáo. Bạn thậm chí phải trình bày công trình nghiên cứu của mình trước một Hội Đồng.
Bậc tiến sĩ là bậc cao nhất trong quãng thời gian học thuật của đời người. Tiến sĩ đòi hỏi phải có kiến thức uyên bác, kỹ năng học thuật và kinh nghiệm nghiên cứu. Quá trình chuẩn bị hồ sơ không được chiếu lệ. Các trường ĐH và học viện đòi hỏi ở một người nghiên cứu sinh gần như là chỉn chu.
Muốn du học ở các quốc gia sử dụng tiếng Anh, thì các bạn phải khá tiếng Anh. Điều này ai cũng biết. Nhưng, không phải bạn nào cũng vượt qua được. Các bạn rèn luyện tiếng Anh miệt mài từ sáng đến tối nhưng vẫn không khá lên bao nhiêu. Ác mộng hơn là ta dễ bị nản chí. Bởi vì các bạn thiếu môi trường chạm và tiếp xúc. Các bạn cần sử dụng tiếng Anh 24/7 thì khả năng và trình độ sẽ tiến bước nhanh hơn.
Nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Anh, các PH gửi con em mình đến các trung tâm ngoại ngữ từ sớm. Một số cha mẹ còn táo bạo hơn, là cho con đi du học tiếng Anh ở nước ngoài. Singapore và Philippines là 2 quốc gia được nhiều bạn nhỏ cho đi học tiếng Anh nhiều nhất. Một số cha mẹ chọn du học tiếng Anh tại New Zealand cho con vì các quốc gia châu Á không chuẩn về tiếng Anh.
Ở New Zealand, các chương trình học tiếng Anh là học với người bản địa, chất giọng Anh chuẩn. Kết hợp với phương pháp đào tạo thích hợp, HS-SV dễ tiếp thu tiếng Anh hơn. So với đi du học tiếng Anh ở Mỹ, Anh, Canada và Úc; thì New Zealand là lựa chọn khôn ngoan. Khí hậu dễ chịu, môi trường sống chan hòa, xã hội không bất ổn và dễ hòa nhập với người bản địa,…
Đi du học tiếng Anh ở New Zealand thì chọn khóa học gì?
Du học hè không còn xa lạ với PH và các bạn HS. Để mùa hè của các con không trôi qua lãng phí, PH thường cho con tham gia các lớp văn-thể-mỹ hoặc năng khiếu. Nếu con không có năng khiếu gì thì cho con học tiếng Anh ở trung tâm.
Một cách tốt hơn để học tiếng Anh là du học hè. Các con vừa được đi du lịch, vui chơi, kết thêm nhiều bạn mới - vừa được “tắm” tiếng Anh. Nếu PH có ý định cho con đi du học, thì hãy cho con tham gia những chương trình du học hè.
Du học hè New Zealand trở nên hot vì HS được rèn luyện môi trường tiếng Anh chuẩn, quốc gia này cũng yên bình. Chi phí cho một chuyến đi cũng không đắt (khoảng 3.000 - 7.000 NZD).
Chương trình du học hè ở New Zealand dành cho các bạn từ 11 đến 17 tuổi. Các bạn sẽ đi qua New Zealand khoảng 4-6 tuần. Lịch trình được thiết kế linh hoạt, giữa các buổi luyện tiếng Anh là các hoạt động ngoại khóa.
Vì sao du học nghề New Zealand lợi trăm bề?
Du học nghề ở New Zealand là bước chuyển khôn ngoan cho bất cứ bạn nào. Bạn có học lực không được xuất sắc. Tài chính của gia đình bạn không dư dả. Vì bạn được tích lũy kinh nghiệm và tài chính để vươn lên tầm cao mới. Bạn có biết rằng nhiều chương trình giảng dạy thạc sĩ chuyên ngành ở các trường ĐH công lập New Zealand chấp thuận HS-SV đi lên từ học nghề?
Yêu cầu đầu vào của các trường CĐ nghề cũng dễ với các bạn:
Có nhiều ý kiến cho rằng vào dự bị đại học là HS-SV yếu kém học lực. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn là đúng khi các bạn đi du học ở đất nước có hệ thống giáo dục 13 lớp. Hệ thống giáo dục của New Zealand ở bậc trung học có sự tương đồng với Anh Quốc.
Các bạn HS phải hoàn tất 13 năm học (hết 19 tuổi) thì mới được vào ĐH. Ở những nước chỉ có 12 năm phổ thông, thì các bạn cần vào học 1 năm dự bị để bổ sung các kiến thức của năm lớp 13 của New Zealand.
Dự bị đại học New Zealand là bước đệm vững chắc dành cho các bạn chưa quen phương pháp học ở nước này. Vì khi vào cánh cửa giảng đường, các bạn sẽ có cách học khác hẳn. Không có đề cương sẵn. Không ai thúc giục phải học. Các bạn phải tự soạn bài (tự chuẩn bị kiến thức) trước ở nhà.
Với những bạn chưa xác định đúng ngành học cho mình ở ĐH, thì khóa dự bị ĐH sẽ cứu cánh. Các bạn sẽ được trang bị thêm kiến thức nền tảng và quen với các môn sẽ học ở ĐH. Khi đó, các bạn sẽ nhận thấy bản thân phù hợp ngành học gì.
Nếu như học tập ở một số nước thì các bạn phải độc thân. Chính Phủ không cho phép bạn mang theo gia đình cùng du học với mình. Úc và New Zealand có chính sách này cho những bạn đã kết hôn. So với Úc, thì hàng xóm New Zealand dễ chịu hơn.
Du học mang theo gia đình còn có tên là du học định cư. Đây là xu hướng lựa chọn mới cho các gia đình hạt nhân. Đời sống các bạn đã dần ổn định (về tài chính lẫn cuộc sống hôn nhân), các bạn nghĩ đến chuyện nâng cao cuộc sống.
Du học New Zealand mang theo gia đình được nhiều bạn tìm hiểu. Bạn đi học và được mang theo người phối ngẫu lẫn con theo (phải dưới 18 tuổi). Chồng/vợ bạn được cấp giấy phép lao động ở New Zealand. Con của bạn được học miễn phí ở trường công lập.
Các bạn lưu ý là Chính Phủ chỉ cho phép các du học sinh đi học ở bậc cử nhân trở lên. Nếu du học sinh dưới 18, các em được đi học cùng 1 người giám hộ (cha hoặc mẹ).
Tuy New Zealand có chi phí du học không cao, nhưng các bạn vẫn phải chuẩn bị trước chi phí du học. Chủ động trong vấn đề tài chính sẽ giúp các bạn và gia đình không bỡ ngỡ hoặc hoang mang.
Có nhiều chi phí các bạn phải dự tính trước, trong đó là học phí là phần sẽ chiếm nhiều không gian nhất trong túi tiền. Các phí sinh hoạt tuy không chiếm dụng nhiều nhưng bạn sẽ vẫn phải cho vào bảng dự tính.
Tùy theo tỉnh bang, thành phố, trường và cấp học; học phí và phí sinh hoạt khác nhau. 2 khung phí này có thể chênh lệch nhiều.
Ước tính mức học phí theo bậc học:
Ước tính mức học phí theo ngành học:
Đây là các khoản chi tiêu mà nhiều bạn dễ bỏ quên khi đi du học New Zealand. Tùy theo tỉnh bang và thành phố, mức sinh hoạt sẽ có chi phí khác nhau.
Thông thường, các thành phố lớn có chi phí tiêu dùng đắt đỏ hơn ở các thành phố nhỏ và thị trấn. Ước tính phí trung bình cho mỗi tháng ăn uống, tiêu vặt và thuê nhà ở: 17.000 NZD - 27.000 NZD.
Các bạn có thể giảm mức phí đó xuống một chút bằng cách đi làm thêm giữa các giờ học trong tuần. Mùa hè, bạn làm toàn thời gian cũng nhẹ gánh phí sinh hoạt. Bạn vừa có trải nghiệm sống vừa có tiền túi. Tuy nhiên, việc học hành vẫn phải đặt lên hàng đầu.
Trình độ học vấn là điều kiện tiên quyết khi đi du học New Zealand. Tùy theo từng cấp học và chương trình đào tạo, các yêu cầu về trình độ là khác nhau. Cùng một cấp học và cùng một chương trình, các trường cũng có những yêu cầu riêng biệt. Vì vậy, các bạn cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng và cân nhắc.
So với Anh, Mỹ, Canada hay quốc gia láng giềng (Úc), New Zealand không gây áp lực cao cho HS-SV ở đầu vào. SV quốc tế có phần dễ thở hơn khi xin nhập học trường ở nước này. Đó là yêu cầu chung với các trường không nổi tiếng của New Zealand. Với những trường nổi tiếng, đầu vào vẫn “nặng cân”. Ví dụ điểm trung bình phải trên 7.5 và IELTS tối thiểu là 7
Nếu không thỏa về điểm trung bình và IELTS, các bạn có thể học 1 khóa dự bị ĐH trước
Nếu không thỏa về điểm trung bình và IELTS, các bạn có thể học 1 khóa dự bị thạc sĩ trước
Để nâng cao tri thức, các kỹ năng và khả năng của bản thân; du học là con đường đúng đắn. Tuy nhiên, con đường này không phải bằng phẳng cho tất cả các bạn. Bạn có nguyện vọng đi nhưng điều kiện tài chính eo hẹp, thì phải làm thế nào? Đành bỏ lỡ luôn sao? Đừng nản, vì các bạn vẫn còn hy vọng. Tìm học bổng du học New Zealand.
Ở đất nước này, các bạn sẽ thấy có 2 loại học bổng: học bổng do Chính Phủ cấp hoặc học bổng từ trường (học viện). Nếu bạn được học bổng do Chính Phủ cấp, thì xin chúc mừng bạn đó là học bổng toàn phần. Bạn không phải lo tiền học nữa. Chi phí sinh hoạt hàng ngày thì bạn đi làm thêm sẽ bù đắp vào. Nếu bạn được học bổng của trường, thì học bổng đó chủ yếu là bán phần. Bạn sẽ được nhẹ gánh một nửa và phải đóng một nửa còn lại.
Du học New Zealand là giải pháp tối ưu vì vừa sức với bạn. Để quãng thời gian du học ở quốc gia này trở nên trọn vẹn, thì bạn nên tham khảo kinh nghiệm của các bạn đã đi trước.
Chọn trường nào tùy vào cấp học mà bạn dự định đi du học New Zealand. Ngoài ra, đừng quên cân nhắc trình độ hiện tại và khả năng tài chính. Sau khi cân nhắc các yếu tố đó, bạn được quyền chọn thành phố sẽ đến học. Các thành phố mà thường được nhiều HS-SV quốc tế đến học: Auckland, Wellington, Christchurch, Dunedin và Hamilton).
Từ năm 2018, Chính Phủ đã cởi mở hơn trong các chính sách cấp thị thực cho HS-SV quốc tế. Các bạn dễ xin visa du học hơn. Các bạn không phải chứng minh hồ sơ tài chính phức tạp.
Khi đi du học từ bậc cử nhân trở lên, bạn được phép mang theo gia đình. Người thân cùng đi với bạn mà đang trong độ tuổi lao động, họ sẽ được Chính Phủ cấp giấy phép lao động. Làm việc ngành nghề gì? Câu trả lời tùy thuộc vào hồ sơ và khả năng của mỗi bạn.
Bên cạnh đó, Chính Phủ cũng nới lỏng chính sách nhập cư dành cho người nước ngoài. Cánh cửa rộng mở và chào đón những tài năng và trí thức đến New Zealand tạo dựng cuộc sống mới.
SV quốc tế sau khi hoàn thành chương trình học cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ; các bạn được quyền tìm và làm việc. Sau khoảng thời gian làm việc 3-5 năm ở đất nước này, bạn lại được quyền xin định cư. Các bạn cần phải thỏa các điều kiện tối thiểu sau:
Tuy xin visa du học New Zealand không khó nhằn, nhưng các bạn vẫn phải chú ý chuẩn bị đầy đủ những gì mà Lãnh Sự (Đại Sứ Quán) yêu cầu.
Về lý thuyết, các thông tin về chương trình học, các trường học, điều kiện nhập học và xin visa du học New Zealand đều có trên Internet. Tuy nhiên, không phải tất cả thông tin đó đều đúng và phù hợp với bạn. Mỗi bạn có tình trạng hồ sơ và khả năng học tập khác nhau.
ThinkEDU sẽ dẫn lối cho bạn, chúng tôi sẽ phải tìm hiểu kỹ càng về hồ sơ cũng như tình trạng hiện tại của bạn. Tình trạng hiện tại chính là bạn đang học gì và làm việc ở ngành nghề nào. Vì sao bạn lại muốn đi du học New Zealand?
Một số bạn thậm chí đã rõ hết các thông tin về du học nước này, nhưng lại không hiểu được tình trạng hồ sơ của mình. Các bước xin visa du học không khó, nhưng di chuyển từ bước đầu đến bước cuối lại là chuyện khác. Có nên nộp bằng chứng là giấy viết tay thỏa thuận sở hữu tài sản (nhà cửa và đất đai các loại) không? Sổ tiết kiệm ở ngân hàng phải có hạn mức bao nhiêu và thời gian kích hoạt như thế nào là đủ mạnh?
Bạn thấy những điều liệt kê sơ bộ ở trên đã đủ đau đầu chưa? Trông dễ nhưng không dễ! Bạn cần người đốt sáng ngọn đuốc trên đường. ThinkEDU có mặt để thực hiện sứ mệnh đó.
Vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo:
Công Ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Think
Address: 168 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phone: 0909 668772
Email: info@think.edu.vn
Website: https://think.edu.vn/
ThinkEDU - Chắp cánh ước mơ du học của bạn thành hiện thực, mở ra một tương lai tươi sáng!
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/hoc-bong-new-zealand-a30179.html