Để thực hiện các hoạt động Marketing hiệu quả, cần xây dựng quy trình Marketing chính xác. Cùng Cleverads tìm hiểu khái niệm và các bước lập quy trình Marketing cho doanh nghiệp ứng dụng trên nhiều lĩnh vực.
Quy trình Marketing là tập hợp tất cả các bước từ nghiên cứu, xây dựng chiến lược, thực thi dự án, giám sát tiến độ và đánh giá hiệu suất. Công việc này thực hiện nhằm mục tiêu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, quy trình Marketing cần được chuẩn bị, lập kế hoạch và thực hiện một cách chi tiết.
Khi triển khai các chiến thuật Marketing, cần giảm thiểu nhiều sai sót nhất có thể. Vì vậy, quy trình Marketing có vai trò quan trọng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chuyên viên Marketing.
Xây dựng quy trình Marketing giúp xác định mục tiêu tổng thể và hướng phát triển phù hợp. Có thể là mục tiêu: kinh doanh, khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh. Từ đây, cần phân tích các nguồn lực để lựa chọn hướng phát triển phù hợp nhất.
Quy trình này thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu. Doanh nghiệp dễ dàng định vị thương hiệu trên thị trường. Từ công việc đã thực hiện, đưa ra đánh giá tổng quan và những thay đổi cần thiết. Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix và cách áp dụng trong doanh nghiệp.
Là bước đầu và vô cùng quan trọng trong quy trình Marketing. Cần được thực hiện tỉ mỉ, chi tiết và có khảo sát rõ ràng. Nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin toàn cảnh và chi tiết thị trường và các phân khúc tiềm năng.
Chia nhỏ thị trường thành các đoạn có những đặc tính riêng biệt và đồng nhất với nhau. Dựa trên đặc điểm, nhu cầu mà bạn cần phân nhóm khách hàng nhằm dễ dàng nghiên cứu và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Việc xác định đúng phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp tiết kiệm được công sức, ngân sách bỏ ra và thời gian. Bởi khách hàng không bao giờ đồng nhất về nhu cầu, do đó, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn.
Điều này giúp khách hàng nhận biết thương hiệu và sản phẩm dịch vụ. Cần tạo những giá trị riêng biệt và truyền tải đến khách hàng.
Quy trình Marketing cần xây dựng chiến lược Marketing Mix. Chiến lược này cần được thực hiện một cách chi tiết và thống nhất, nhằm hướng đến một mục đích cuối cùng là đáp ứng được nhu cầu của thị trường
Để thực hiện quy trình Marketing, trước tiên cần xác định yếu tố quan trọng nhất là sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ được cung cấp cho khách hàng. Các yếu tố sản phẩm cần được nghiên cứu để đưa ra những thiết kế tối ưu nhất.
Trước kia, khách hàng không có quá nhiều sự lựa chọn. Ngày nay, quyền lực nằm rất lớn trong tay khách hàng. Do đó, quy trình Marketing hiện đại cũng thay đổi và chuyển thành bán những gì khách hàng cần.
Yếu tố thứ 2 trong Marketing Mix là giá cả. Yếu tố này sẽ quyết định đến doanh thu và sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh và thay đổi giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ, sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chiến lược Marketing.
Nhằm định giá sản phẩm của doanh nghiệp một cách chính xác, cần phải dựa trên nhiều yếu tố: chi phí sản xuất, định vị thương hiệu, đặc điểm sản phẩm, đối thủ cạnh tranh. Hiện nay có 4 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất được nhiều doanh nghiệp sử dụng như:
Kênh phân phối là cách doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để đáp ứng tốt và thuận tiện nhất trong quá trình mua hàng, doanh nghiệp cần đưa ra phương án tối ưu nhất về các kênh phân phối.
Phân tích chi tiết về thị trường và insight khách hàng là chìa khóa giúp bạn thành công trong quy trình Marketing này. Một sản phẩm và dịch vụ tốt nếu không được biết đến và không thuận tiện đối với khách hàng khi đưa ra quyết định sở hữu sẽ trở nên lãng phí và không nhận được sự ủng hộ
Thúc đẩy bao gồm nhận thức của khách hàng về thương hiệu và thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Do đó, một vài chiến lược có thể sử dụng trong quy trình Marketing như:
Yếu tố con người trong quy trình Marketing là nguồn nhân lực doanh nghiệp. Quy trình Marketing được thực hiện thành công hay không phụ thuộc và sự thống nhất và chất lượng nguồn nhân lực của công ty.
Yếu tố vật chất nhằm chỉ tất cả những yếu tố tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố vật chất có thể là môi trường nơi khách hàng tiếp xúc với sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm thực tế của khách hàng khi sử dụng dịch vụ,… Tất cả các yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng
Quy trình là hệ thống các bước cần thực hiện để cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến thị trường mục tiêu. Xây dựng một quy trình rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru và giảm thiểu được rất nhiều chi phí.
Sau khi quy trình Marketing đã được xây dựng cụ thể, doanh nghiệp cần bắt tay thực hiện. Hãy phân định các bước. Từ thiết kế, cải tiến sản phẩm, định giá, phân phối và xúc tiến.
Có rất kế hoạch Marketing được đề xuất nhưng không thể thực thi. Bởi quy trình thiếu liên kết. Do đó, quy trình Marketing là cách doanh nghiệp kiểm soát rủi ro hiệu quả nhất.
Trong quá trình thực hiện, sẽ có rất nhiều rủi ro xảy ra, cho dù quy trình Marketing được thực hiện cẩn thận nhất. Giám sát chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro cao nhất và ứng phó kịp thời trong những tình huống bất ngờ.
Sau khi kế hoạch thực thi, bước cuối cùng là đo lường hiệu quả. Doanh nghiệp cần thực hiện thu thập thông tin đánh giá sản phẩm dịch vụ. Từ đó, thay đổi và điều chỉnh nếu cần thiết.
Nếu mục tiêu của kế hoạch được đưa ra nhưng doanh nghiệp chưa thể hoàn thành, hãy có những phân tích chuyên sâu và cụ thể về những lỗi sai đã mắc phải. Không ngừng đo lường hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện và có nhiều thay đổi trong tương lai.
Bài viết trên từ Cleverads đã giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm quy trình Marketing và cách thực hiện một quy trình thành công. Hi vọng, thông qua bài viết bạn sẽ có thêm kiến thức và vận dụng trực tiếp vào doanh nghiệp, nơi làm việc.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/qua-trinh-marketing-a21690.html