Phổ biến nhất trên thị trường là một số loại như dâu tây Mộc Châu, dâu tây Đà Lạt, dâu tây Trung Quốc, dâu tây Hàn Quốc, dâu tây Nhật Bản...
Tại khu vực Mộc Châu, Sơn La lại có thời tiết mát mẻ quanh năm rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của dâu tây. Sản lượng cũng như chất lượng của dâu tây Mộc rất tuyệt vời, phương thức vận chuyển đơn giản. Khi đến đây, bạn có thể dễ dàng thưởng thức những trái dâu tây tươi ngon vừa được hái từ trên cây xuống.
Để phân biệt dâu tây Mộc Châu cũng không quá khó. Loại dâu tây này có màu đỏ tươi, mọng nước và hơi mềm. Phần núm thường sát vào quả, thậm chí còn có những quả có phần núm tụt cả vào trong. Khi bổ đôi dâu tây Mộc Châu ra, bạn sẽ thấy phần thịt quả màu đỏ nhạt, ăn có vị ngọt ngọt, chua hơi thanh và mùi rất thơm.
Tuy kích thước các quả không đều có loại to cũng có loại nhỏ và sự chênh lệch thường khá lớn nhưng chất lượng lại rất đồng đều.
Theo thống kê các đặc biệt nhận dạng để phân biệt hai loại dâu tây của Đà Lạt và dâu Tây Trung Quốc, có nhiều đặc điểm khác biệt có thể giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận ra loại dâu mình muốn mua.
Cụ thể, dâu tây Đà Lạt có hình dáng quả không đồng đều, kích thước quả vừa phải, không quá to, quả mền, không nhẵn mịn. Trong khi đó dâu Trung Quốc, có độ đồng đều cao, quả to, quả có độ cứng, mịn.
Về màu sắc, dâu tây Đà Lạt có màu đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng. Dâu tây Trung Quốc lại cho màu đỏ sậm từ đầu đến cuống, trông rất đẹp mắt.
Phần đài quả, dâu tây Đà Lạt có phần đài mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, có màu xanh nhạt. Những đặc điểm này, người tiêu dùng sẽ không nhận thấy khi mua dâu Trung Quốc, bởi phần đài quả của dâu Trung Quốc dày, rất mướt, phủ đến hơn một phần ba trái dâu và có màu xanh đậm như màu lá ngót.
Với phần thịt bên trong, dâu tây Đà Lạt sẽ có màu đỏ nhạt, có màu trắng đan xen. Dâu tây Trung Quốc lại sở hữu phần thịt có màu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xen.
Về mùi vị, dâu tây Trung Quốc không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh, trong khi đó dâu của Việt Nam lại có mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh.
Ngoài ra, người tiêu dùng còn có cách nhận biết khác là dâu Trung Quốc có thể để từ 7 đến 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà vẫn còn tươi mới, trong khi dâu Đà Lạt chỉ để tối đa 2 ngày là héo hoặc thâm hết cuống.
Dâu tây Đà Lạt thường được phục vụ tiêu dùng ngay tại Việt Nam. Cách để phân biệt dâu tây Đà Lạt với các loại dâu khác tương đối đơn giản. Dâu tây Đà Lạt thường chỉ bảo quản được khoảng 2 ngày. Quá 2 ngày, chúng sẽ không còn tươi, ngọt như lúc đầu.
Ngoài ra, một số loại dâu tây nhập khẩu như dâu tây Úc, dâu tây Nhật... trong đó, dâu tây Úc là loại có màu sắc bắt mắt nhất. Chúng có màu đỏ tươi, bóng bảy khá đẹp. Kích thước quả lớn với mỗi trái dâu tây Úc sẽ có kích thước khoảng nửa bàn tay người lớn.
Phần cuống lớn màu xanh, bao phủ trên quả. Màu đỏ của quả đều, từ cả phần thân cho đến tận gần cuống. Dâu tây Úc có thể bảo quản tới 4-5 ngày trong điều kiện mát mẻ.
Trong khi đó, dâu tây trắng Nhật Bản hay dâu tây anh đào Nhật Bản cũng được nhiều người lựa chọn, tìm mua do chất lượng, dễ phân biệt hơn nhưng giá thành cao.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/dau-tay-co-vao-mua-nao-a23334.html