Thời gian sống của người ung thư lưỡi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng, phương pháp điều trị,… Bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Bạn đọc cần lưu ý những vấn đề bất thường trong từng giai đoạn để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh di căn làm giảm thời gian sống.
Trước khi trả lời câu hỏi ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu, cần xem xét đến các yếu tố liên quan. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư lưỡi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư lưỡi phụ thuộc vào các yếu tố kể trên. Tỷ lệ sống trên 5 năm ở mỗi giai đoạn khác nhau:
Ung thư lưỡi giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh thường có cảm giác như có dị vật cắm vào lưỡi nhưng xuất hiện không kéo dài nên nhiều người không để ý.
Ngoài triệu chứng này, người bệnh còn nhận thấy những nốt phồng trên lưỡi, có màu khác thường. Đồng thời, niêm mạc lưỡi trở nên trắng, có vết loét nhỏ, sờ vào có cảm giác cứng, không mềm như bề mặt lưỡi bình thường, một số người còn sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm có tỷ lệ chữa khỏi cao và thời gian sống lâu hơn. Thống kê cho thấy hơn 80% bệnh nhân ở giai đoạn này có thể sống trên 5 năm sau điều trị thành công.
Ở giai đoạn đầu khối u có kích thước nhỏ nên phẫu thuật tương đối dễ dàng và thuận lợi. Kết hợp với xạ trị sẽ tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Trong quá trình điều trị, đặc biệt là xạ trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ điều trị của bác sĩ, có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học.
Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn 2 và 3 khá cao. Do bệnh không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, hoặc người bệnh nhầm lẫn ung thư lưỡi với các bệnh lý răng miệng khác. Điều này vô cùng nguy hiểm, vì nếu không điều trị sớm và đúng ung thư lưỡi có thể di căn và ảnh hưởng đến tính mạng.
Ở giai đoạn 2 - 3, nếu bệnh nhân đáp ứng tốt điều trị thì khả năng sống trên 5 năm là khoảng 67% ở giai đoạn 2 và 58% ở giai đoạn 3. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, khả năng đáp ứng điều trị khác nhau ở mỗi bệnh nhân.
Các triệu chứng phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn 2 và 3 như sau:
Tình trạng nặng khi những tổn thương lở loét, có mủ, dễ chảy máu,... Có trường hợp không loét niêm mạc lưỡi nhưng có nhân nhô lên niêm mạc, có màu tím nhạt,…
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có 3 phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm đau hoặc phương pháp điều trị triệu chứng nếu không đáp ứng thuốc.
Có thể nói, khi ung thư lưỡi đến giai đoạn cuối thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là điều không thể. Lúc này chỉ có thể kiểm soát di căn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Các triệu chứng nhận biết giai đoạn cuối:
Phát hiện bệnh càng sớm, bệnh nhân càng có nhiều hy vọng chữa khỏi bệnh. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy chủ động đi khám để chẩn đoán bệnh mắc phải và điều trị.
Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu là câu hỏi mà người bệnh luôn muốn hỏi bác sĩ. Bên cạnh phác đồ điều trị thì một số thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp người bệnh kéo dài thời gian sống. Người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu. Như đã đề cập, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ kết hợp chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa di căn và các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/hinh-anh-ung-thu-luoi-giai-doan-2-a23181.html