Theo quan niệm tâm linh, rằm tháng bảy là khoảng thời gian “mở cửa quỷ môn”, các vong hồn bị chết oan, không có người thân ma chay cúng giỗ hay chết bất đắc kỳ tử sẽ được lên dương gian hưởng sự cúng tế của người dương hoặc tìm người thế mạng.
Ngoài ra, đây là ngày lễ chính của Phật Giáo-Lễ Vu Lan ngày báo đáp ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, đấng sinh thành. Cúng gia tiên cầu siêu cho họ về cõi an lành cũng mong rằng sẽ được phù hộ độ trì, gặp nhiều điều may mắn, gặp giữ hóa lành. Ngày cúng này thường được tổ chức long trọng vì theo quan niệm dân gian “Cúng cả năm không bằng cúng rằm tháng 7”.
1. Thời gian cúng rằm tháng 7
Thông thường, thời gian thực hiện sẽ ngày rằm tức ngày 15/7 âm lịch. Tuy nhiên theo dân gian, thời hạn Diêm vương mở cửa Quỷ Môn Quan là 2/7- 14/7 nên để gia tiên cũng như các vong hồn lang thang có thể nhận được đồ cúng tế thì các gia đình nên cúng trong khoảng thời gian này là tốt nhất.
Thời điểm cúng gia tiên, Phật sẽ diễn ra vào ban ngày (sáng hoặc trưa).Thời điểm cúng chúng sinh thực hiện nên tổ chức vào các buổi chiều tối, các nhà tâm linh học đã lý giải rằng do ban ngày, lượng ánh sáng mạnh làm cho các vong linh suy yếu khó có thể thọ hưởng được những đồ cúng của người dương.
2. Mâm cúng rằm tháng 7
Mỗi mâm cúng rằm tháng 7 đều là sự thành tâm của mỗi gia đình. Thông thường, sẽ có 3 mâm cúng: mâm cúng Phật (cúng chay), mâm cúng gia tiên (cúng mặn), cúng chúng sinh. Trong đó, việc cúng gia tiên, cúng Phật sẽ được diễn ra trong nhà- trong không gian thờ. Cúng chúng sinh sẽ được thực hiện tại trước cửa nhà hoặc sân nhà.
Mâm cúng Phật Rằm tháng 7
Tại bàn Phật, mâm cúng sẽ là mâm cúng đồ chay hoặc là mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật. Dưới đây là những lễ vật có thể làm mâm cúng Phật:
Giò chay hoặc chả chay
Xôi (xôi trắng, xôi gấc, xôi đỗ xanh,..)
Canh nấm, canh rau củ quả
Nộm rau củ
Hoa tươi, trái cây
Nem chay hoặc nem nấm
Chè
Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 7
Tùy theo từng điều kiện của từng gia đình mà sẽ chuẩn bị cúng gia tiên khác nhau. Đồng thời, một mâm cúng rằm tháng 7 có những gì cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh, văn hóa gia đình đó. Có thể tham khảo gợi ý sau:
Gà luộc cả con
Giò lụa
Chả nem
Canh mộc/ canh măng nấu
Rau củ xào bò
Nộm rau củ
Miến xào
Xôi ruốc
Chè
Mâm cúng rằm tháng 7 này khi cúng xong sẽ được cả gia đình thụ lộc luôn. Mâm cúng này vô cùng ý nghĩa với nhiều gia đình vì đây là dịp mà các thành viên sẽ cùng nhau tụ họp quây quần bên nhau.
Mâm cúng cô hồn ngoài trời
Là mâm cúng dành cho những vong hồn cầu bơ cầu bất, lang thang, hay ông bà ta thường hay gọi là “cúng ăn” cho ma đói, ma khát. Tùy mỗi gia đình mà có cách sắm lễ và mua đồ cúng riêng. Thông thường về cơ bản nên cúng theo những vật lễ sau:
Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc, tiền vàng
Bánh kẹo, bỏng ngô
Ngô, khoai, sắn
Cháo trắng loãng: 12 bát
Gạo (1 đĩa), muối (1 đĩa)
Hoa quả (5 loại, 5 màu)
Nước lọc
Nhang (3 nén), nến (2 ngọn), tiền vàng
Tiền lẻ (tùy điều kiện của mỗi gia đình)
Ngoài việc kiêng sát sinh thì trong ngày rằm tháng 7 ở nhiều nơi, nhiều gia đình còn thực hiện nghi thức phóng sinh các loài như: chim, cua, ốc, cá...
Ngoài ra, với muối gạo khi cúng xong không mang vào nhà sử dụng mà sẽ được rắc 4 phương 8 hướng. Vàng mã và quần áo chúng sinh sẽ được hóa để các cô hồn có thể thọ hưởng.
Lưu ý khi cúng rằm tháng 7
Khi thực hiện lễ cúng, người cúng hay người ngồi hành lễ cùng cần ăn mặc lịch sự, trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính.
Trước khi cúng, cần lau dọn, vệ sinh sạch sẽ bàn thờ, lúc thắp hương không ai quấy rầy tránh việc ảnh hưởng đến không khí tôn nghiêm của buổi cúng.
Không cúng mặn cô hồn vì theo quan niệm tâm linh sẽ khơi dậy lòng tham sân si của các vong hồn. Trong quá trình cúng chúng sinh tránh đọc tên các thành viên trong gia đình và địa chỉ gia chủ.
Tuyệt đối không được ăn vụng đồ cúng.
Theo quan niệm dân gian, không hóa vàng mã của gia tiên chung với chúng sinh để tránh việc các cô hồn thọ hưởng đồ của người nhà đã khuất.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cung-ca-nam-khong-bang-ram-thang-7-a23127.html