Nổi mụn nước trong miệng là những nốt thương tổn nhỏ, sưng phồng giống như mọc mụn, trong nốt mụn thường nhìn thấy hình ảnh nước hoặc dịch trong suốt. Mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trong miệng như: ở sàn miệng, nổi mụn ở lưỡi hay môi. Thông thường, mụn nước ở miệng thường gây ra bởi tổn thương bên trong do bị vi khuẩn, virus tấn công.
Dấu hiệu bị nổi mụn nước trong miệng
Trong các trường hợp mụn nước được gây ra bởi virus thì sau khi kết thúc đợt cấp tính của bệnh, virus vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể và gây tái phát thành nhiều đợt khác nhau. Nổi mụn nước trong miệng không đau, tuy nhiên có thể gây khó chịu khi ăn uống và khi nói chuyện.
Ngoài mụn nước, cơ thể có thể gặp những triệu chứng khác như đau rát miệng, rát họng, viêm họng, miệng có mùi hôi,….. hay nghiêm trọng hơn là nổi hạch, sốt nhẹ…..
Nổi mụn nước trong miệng thường xuyên khiến nhiều người lo lắng về bệnh lý đang gặp phải. Vậy nổi mụn nước trong miệng có phải là dấu hiệu của bệnh gì không, có nguy hiểm không? Bạn cùng theo dõi câu trả lời trong phần sau đây của bài viết nhé!
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra mụn nước trong miệng:
Nhiệt miệng: Nhiệt miệng chính là tình trạng viêm nhiễm phổ biến mà mọi người hay mắc phải. Ban đầu, những nốt mụn nhiệt miệng có thể là những mụn nước nhỏ, sau đó vỡ ra và gây loét và đau rát.
Mụn rộp sinh dục: Mụn rộp sinh dục là bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục khi quan hệ tình dục bằng miệng, hay sử dụng chung các vật dụng như bàn chải, đồ dùng ăn uống…..
Do bệnh bạch sản niêm mạc: Bệnh gây ra do mô tế bào ở khoang miệng tăng sinh quá mức, lan rộng và gây các vết viêm loét.
Nổi mụn nước trong miệng có thể gây ra bởi nhiệt miệng, sởi, thủy đậu, mụn rộp...
Do bệnh sởi: Mụn nước trong miệng có thể do bệnh sởi gây ra và còn được gọi là Koplik. Nếu bạn mắc phải bệnh sởi, bạn sẽ thường mọc mụn nước đi kèm với những triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, ho khan.
Do bệnh thủy đậu: Một căn bệnh thường được biết đến với các nốt mụn nước trên khắp cơ thể là thủy đậu, và miệng cũng không ngoại lệ.
Do bệnh tay chân miệng: Biểu hiện của bệnh tay chân miệng là nốt mụn nước xuất hiện tại lớp niêm mạc miệng như niêm mạc má, lợi, lưỡi với kích thước khá nhỏ, ngoài ra mụn nước còn xuất hiện ở lòng bàn tay. lòng bàn chân gây khó chịu. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ với khả năng lây lan nhanh thành dịch bệnh.
Do bệnh ung thư: Ung thư là căn bệnh ác tính, có thể gây ra tình trạng mụn nước hay vết loét trong miệng. Ai cũng biết mức độ nguy hiểm của ung thư nên bạn cần phải cẩn thận, tuyệt đối không chủ quan với các dấu hiệu mụn nước hay vết loét lâu ngày không khỏi trong miệng.
Các nốt mụn nước gây nhiều khó chịu trong quá trình ăn uống, nói chuyện hay sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết hôm nay, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ chia sẻ cho các bạn 7+ cách chữa mụn nước trong miệng tại nhà đơn giản, dễ dàng:
Một phương pháp điều trị đơn giản khi nổi mụn nước đó là sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể điều trị mụn nước. Bạn có thể khám trực tiếp tại các cơ sở y tế hoặc khám bác sĩ online để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của bản thân. Ngoài các thuốc đặc trị, bạn có thể dùng thêm một số loại thuốc để kháng khuẩn, tăng đề kháng và giảm đau tại chỗ như Orrepaste, Kamistad, Oracortia.
Chữa nổi mụn nước trong miệng tại nhà bằng thuốc bôi, thuốc uống dưới hướng dẫn của bác sĩ
Mật ong là loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe và có nhiều tác dụng. Bạn có thể sử dụng mật ong để điều trị mụn nước trong miệng tại nhà. Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, đặc biệt có hương vị ngọt ngào, lành tính, thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Hơn hết, nhiều nhà khoa học đã chứng minh sử dụng mật ong còn có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát do nhiệt miệng.
Cách điều trị mụn nước bằng mật ong thì vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần bôi trực tiếp mật ong lên vết mụn 3 - 4 lần/ ngày. Duy trì thực hiện trong vài ngày, các triệu chứng sưng, viêm và đau sẽ giảm dần.
Chữa nổi mụn nước trong miệng tại nhà bằng mật ong
Tương tự như mật ong, dầu dừa cũng có tính kháng khuẩn tốt do có chứa acid lauric tự nhiên. Dầu dừa có tác dụng giảm sưng, giảm đau, làm vết loét nhanh lành hơn. Để có hiệu quả cao, bạn nên sử dụng loại dầu dừa nguyên chất.
Cách sử dụng dầu dừa để điều trị mụn nước như sau:
Dùng lượng dầu dừa vừa đủ, bôi lên vết mụn, vết loét trong miệng mỗi ngày 1-2 lần.
Bạn nên hạn chế nuốt nước bọt sau khi bôi để dầu dừa có đủ thời gian tác dụng lên tổn thương ở trong miệng.
Chữa nổi mụn nước trong miệng tại nhà bằng dầu dừa
Trà hoa cúc là loại trà được nhiều người yêu thích bởi mùi thơm dịu và vị ngọt nhẹ tự nhiên. Nhiều nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc có tác dụng giảm đau, lành thương tốt. Ngoài ra, trong trà hoa cúc có chứa Levomenol và azulene, từ đó có tính sát trùng, chống viêm hiệu quả. Cách sử dụng như sau:
Làm ẩm túi trà hoa cúc bằng nước sạch
Dùng túi trà ẩm đắp lên vùng tổn thương trong vài phút.
Để thuận tiện hơn, bạn có thể pha trà hoa cúc ấm, dùng súc miệng 3 - 4 lần mỗi ngày cho đến khi mụn nước khỏi.
Chữa nổi mụn nước trong miệng tại nhà bằng trà hoa cúc
Các thói quen hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bên trong và tinh thần của bạn. Việc điều chỉnh các thói quen hàng ngày theo hướng tích cực cũng là một cách điều trị hiệu quả cho tình trạng mọc mụn nước trong miệng. Một số lối sống lành mạnh sau đây mà bạn nên áp dụng:
Tránh thức khuya, ngủ đúng và đủ giấc mỗi ngày
Thay thế nước lạnh bằng việc uống nước ấm hàng ngày
Tập thể dục, giúp cơ thể tăng cường trao đổi năng lượng với môi trường…
Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp bạn có hệ tiêu hóa tốt, sức khỏe bền bỉ và một làn da khỏe, đẹp. Để điều trị mụn nước, cùng với các biện pháp điều trị khác, bạn còn cần thay đổi chế độ ăn uống của mình để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một chế độ ăn uống lành mạnh như sau:
Tránh đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ
Tránh các thực phẩm cay, nóng
Hạn chế các loại quả hay thực phẩm có tính nóng: vải, mận
Bổ sung nhiều rau xanh, các loại hoa quả, thực phẩm có tính mát: dứa, táo, sữa chua…..
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế mụn nước trong miệng
Nếu các phương pháp chữa trị mụn nước tại nhà không có hiệu quả, bạn cần tìm đến các bác sĩ da liễu để có thể được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh và kê đơn thuốc cùng các lời khuyên phù hợp.
Bạn có thể đặt lịch khám da liễu online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ khám da liễu online uy tín dưới đây:
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;
Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bạn qua hình ảnh trên video, nắm được lối sống và tiểu sử bệnh qua các câu trả lời từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh và liệu trình điều trị phù hợp.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu
Tải app
Khám online với bác sĩ da liễu trên ứng dụng IVE - Bác sĩ ơi ngay tại nhà
Ngoài ra, nếu bạn còn lo lắng hoặc triệu chứng nổi mụn nước trong miệng nặng hơn, phát ra do các bệnh lý hoặc tiến triển bất thường, cần đi khám tại các Bệnh viện, phòng khám uy tín để được bác sĩ giỏi thăm khám, điều trị phù hợp.
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội bạn có thể tham khảo dưới đây:
Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Bệnh viện da liễu Trung ương 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện da liễu Hà Nội 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc 4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội Bệnh viện E 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic 204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Tổ hợp y tế MEDIPLUS 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà NộiGiá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ
1900 3367
Để phòng ngừa mụn nước trong miệng, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, sạch sẽ hàng ngày. Đồng thời lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, tránh làm tổn thương mô mềm. Ngoài ra có thể sử dụng bổ sung thêm các loại nước súc miệng.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Vitamin C, vitamin B, sắt, kẽm…
Giảm căng thẳng, mệt mỏi, tránh stress
Bổ sung Vitamin C để phòng ngừa mụn nước trong miệng
Mụn nước trong miệng và các phương pháp điều trị đơn giản ngay tại nhà mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên có thể áp dụng với các trường hợp đến từ nguyên nhân đơn giản. Đối với các trường hợp do bệnh lý gây nên và tình trạng bệnh chuyển nặng hoặc bất thường, bạn cần đến gặp các chuyên gia da liễu để được điều trị tốt hơn.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/noi-mun-nuoc-trong-khoang-mieng-khong-dau-a22836.html