Mụn có thể xuất hiện ở bất kì vị trí hoặc bộ phận nào của cơ thể. Đôi khi, không có nguyên nhân rõ ràng gây ra mụn. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở cùng một vùng trên cơ thể, chẳng hạn như xung quanh miệng thì có thể có một lý do xác định. Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu về mụn mọc quanh miệng thông qua bài viết dưới đây nhé!
Những vị trí phổ biến nhất để hình thành mụn là trên mặt, dọc theo vùng hình chữ T, bắt đầu từ trán và kéo dài xuống mũi đến cằm. Điều này là do những vùng này tập trung nhiều tuyến bã nhờn.
Mụn có thể dễ xuất hiện hơn ở gần miệng nếu bị kích ứng hoặc thường xuyên chạm vào. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của mụn quanh miệng:
Dây đeo cằm trên mũ bảo hiểm có thể dễ dàng làm tắc nghẽn lỗ chân lông gần miệng của bạn. Nếu bạn đội mũ bảo hiểm thể thao có quai đeo ở cằm, hãy đảm bảo nó không quá chật. Bạn có thể nhẹ nhàng làm sạch da mặt và cằm sau khi mũ bảo hiểm.
Bất kỳ nhạc cụ nào đặt trên cằm, chẳng hạn như đàn vĩ cầm. Hoặc liên tục chạm vào khu vực xung quanh miệng, chẳng hạn như thổi sáo đều có thể dẫn đến tắc lỗ chân lông và nổi mụn quanh miệng.
Kem cạo râu và dầu cạo râu của bạn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Gây kích ứng làn da nhạy cảm, dẫn đến mụn.
Chế độ chăm sóc hàng ngày của bạn có thể là nguyên nhân dẫn đến các lỗ chân lông gần miệng bị tắc và kích ứng. Son dưỡng môi có thể là nguyên nhân phổ biến.
Sáp trong son dưỡng môi có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông nếu nó lan ra khỏi môi và dính lên da của bạn. Chất tạo mùi cũng có thể gây kích ứng da.
Bất cứ thứ gì tiếp xúc với vùng da quanh miệng của bạn đều có thể làm bít lỗ chân lông. Nếu bạn đặt điện thoại lên cằm trong khi nói chuyện, nó có thể gây ra mụn quanh miệng.
Mụn quanh miệng do nội tiết tố thường xảy ra trên đường viền hàm và vùng da quanh miệng.
Sự thay đổi nội tiết tố có thể là kết quả của:
Việc điều trị mụn quanh miệng sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng tái phát của mụn.
Dưới đây một số lựa chọn điều trị ngắn hạn và dài hạn:
Nếu những thay đổi này không giải quyết được vấn đề mụn quanh miệng, các biện pháp không kê đơn (OTC) có thể hữu ích.
Các sản phẩm có chứa lưu huỳnh, benzoyl peroxide hoặc axit salicylic có thể giúp loại bỏ mụn nhỏ. Chúng hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, phá vỡ mụn đầu trắng và mụn đầu đen hoặc giảm lượng dầu mà da sản xuất.
Những người bị mụn quanh miệng dai dẳng có thể cần lời khuyên từ bác sĩ da liễu. Thuốc kê đơn có thể giúp giải quyết mụn nếu thuốc không kê đơn và thay đổi lối sống không có tác dụng.
Chúng có thể bao gồm:
Bạn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa và quản lý mụn quanh miệng:
Một số mỹ phẩm, chẳng hạn như kem nền và kem che khuyết điểm có thể dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Tìm sản phẩm trang điểm có nhãn không gây dị ứng. Điều này có nghĩa là nó không chứa dầu và sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Son môi và son dưỡng môi có thể gây ra mụn quanh miệng. Lau sạch vùng da quanh miệng nếu khi thoa son bị lem ra ngoài.
Các mảnh thức ăn nhỏ xung quanh miệng cũng có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. Lau khu vực xung quanh miệng sau khi ăn và cố gắng tránh thức ăn nhiều dầu mỡ. Dầu từ những thực phẩm này có thể làm tăng khả năng nổi mụn.
Đồ uống có đường cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng da mụn.
Cạo râu có thể gây kích ứng da dẫn đến nổi mụn quanh miệng. Thay lưỡi dao cạo thường xuyên, vì lưỡi dao cũ có thể chứa vi khuẩn. Rửa sạch dao cạo sau mỗi lần cạo và để dao cạo khô sau khi sử dụng để tránh tích tụ vi khuẩn.
Ngoài ra, hãy chọn loại bọt hoặc gel cạo râu nhẹ nhàng để giảm nguy cơ kích ứng da. Làm sạch da mặt trước và sau khi cạo râu có thể làm giảm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông.
Rửa mặt hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đổ mồ hôi và luôn tẩy trang trước khi đi ngủ. Chọn một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và dưỡng ẩm sau đó.
Vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên để ngăn vi khuẩn lây nhiễm lên mặt. Giặt khăn tắm và khăn mặt thường xuyên cũng có thể giúp da sạch sẽ, ngăn ngừa mụn quanh miệng.
Chạm vào mặt là một trong những cách chính để truyền vi khuẩn lên da mặt. Tránh chạm vào những vùng xung quanh miệng để giảm nguy cơ gây mụn này.
Thay ga trải giường và vỏ gối thường xuyên cũng có thể ngăn vi khuẩn tiếp xúc với da mặt.
Khi bạn gặp những nốt mụn gần hoặc xung quanh miệng nhưng không phải là mụn trứng cá. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị. Một số tình trạng rối loạn da có thể gây ra những nốt giống mụn gần miệng.
Mụn rộp xuất hiện trên môi và miệng, trông tương tự như mụn nhọt. Herpes simplex (HSV-1) là nguyên nhân gây ra mụn rộp.
Không giống như mụn nhọt, mụn rộp ở quanh miệng chứa đầy dịch. Chúng thường gây đau khi chạm vào và cũng có thể bỏng hoặc ngứa. Cuối cùng chúng khô đi, đóng vảy rồi rụng.
Một tình trạng da khác có thể giống với mụn là viêm da quanh miệng. Viêm da quanh miệng là một dạng phát ban ảnh hưởng đến da gần miệng. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định, nhưng một số tác nhân có thể xảy ra là:
Viêm da quanh miệng xuất hiện dưới dạng phát ban có vảy hoặc đỏ, gồ ghề xung quanh miệng.
Mụn quanh miệng là vấn đề thường không nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng mụn của bạn kéo dài dai dẳng và không đáp ứng với các biện pháp không kê đơn. Hãy nói chuyện bác sĩ da liễu để được tư vấn về cách điều trị và quản lý mụn hiệu quả.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/mun-o-mieng-a22646.html