Mụn nước nổi ở môi mang đến nhiều phiền phức cho người bệnh vì không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy cần hiểu rõ về loại mụn này để ngăn ngừa, nhận biết và điều trị hiệu quả. Trong bài viết sau, Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo sẽ cung cấp những điều cần biết về mụn nước ở môi, hãy cùng tìm hiểu.
Mụn nước ở môi (bệnh Herpes môi) là tình trạng lớp da phồng lên và chứa dịch. Chúng thường mọc thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Loại mụn này thường nhỏ có kích thước thường dưới 5 mm. Bên trong mụn nước chứa dịch trong suốt, màu trắng đục, vàng hoặc lẫn máu.
Mụn nước ở môi có thể gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí đau đớn. Mụn nước thường vỡ do các tác động gãi, sờ,… Khi mụn nước vỡ, dịch bên trong sẽ lan ra và có thể khiến mụn lây lan sang các vị trí lân cận và ngày càng nhiều hơn, ngứa hơn. Khi dịch này khô sẽ để lại vảy cứng màu vàng trên da. Mức độ ngứa cũng bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm cay nóng hay dễ gây dị ứng. Ví dụ ớt, tiêu, rượu bia hay hải sản.
Nguyên nhân chính của bệnh Herpes môi là do virus Herpes simplex (HSV). Bình thường virus ký sinh trong cơ thể ở trạng thái tiềm ẩn trong 1 - 2 tuần sau đó sẽ biểu hiện bởi một loạt triệu chứng. Trong đó virus HSV1 gây mụn ở mặt, miệng, môi, cằm, mũi còn HSV2 ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên HSV2 có thể xuất hiện ở môi nếu người bệnh quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Virus này sẽ lây truyền chủ yếu do tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân. Hoặc dịch từ mụn chảy ra sẽ là nguy cơ lan rộng vùng mụn và là nguồn lây cho người khác. Đối tượng nguy cơ là những người có vết thương hoặc phần da môi mềm, những người xăm môi,… Những người bị cảm lạnh, rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc, stress,… cũng khiến virus sẽ biểu hiện nhanh hơn. Bệnh cũng dễ xuất hiện hơn ở bệnh nhân sẵn bị viêm da cơ địa, dị ứng tiếp xúc.
Giai đoạn tiền ẩn không triệu chứng diễn ra trong vòng 2 ngày đầu tiên. Sau đó virus Herpes sẽ khiến vùng da quanh môi và nướu phồng nước, nổi đỏ và sưng lên. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, tê, hơi nhói, nóng, căng và đau nhức nhất là khi ăn uống. Nếu mụn bị vỡ, dịch bên trong sẽ đóng thành vảy sau vài ngày, để lại vết thương hở nông.
Ngoài vùng miệng, virus sẽ gây ra một số biểu hiện bất thường xung quanh như:
Triệu chứng này có thể tái đi tái lại nếu không diệt tận gốc virus gây bệnh. Vì vậy cần điều trị đúng cách càng sớm càng tốt.
Hiện nay Herpes môi chưa có thuốc đặc trị, cũng khó để diệt tận gốc virus. Thông thường các nốt mụn nước này sẽ tự biến mất sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, có thể làm giảm triệu chứng, kiểm soát bệnh và rút ngắn thời gian khỏi bệnh bằng cách:
Ngoài việc sử dụng thuốc bạn có thể hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bằng cách:
Herpes ở môi khiến việc ăn uống khó khăn vì vậy người bệnh cần có thực đơn phù hợp. Thức ăn cần tránh làm nặng bệnh và tránh kích ứng gây ngứa. Một số thực phẩm cần kiêng trong khi bị mụn nước:
Mụn nước ở môi là vị trí đặc biệt rất khó kiêng cữ so với vị trí khác trên cơ thể. Tình trạng này cần được điều trị tốt để tránh tái phát dai dẳng gây ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng bài sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại mụn này để có kế hoạch chăm sóc tốt nhất.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/moi-bi-mun-nuoc-a22585.html