CV trợ giảng tiếng Anh: Cách viết CV và Email xin việc chuyên nghiệp

Hiện nay, cơ hội việc làm rất đa dạng và ở nhiều lĩnh vực khác nhau để bạn trải nghiệm dù đang còn là sinh viên hay đã ra trường. Trong đó, nghề trợ giảng tiếng Anh đang là một trong những ngành nghề “hot” được nhiều bạn trẻ ưa thích. Hơn nữa, vì đây là một ngành nghề liên quan đến giáo dục nên đòi hỏi bạn cần có sự chỉnh chu ngay từ khâu xin việc, bao gồm cách chuẩn bị CV. Do đó, qua bài viết dưới đây, CareerViet sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV trợ giảng tiếng Anh và Email xin việc sao cho chuyên nghiệp nhất.

Cấu trúc chuẩn của một CV trợ giảng tiếng Anh

CV trợ giảng tiếng Anh cũng khá giống với các mẫu CV xin việc khác. Trong CV trợ giảng tiếng Anh, ứng viên cần cung cấp đầy đủ một số thông tin như:

Ngoài ra, đối với CV trợ giảng tiếng Anh, bạn cũng cần nộp kèm theo các chứng chỉ ngoại ngữ mà bạn đã đạt được, vì đó là minh chứng để xác nhận thực lực của bạn. Ví dụ, ở các trường học hoặc trung tâm ngoại ngữ, việc nộp chứng chỉ tiếng Anh là một trong những yếu tố tạo sự uy tín và là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của ứng viên.

Xem thêm

Cấu trúc của một CV trợ giảng tiếng Anh chuẩn gồm những gì? (Nguồn: Internet)

Cấu trúc của một CV trợ giảng tiếng Anh chuẩn gồm những gì? (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn cách viết CV trợ giảng tiếng Anh

Ngoài những thông tin chung mà ở bất kỳ CV nào cũng cần có, trong CV trợ giảng tiếng Anh, ứng viên cần phải biết cách trình bày sao cho phù hợp, thu hút nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách viết CV trợ giảng tiếng Anh qua từng yếu tố dưới đây:

Personal information - Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân (Personal Information) là một trong những phần quan trọng và đơn giản nhất trong CV trợ giảng tiếng Anh. Tại mục này, ứng viên cần cung cấp các thông tin liên quan đến bản thân như:

Ví dụ, bạn tên Trần Văn A và muốn ứng tuyển vị trí trợ giảng tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ Thần Đồng. Vậy, phần thông tin cá nhân bạn cần cung cấp gồm:

Phần thông tin cá nhân ứng viên cần điền đầy đủ và chính xác (Nguồn: Internet)

Phần thông tin cá nhân ứng viên cần điền đầy đủ và chính xác (Nguồn: Internet)

Personal Statement - Lời giới thiệu

Phần tiếp theo trong CV trợ giảng tiếng Anh chính là Personal Statement, hay còn được gọi là “Lời giới thiệu”. Tại phần này, ứng viên cần tóm gọn và trình bày về những điểm mạnh phù hợp với vị trí ứng tuyển. Để làm nổi bật phần lời giới thiệu, ứng viên có thể ghi về những thành tựu đã đạt được ở vị trí tương đương để nhằm làm nổi bật năng lực của chính mình. Tuy nhiên, ứng viên không nên viết quá dài dòng và lan man, thay vào đó chỉ nên tóm gọn trong khoảng 3-4 câu.

Ví dụ: Graduated in English with GPA 8.0. Used to be an English assistant in Nguyen Trai Secondary School. A good sense of humor and sociableness. Passionate English teaching assistant in Ton Duc Thang University.

Phần lời giới thiệu ứng viên cần tóm gọn những điểm mạnh liên quan đến vị trí ứng tuyển (Nguồn: Internet)

Phần lời giới thiệu ứng viên cần tóm gọn những điểm mạnh liên quan đến vị trí ứng tuyển (Nguồn: Internet)

Career Objectives - Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objectives) là phần không thể thiếu không chỉ đối với CV trợ giảng tiếng Anh mà còn ở bất kỳ CV xin việc nào khác. Trong phần mục tiêu, ứng viên cần nêu rõ định hướng cá nhân, thể hiện tính trách nhiệm cao trong công việc và ý định gắn bó với doanh nghiệp. Mặt khác, cách để làm nổi bật phần mục tiêu chính là bạn sẽ chia làm 2 phần: ngắn hạn và dài hạn. Khi có sự rõ ràng xong việc định hướng, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao về ý chí và khát vọng của bạn đối với công việc.

Ví dụ: I incredibly want to improve my English skills, include: communication, pronunciation, listening,...and so on to support main teachers in any lessons. I hope to be a full time English teacher after being an assistant for 3 years. In addition, I also want to develop more strongly with the company in the future.

Phần mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng hiểu được ý chí và khát vọng của ứng viên trong công việc (Nguồn: Internet)

Phần mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng hiểu được ý chí và khát vọng của ứng viên trong công việc (Nguồn: Internet)

Skills & Strengths - Kỹ năng chuyên môn và điểm mạnh

Khi là một trợ giảng tiếng Anh, kỹ năng và điểm mạnh tiên quyết là ứng viên phải có nền tảng và kinh nghiệm tốt ở 4 kỹ năng bắt buộc: Nghe (Listening) - Nói (Speaking) - Đọc (Reading) - Viết (Writing).

Ngoài ra, công việc này đòi hỏi ứng viên cần có một số kỹ năng chuyên môn khác như: quản lý lớp học, xử lý các vấn đề phát sinh trong tiết học, hỗ trợ kèm các bạn học sinh có khả năng tiếp thu chậm hơn các bạn khác,...Chính những kỹ năng này sẽ giúp ứng viên được đánh giá cao hơn nếu thể hiện đầy đủ trong CV. Hơn nữa, đây còn là yếu tố giúp bạn dễ được chọn hơn.

Một số kỹ năng chuyên môn cần có khi là trợ giảng tiếng Anh (Nguồn: Internet)

Một số kỹ năng chuyên môn cần có khi là trợ giảng tiếng Anh (Nguồn: Internet)

Education - Trình độ học vấn

Với công việc trợ giảng tiếng Anh, trình độ học vấn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đặc biệt khi bạn học và tốt nghiệp theo chuyên ngành ngoại ngữ. Đó là lý do vì sao một số trường học, trung tâm ưu tiên chọn những ứng viên có “xuất thân” từ các chuyên ngành như: ngôn ngữ Anh, giáo viên tiếng Anh cấp 1, 2, 3,...cho vị trí trợ giảng tiếng Anh. Tuy nhiên, đối với những ngành học khác, bạn vẫn hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển vị trí này nếu điểm Anh Văn tốt.

Do đó, trong CV trợ giảng tiếng Anh, bạn nên thể hiện đầy đủ trình độ học vấn, đặc biệt có liên quan đến ngoại ngữ, để những tiêu chí này giúp bạn dễ trúng tuyển hơn. Tuy vậy, ứng viên không cần liệt kê quá chi tiết, mà bạn chỉ cần ghi những thông tin đơn giản như:

Ngoài ra, để tăng thêm mức độ uy tín, ứng viên có thể đính kèm những chứng chỉ ngoại ngữ đã đạt được vào trong CV để làm minh chứng cụ thể cho nhà tuyển dụng.

Ứng viên cần thể hiện trình độ học vấn liên quan đến Anh văn để giành cơ hội trúng tuyển cao hơn (Nguồn: Internet)

Ứng viên cần thể hiện trình độ học vấn liên quan đến Anh văn để giành cơ hội trúng tuyển cao hơn (Nguồn: Internet)

Work experience - Kinh nghiệm làm việc

Đối với những trung tâm ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc có thể không là yếu tố quan trọng vì họ vẫn tuyển dụng những bạn sinh viên đang vừa học vừa làm, do đó kinh nghiệm làm việc của họ chưa nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn ứng tuyển vị trí trợ giảng tiếng Anh tại các trường học thì kinh nghiệm làm việc lại là một tiêu chí quan trọng. Vì vậy, trong CV trợ giảng tiếng Anh, ứng viên cần nêu rõ những trải nghiệm công việc mà mình đã làm ở các vị trí tương đương để chinh phục nhà tuyển dụng dễ hơn.

Ví dụ: I have 2 years of experience as a teaching assistant for an English center, which is Than Dong English Education Center.

Xem thêm:

Kinh nghiệm làm việc là yếu tố chứng minh những trải nghiệm của bạn ở cùng vị trí để chinh phục nhà tuyển dụng dễ hơn (Nguồn: Internet

Kinh nghiệm làm việc là yếu tố chứng minh những trải nghiệm của bạn ở cùng vị trí để chinh phục nhà tuyển dụng dễ hơn (Nguồn: Internet)

Khác

Ngoài những yếu tố trên, ứng viên có thể trình bày một số nội dung khác thêm vào CV trợ giảng tiếng Anh nếu muốn, chẳng hạn như:

Đây đều là những yếu tố không bắt buộc, nhưng nếu bạn có các phần này trong CV sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn vì chúng mang tính chỉnh chu và chi tiết, giúp họ có sự chú ý hơn về ứng viên.

Bí kíp để CV trợ giảng tiếng Anh thu hút hơn

Một CV trợ giảng tiếng Anh cơ bản, đầy đủ thông tin đã giúp ứng viên có cơ hội giành “tấm vé” cho vị trí này. Tuy nhiên, một CV trợ giảng tiếng Anh ấn tượng, thu hút sẽ nâng cao khả năng trúng tuyển hơn. Vậy làm thế nào để tạo nét nổi bật cho CV trợ giảng tiếng Anh của mình? Bạn hãy nhanh tay lưu lại những bí kíp sau:

Nhấn mạnh khả năng ngoại ngữ

Vì công việc trợ giảng tiếng Anh mang tính chất khá đặc thù, trong đó ngoại ngữ được sử dụng chủ yếu, nên bạn cần nhấn mạnh khả năng tiếng Anh trong CV. Trước hết, bạn cần viết CV hoàn toàn 100% bằng tiếng Anh, đúng chuẩn ngữ pháp để khẳng định mức độ ổn định về mặt ngoại ngữ của bản thân.

Hơn thế nữa, bạn cần thêm những từ khóa là thuật ngữ trong ngành tiếng Anh vào trong các phần như: kỹ năng, trình độ chuyên môn để nhà tuyển dụng nhận ra tiềm năng về ngoại ngữ của bạn ngay từ lần đầu xem CV tuyển dụng.

Nhấn mạnh khả năng ngoại ngữ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

Nhấn mạnh khả năng ngoại ngữ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

Thể hiện thế mạnh thông qua sở thích

Mục sở thích tuy không được nhà tuyển dụng chú trọng nhiều, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua mục này. Thay vào đó, ứng viên cần nêu rõ những sở thích cá nhân liên quan đến ngành nghề giảng dạy ngoại ngữ để nhà tuyển dụng nhận ra tiềm năng của bạn khi ứng tuyển vị trí này.

Xem thêm

Ứng viên hãy thể hiện sở thích là những thế mạnh liên quan đến vị trí ứng tuyển (Nguồn: Internet)

Ứng viên hãy thể hiện sở thích là những thế mạnh liên quan đến vị trí ứng tuyển (Nguồn: Internet)

Điều chỉnh CV cho phù hợp với vị trí ứng tuyển

Trước khi nộp CV, ứng viên cần kiểm tra lại những yêu cầu tuyển dụng mà công ty đã nêu, sau đó bạn cần điều chỉnh CV sao cho khớp với tiêu chuẩn mà họ đã đưa ra. Khi làm điều này chứng tỏ bạn có thực sự quan tâm đến thông tin và những yêu cầu tuyển dụng của họ và các nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm với CV của bạn hơn.

Xem thêm:

Tránh thiết kế CV quá rối mắt

Vì đây là CV trợ giảng tiếng Anh nên các nhà tuyển dụng sẽ không đòi hỏi quá cao về mặt thiết kế. Thay vào đó, họ sẽ đánh giá cao những CV tuy có thiết kế đơn giản về mặt hình ảnh, màu sắc, nhưng bù lại phần nội dung đầy đủ và có bố cục khoa học. Do đó, bạn nên dùng thời gian để chỉnh chu và lên ý tưởng trình bày bố cục sao cho phù hợp, dễ hiểu, dễ đọc thay vì đầu tư vào mặt thiết kế hình ảnh sẽ có lợi và tăng sự chú ý đối với nhà tuyển dụng hơn.

Chọn ảnh chân dung phù hợp

Tương tự như cách thiết kế CV, bạn nên chọn hình ảnh chân dung phù hợp vì tính chất công việc làm trong ngành giáo dục. Do đó, một bức ảnh rõ mặt, thể hiện sự tươi tắn của bản thân sẽ đẹp hơn một bức ảnh thể hiện phong cách riêng. Hơn nữa, bạn cần chú trọng về mặt trang phục mặc khi chụp ảnh. Những hình ảnh có trang phục lịch sự, kín đáo sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Chọn ảnh chân dung phù hợp (Nguồn: Internet)

Chọn ảnh chân dung phù hợp (Nguồn: Internet)

Kiểm tra lỗi chính tả

Vì đây là CV trợ giảng tiếng Anh, do đó bạn cần viết thuần tiếng Anh nên trường hợp sai sót từ vựng, ngữ pháp sẽ rất dễ xảy ra. Do đó, trước khi nộp CV, ứng viên cần kiểm tra kỹ các lỗi chính tả, đảm bảo CV thêm phần chỉnh chu hơn và tránh để những lỗi nhỏ đó gây khó chịu cho nhà tuyển dụng khi xem CV.

Đặt tên CV theo vị trí ứng tuyển

Để tăng tính chuyên nghiệp, ứng viên cần lưu file CV thành bản PDF theo cú pháp: CV_TA_[họ và tên của bạn]. Ví dụ, ứng viên tên Nguyễn Ái My thì tên file PDF sẽ được lưu: CV_TA_NguyenAiMy.

Việc đặt tên CV theo vị trí ứng tuyển giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng phân biệt vị trí trợ giảng mà bạn đang ứng tuyển với những CV xin việc khác.

Tóm lại, cách viết CV trợ giảng tiếng Anh đơn giản với những phân mục cụ thể và chi tiết. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trình bày CV bằng tiếng Anh, hãy đến CareerViet để tham khảo một số mẫu CV trợ giảng tiếng Anh ấn tượng.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/mau-cv-tieng-anh-teaching-assistant-a21856.html