Việc nặn mụn liên tục còn có thể biến mụn nhọt bình thường thành u nang bã nhờn rất khó điều trị. Loại mụn này còn được gọi là u nang biểu bì, là những khối u nhỏ dưới da chứa đầy dịch mủ đặc có mùi.
Mụn nhọt có tự lành không? Ngay cả khi nặn nhọt lành mà không để lại sẹo hoặc thâm, da bạn cũng có thể bị PIH (chứng tăng sắc tố da sau viêm) do viêm mụn gây ra. Cứ mỗi lần da bạn bị tổn thương, dù chúng có khả năng lành lại thì lớp mô cũng sẽ bị mất đi. Tổn thương trên da càng lớn, nguy cơ mất đi lớp mô càng cao. Đây là nguyên nhân gây ra các loại sẹo rỗ như sẹo rỗ đáy nhọn hoặc sẹo rỗ đáy vuông.
>>> Bạn có thể quan tâm: Mụn nhọt ở mông: Nguyên nhân và cách trị mụn tại nhà an toàn, hiệu quả cao
Đầu tiên, bạn hãy thử điều trị mụn nhọt bằng thuốc không kê đơn có thành phần như salicylic acid hoặc benzoyl peroxide. Bạn nên chấm lên nốt mụn nhọt trước để thử độ an toàn cũng như hiệu quả của chúng trên da bạn. Thông thường, các sản phẩm này sẽ giúp mụn nhọt thu nhỏ kích thước, khô lại và mau lành hơn.
Tuy nhiên, chúng có thể chỉ có hiệu quả tốt đối với mụn nhọt nhỏ. Nếu bạn bị mụn nhọt lớn và mãn tính, bạn hãy gặp bác sĩ da liễu nhanh chóng để được giúp đỡ.
Điều tốt nhất bạn nên làm khi bị nổi mụn mủ là để nó tự lành. Thế nhưng, nếu bạn có ý định nặn nó, ít nhất hãy nặn mụn mủ đúng cách để an toàn cho da.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/nan-mun-nhot-xong-nen-lam-gi-a26380.html