Chấn thương xương cụt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Xương cụt gồm nằm ở vị trí cuối cùng của cột sống. Một trong số những vấn đề thường gặp với xương cụt là chấn thương. Tình trạng chấn thương xương cụt có thể gây đau đớn và kéo theo nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này ngay bây giờ nhé!

Chấn thương xương cụt là gì?

Xương cụt nằm ở đâu trên cột sống của chúng ta? Trên hệ thống xương cột sống, xương cụt còn được gọi là đốt sống cụt, nằm ở vị trí thấp nhất. Nó gồm 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Xương cụt có chức năng giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng khi ở tư thế ngồi.

Nhóm xương này cũng giúp các cơ quan xung quanh như dây chằng, gân, cơ được cố định. Xương cụt hỗ trợ nâng đỡ cột sống, giúp chúng ta thực hiện tốt các chức năng đi, đứng, ngồi. Ngoài ra, xương này còn giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn.

Chấn thương xương cụt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 1Xương cụt là phần xương cuối cùng của cột sống

Chấn thương xương cụt là tình trạng có tổn thương ở xương cụt gây đau đớn, tác động xấu đến sức khỏe. Chấn thương ở xương cụt có thể gồm nhiều dạng và xảy ra ở các mức độ khác nhau từ bầm tím, trật khớp đến gãy xương cụt. Người gặp chấn thương này sẽ cảm thấy đau nhức từ âm ỉ đến đau nhói. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới bị chấn thương ở xương cụt cao hơn nam giới. Lý do là vì trong giải phẫu, xương chậu của nữ giới rộng hơn nên xương cụt bị lộ ra nhiều hơn.

Nguyên nhân phổ biến gây chấn thương xương cụt

Xương cụt của chúng ta có thể bị chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến như:

Chấn thương xương cụt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 2Cũng có những trường hợp không xác định được nguyên nhân gây chấn thương xương cụt

Triệu chứng chấn thương xương cụt

Tùy mức độ tổn thương ở xương cụt, người bị chấn thương có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Thường gặp nhất là các triệu chứng như:

Xương cụt bị chấn thương ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày của người bệnh. Ngay cả những hoạt động bình thường như xoay người, ngồi xuống,… cũng khiến họ ám ảnh. Càng để lâu, các chấn thương này càng khó phục hồi và để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, nếu có dấu hiệu nghi ngờ tổn thương xương cụt, người bệnh cần đi khám sớm. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu chấn thương tủy sống, người bệnh cần giữ nguyên tư thế, không được di chuyển và người nhà cần gọi xe cấp cứu.

Chấn thương xương cụt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 3Càng để lâu, biến chứng của chấn thương vùng xương cụt càng nặng nề

Điều trị chấn thương xương cụt

Chấn thương xương cụt có thể được điều trị thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây chấn thương. Một số phương pháp điều trị phổ biến nhất thường là:

Quá trình phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc vào nguyên nhân chấn thương, mức độ nghiêm trọng, phương pháp điều trị chấn thương. Nếu gãy xương cụt, có thể cần 8 - 12 tuần đẻ lành thương.

Chăm sóc cho người bị chấn thương xương cụt

Chấn thương xương cụt có thể cần nhiều thời gian để phục hồi. Và người bệnh có thể cần đến những phương pháp giảm đau và chăm sóc hỗ trợ phục hồi sau:

Chấn thương xương cụt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 4Vật lý trị liệu phục hồi chức năng xương cụt

Phòng ngừa chấn thương xương cụt

Chấn thương ở xương cụt có thể xảy ra một cách đầy bất ngờ và trong những tình huống tưởng như vô hại như: Khi đi trên cầu thang, bắc ghế cao lấy đồ, lau dọn ở vị trí cao, đi lại trong nhà tắm, đi đường khi trời mưa, tham gia giao thông, thể dục thể thao,… Vì vậy, để giảm nguy cơ chấn thương, chúng ta cần hết sức cẩn thận trong mọi hoạt động của đời sống.

Khi đi lại hay tập thể dục thể thao, bạn nên chọn những đôi giày tốt, vừa chân để tránh trơn trượt và giảm nguy cơ té ngã. Nền nhà tắm nên giữ khô ráo, chống trơn trượt. Không nên đi lại ra ngoài đường, leo cầu thang khi đang bị chóng mặt, hạ huyết áp,… cũng là điều nên làm.

Chấn thương xương cụt có thể xảy ra với các mức độ khác nhau. Có thể, chấn thương nhẹ chỉ thoáng qua rồi tự khỏi. Nhưng cũng có khi cần phẫu thuật và phục hồi chức năng trong thời gian dài. Tốt nhất, khi có dấu hiệu đau xương cụt, chúng ta nên đi khám càng sớm càng tốt.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/gay-xuong-cung-cut-a23084.html