II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ngợi ca công việc xây dựng quê hương, là sự tự hào về mảnh đất chôn rau cắt rốn. Nhan đề thơ còn phản ánh không khí sôi nổi của nhân dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
- Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958).
B. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): cảnh đoàn thuyền đánh cá lên đường và tâm trạng náo nức của con người.
- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
- Phần 3 (còn lại): l cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người
*Cảnh hoàng hôn
- Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ.
*Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi
- Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.
- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi.
- Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực: Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài.
- Câu hát của người lao động còn mang theo niềm mong mỏi tha thiết vừa hiện thực vừa lãng mạn:
“Hát rằng: cá bạc biển đông lặng
………………………………..
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”
b. Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên.
*Cảnh đoàn thuyền trở về
- Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”
+ Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền về.
+ Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân hóa Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời: cho thấy con người và vũ trụ chạy đua trong cuốc vận hành vô tận, con người đã mang tầm vóc lớn lao của thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chạy đua này và con người đã chiến thắng. Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.
*Bình minh trên biển
- Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh "Mặt trời đội biển nhô màu mới". Ánh mặt trời sáng rực, từ từ nhô lên ở phía chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Câu thơ với ẩn dụ táo bạo cho thấy sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ.
- H/ả “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” gợi nhiều liên tưởng như những mặt trời nhỏ bé đang tỏa rạng niềm vui trước thành quả lao động mà con người đã giành được sau một đêm lao động trên biển. => đó là cảnh tượng đẹp huy hoàng giữa bầu tròi và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.
c. Giá trị nội dung
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
d. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo, có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
Sơ đồ tư duy về bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá":
Loigiaihay.com
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/y-nghia-nhan-de-doan-thuyen-danh-ca-a22326.html