Báo nói, báo hình là gì? Quy định quảng cáo và mức xử phạt

Quảng cáo là gì? Báo nói, báo hình là gì? Quy định về quảng cáo trên báo nói báo hình ra sao? Mức xử phạt vi phạm quy định quảng cáo trên báo nói báo hình

Quảng cáo là một phần không thể thiếu trong quá trình kinh doanh, hoạt động của công ty, để góp phần giới thiệu rộng rãi cho khách hàng được biết đến sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của công ty. Trong đó, phương thức quảng cáo trên báo nói, báo hình hiện tại đang rất phổ biến. Bài viết này Anpha sẽ chia sẻ các quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình cũng như những quy định về việc xử phạt khi vi phạm những quy định này.

Quảng cáo là gì?

Theo Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo được hiểu là việc sử dụng các phương tiện để giới thiệu cho mọi người những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi hoặc không có mục đích sinh lợi hoặc để giới thiệu các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (ngoại trừ: tin thời sự, chính sách xã hội, thông tin cá nhân).

Báo nói, báo hình là gì?

Theo Luật Báo chí 2016, báo nói, báo hình được định nghĩa như sau:

Quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình

Theo Điều 12 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo trên báo nói, báo hình được quy định như sau:

1. Thời lượng quảng cáo

2. Các chương trình không được phát sóng quảng cáo

3. Về việc ngắt quãng để quảng cáo trong các chương trình

4. Yêu cầu về vị trí thể hiện sản phẩm quảng cáo có kèm nội dung động

Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo có kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì yêu cầu sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, không được quá 10% chiều cao màn hình và cũng không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình. Quảng cáo bằng hình thức vừa nêu không tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình.

5. Yêu cầu về giấy phép

Cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo thì phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

Trong trường hợp khi cơ quan báo chí có nhu cầu thay đổi nội dung giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo thì cơ quan phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đã được cấp đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

>> Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm.

Mức xử phạt vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Mức phạt này áp dụng đối với hành vi quảng cáo trên báo nói, báo hình mà không có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Mức phạt này áp dụng khi quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh chuyển động mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt quá 10% chiều cao màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Mức phạt này áp dụng đối với 1 trong các hành vi sau đây:

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng

Mức phạt này dành cho lỗi vi phạm ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

-

GỌI NGAY

Một số câu hỏi thường gặp về quảng cáo trên báo nói, báo hình

1. Quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình được quy định tại các văn bản pháp luật nào?

Được quy định tại Luật Quảng cáo 2012 và Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

2. Khi nào cần phải xin giấy phép liên quan đến việc quảng cáo trên báo nói, báo hình?

Khi một cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo thì phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Lúc này, cơ quan phải làm hồ sơ xin cấp phép.

3. Có các hình thức xử phạt nào khi vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình?

Phạt tiền là hình thức xử phạt chính khi tổ chức quy định vi phạm về quảng cáo trên báo nói, báo hình, ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị khắc phục hậu quả bằng cách bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/baohinh-a21960.html