Hà Giang Ở Đâu – Thuộc Vùng Nào | Tổng Quan về Tỉnh Hà Giang

Hà Giang ở đâu, Hà Giang thuộc vùng nào trên bản đồ? chắc hẳn là những câu hỏi mà nhiều người vẫn luôn thắc mắc. Hà Giang là một tỉnh vùng cao nằm ở vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, và cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những núi non hùng vĩ, vẻ đẹp kiệt tác của thiên nhiên ban cho. Bài viết dưới đây, Tầm Nhìn Việt - Công ty Du Lịch Tổ Chức Tour Trong Nước sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi Hà Giang ở đâu, Hà Giang thuộc khu vực nào và mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về tỉnh Hà Giang.

Tổng Quan Về Tỉnh Hà Giang

Vị Trí Tỉnh Hà Giang ở Đâu?

Hà Giang là một tỉnh đồi núi, thuộc vùng Đông Bắc, Việt Nam. Tỉnh này giáp với Cao Bằng ở phía Đông, giáp với tỉnh Yên Bái và Lào Cai phía Tây, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc. Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó chỗ rộng nhất tính từ Đông sang Tây dài 115 km và từ Bắc xuống Nam là 137 km tính theo đường chim bay. Điểm cực bắc của tỉnh Hà Giang cách Lũng Cú khoảng 3km về phía đông, đây cũng chính là điểm cực bắc của Tổ quốc. Cho nên Hà Giang được gọi là mảnh đất địa đầu của Tổ Quốc.

Vị Trí Tỉnh Hà Giang ở Đâu
Vị Trí Tỉnh Hà Giang ở Đâu

Lịch sử hình thành tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một trong 15 bộ thuộc quốc gia Lạc Việt vào thời Hùng Vương. Đến thời Thục Phán An Dương Vương thành lập đất nước Âu Lạc thì Hà Giang được cho vào thuộc bộ lạc Tây Vu. Thời kỳ bị một nghìn năm đô hộ bởi phương Bắc, Hà Giang vẫn thuộc huyện Tây Vu của quận Giao Chỉ. Tới đời nhà Lý, nơi đây thuộc về châu Bình Nguyên. Hà Giang lần đầu tiên được nhắc tới trong một bài minh khắc trên chuông của chùa Sùng Khánh được đúc vào đầu thời của Lê Dụ Tông nhân dịp trùng tu lại chùa. Mãi tới ngày 20/08/1891, tỉnh Hà Giang mới được thành lập, và sau đó cùng với tỉnh Tuyên Quang hợp thành quân khu 3 (tên đầy đủ là Đạo quan binh thứ ba). Sau khi đất nước độc lập, tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được hợp nhất thành lập nên tỉnh Hà Tuyên. Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 9 khóa VIII, Quốc hội Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

Địa Hình Tỉnh Hà Giang

Hà Giang có địa hình chủ yếu là địa hình cao nguyên, với những ngọn núi cao chót vót như đỉnh Tây Côn Lĩnh hay ngọn Kiều Liêu Ti. Địa hình nơi đây được chia làm 3 vùng: Vùng nằm sát Bắc chí tuyến là vùng cao núi đá, còn được biết đến là cao nguyên Đồng Văn, bao gồm các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và Mèo Vạc với khoảng 90% đặc trưng cho địa hình karst là những ngọn núi đá vôi. Vùng phía Tây là vùng cao núi đất thuộc khối núi thượng nguồn của sông Chảy, bao gồm huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì. Địa hình chủ yếu ở đây là địa hình dạng vòm hoặc nửa vòm quả lê, địa hình yên ngựa xen giữa các các dạng địa hình dốc. Địa hình khu vực này bị phân cắt nên có nhiều nếp gấp. Vùng kéo dài từ huyện Bắc Mê, thành phố Hà Giang qua huyện Vị Xuyên tới huyện Bắc Quang là vùng núi thấp. Địa hình khu vực này bằng phẳng hơn với các khu vực núi cao trên với những khu rừng già xen những thung lũng nằm dọc theo những con sông, con suối. Hà Giang hứa hẹn là một điểm hấp dẫn du khách tới tham quan, khám phá khi được mẹ thiên nhiên ưu ái ban cho những phong cảnh, địa hình phong phú.

Các Điểm Tham Quan Du Lịch Nổi Tiếng Tại Hà Giang

Cao Nguyên Đá Đồng Văn

Nơi đây đã được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 12 năm 2010 bởi UNESCO. Cao nguyên đá Đồng Văn là khu vực núi đá có độ cao trung bình trên 1000m, trải trên 4 huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc và Yên Minh. Tại đây có rất nhiều các di sản địa chất, địa tầng, chứa đựng những dấu ấn về lịch sử phát triển của vỏ trái đất

Cổng Trời Và Núi Đôi Quản Bạ

Là cửa ngõ đầu tiên để lên tới được Cao nguyên đá Đồng Văn, có độ cao 1.500m so với mực nước biển cho nên được gọi là Cổng trời Quản Bạ. Núi đôi Cô Tiên chính xác là một kiệt tác của thiên nhiên, nó gắn liền với truyền thuyết về núi đôi Quản Bạ vô cùng cảm động.

Cổng Trời Quản Bạ - Hà Giang

Đèo Mã Pí Lèng

Là một trong tứ đại đỉnh đèo nổi tiếng nhất tại Việt Nam, Mã Pí Lèng là một cung đường đường đèo vô cùng treo leo và hiểm trở mà bất cứ khu khách nào tới Hà Giang cũng muốn chinh phục. Đèo có chiều dài khoảng 20km và có độ cao 1.200m so với mực nước biển, nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc với thành phố Hà Giang.

Đèo Mã Pí Lèng

Rừng Thông Yên Minh

Được mệnh danh là một Đà Lạt thu nhỏ, rừng thông Yên Minh là một nơi du khách có thể tới để giúp xua tay đi những căng thẳng mệt mỏi và chánh khỏi sự ồn ào nơi thành thị. Nơi đây có một bầu không khí trong lành, mát mẻ sẽ mang lại cho du khách cảm giác thoải mái, như được hòa mình vào thiên nhiên và tha hồ hưởng thụ.

Thung Lũng Sủng Là

Đây là một địa điểm thu hút rất nhiều du khách khi đến với Hà Giang. Thung lũng Sủng Là được mệnh là một bông hoa giữa lòng những cao nguyên đá. Đến với nơi đây, du khách tha hồ chiêm ngưỡng muôn hoa đua sắc nở và khám phá những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của các đồng bào dân tộc trong các ngôi nhà trình tường truyền thống.

Cột Cờ Lũng Cú

Cột Cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia được đặt trên đỉnh núi Lũng Cú hay còn được gọi với tên gọi khác là Long Sơn (Núi Rồng). Đây được coi là nơi địa đầu của tổ quốc, điểm đầu tiên của dải đất hình chữ S này, tuy nhiên cột cờ Lũng Cú vẫn cách điểm cực Việt Nam khoảng 3.3km theo một đường thẳng.

Cột Cờ Lũng Cú Hà Giang là một tỉnh có rất nhiều những cảnh quan thiên nhiên vô cùng đẹp và hấp dẫn, thật không ngoa khi cho rằng đây là một trong những nơi có kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam với những núi non hùng vĩ và những khu rừng nguyên sinh phong phú đa dạng. Vậy thì bạn còn chần chờ gì mà không lên ngay kế hoạch cho một chuyến du lịch đến với miền địa đầu của tổ quốc này.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/ha-giang-nam-o-dau-a23176.html