Mụn bọc ở má: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa

Mụn bọc là loại mụn dễ mắc, gây đau nhức. Nhiều người có thói quen nặn mụn bằng tay khiến tình trạng mụn ngày càng tồi tệ hơn. Vậy nguyên nhân nào gây ra mụn bọc ở má? Triệu chứng nào để nhận biết và phòng ngừa mụn bọc ở má?

mụn bọc ở má

Mụn bọc ở má là gì?

Mụn bọc ở má là tình trạng mụn ở vùng má có dấu hiệu viêm, có mủ với ổ viêm nằm sâu dưới lỗ chân lông. Loại mụn này thường xuất hiện ở những vùng da có dầu nhiều như vùng chữ T, 2 bên má, khu vực mũi, thái dương, cằm, trán.

Quá trình tăng tiết bã nhờn quá mức kết hợp với bụi bẩn từ môi trường, tàn dư mỹ phẩm do trang điểm, dưỡng da, da chết,… gây tắc lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn P.acnes tấn công, gây sưng, viêm đỏ, nhiễm khuẩn và hình thành mụn bọc trên da.

So với mụn trứng cá, mụn bọc có kích thước lớn hơn, nhân mụn là phần dịch mủ màu trắng đục hoặc vàng nhạt nằm bên dưới da. Mụn bọc ở má, cằm, trán hay mũi đều gây cảm giác đau nhức, khó chịu và dễ bị viêm nhiễm nếu bạn tự ý nặn mụn tại nhà. Một khi ổ mụn vỡ, dịch mủ tràn ra ngoài là một cơ hội “lý tưởng” cho vi khuẩn tấn công, lây mụn sang các vùng da lân cận.

mụn bọc ở má là gì
Mụn bọc ở má có dấu hiệu viêm, sưng đỏ gây đau nhức, khó chịu

Nguyên nhân mọc mụn bọc ở má

1. Lỗ chân lông to

Những người da dầu thường có lỗ chân lông to, khiến lượng dầu trên da mặt tiết ra nhiều hơn, tạo điều kiện cho bụi bẩn, tế bào chết tích tụ, lâu ngày gây bít lỗ chân lông và sinh ra mụn bọc, mụn trứng cá.

2. Da tiết nhiều dầu

Da tiết ra quá nhiều dầu là nguyên nhân chính khiến bạn mắc nhiều loại mụn khác nhau. Quá trình tăng sinh tiết dầu tự nhiên tạo điều kiện để bụi bẩn, da chết, vi khuẩn tích tụ, sinh sôi trên da, gây bít tắc lỗ chân lông, lâu dần phát triển thành mụn bọc.

3. Rối loạn nội tiết tố

Tình trạng rối loạn hormone có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ trong nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt ở tuổi dậy thì, phụ nữ vào thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh. Bên cạnh đó, khi bạn dùng một số loại thuốc tránh thai hoặc kinh nguyệt không đều cũng dễ bị nổi mụn bọc ở má.

Rối loạn hormone tác động trực tiếp lên hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến chúng hoạt động mạnh mẽ, sản xuất nhiều dầu nhờn trên da hơn. Lượng dầu này sẽ tích tụ gây tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes phát triển, xâm nhập vào các tế bào da, làm mụn bọc xuất hiện và phát triển.

Rối loạn hormone cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn bọc ở má, cho nên trong những giai đoạn đặc biệt của cuộc đời, hormone thay đổi mạnh sẽ khiến bạn dễ bị mụn bọc, nhất là phụ nữ.

4. Chăm sóc da sai cách

Thường xuyên sử dụng sữa rửa mặt có độ pH cao khiến da mặt dễ bị khô, bong tróc, phá vỡ hàng rào bảo vệ, khiến da tổn thương bởi bụi bẩn, ô nhiễm,… tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, phát triển thành mụn bọc ở má, cằm, trán,…

Bên cạnh đó, nhiều người thường có tâm lý khó chịu, phản ứng quá mức với mụn, khi thấy mụn xuất hiện trên da thường chà mạnh lên bề mặt mụn khi rửa mặt, khiến lớp da mỏng ở nốt mụn dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và hình thành mụn bọc. Với những người có làn da nhạy cảm, nếu bạn chà rửa mạnh sẽ dễ làm vỡ nhân mụn, ảnh hưởng đến những vùng da mặt xung quanh.

5. Chức năng gan, thận có vấn đề

Nhiệm vụ chính của gan và thận là thải độc tố bên trong cơ thể ra ngoài. Nếu gan và thận suy giảm chức năng sẽ khiến quá trình thải độc tố không diễn ra bình thường, độc tố tích tụ bên trong cơ thể và gây mụn.

6. Căng thẳng

Khi cơ thể gặp phải tình trạng căng thẳng, lo lắng, áp lực,… kéo dài sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Quá trình tăng sinh tiết dầu diễn ra nhanh chóng hơn, khiến bề mặt da luôn trong tình trạng đổ dầu, tạo điều kiện cho mụn bọc xuất hiện và phát triển, nhất là khu vực có nhiều lỗ chân lông, nhiều tuyến bã nhờn như má.

7. Mỹ phẩm kém chất lượng

Các sản phẩm chăm sóc da mặt kém chất lượng cũng khiến da gặp các vấn đề như mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen,… Nếu bạn đang sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da mặt thì nên tránh các sản phẩm chứa cồn, nước hoa tổng hợp, kém chất lượng,… Vì đây là những thành phần gây kích ứng cao, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn bọc trên má ngày càng trầm trọng hơn.

8. Vỏ gối và drap trải giường bẩn

Một trong những yếu tố gây mụn bọc ở má chính là vỏ gối và drap giường bẩn. Drap giường, vỏ gối là nơi có nhiều vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, trú ngụ nhất, trong điều kiện ẩm thấp, bụi bẩn chúng sẽ phát triển rất nhanh. Khi ngủ, da mặt bạn dễ tiếp xúc với những thứ này, vi khuẩn có thể từ vỏ gối, drap giường lan sang da mặt, sinh mụn bọc ở má.

Vệ sinh vỏ gối, drap giường thường xuyên để chúng luôn trong tình trạng sạch sẽ, khô thoáng, tránh vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn khiến da bạn sinh nhiều mụn khi tiếp xúc.

9. Chạm tay vào mặt

Trong cả ngày dài đôi tay của bạn đã phải tiếp xúc với quá nhiều thứ, theo đó những chất gây ô nhiễm, vi khuẩn, chất kích ứng cũng dính vào các đầu ngón tay. Thói quen chạm tay lên mặt khiến cho vi khuẩn, bụi bẩn, chất kích ứng từ những đầu ngón tay dính lên da mặt, tay và mặt tiếp xúc càng nhiều thì lượng khuẩn bán vào mặt càng nhiều.

Thói quen chống cằm khiến vi khuẩn, bụi bẩn có nhiều cơ hội tiếp xúc với da mặt, bám vào da. Theo thời gian, chúng sẽ dần xâm nhập vào sâu bên trong lớp biểu bì da và làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn bọc ở má.

10. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học

Chế độ ăn uống cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn…. càng có nguy cơ nổi mụn bọc hoặc làm tình trạng mụn nặng hơn.

Thường xuyên thức quá 23h khuya cũng khiến cơ thể mệt mỏi, tăng cảm giác áp lực, làm rối loạn các hoạt động của đồng hồ sinh học, hoạt động bất thường của gan và thận ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây viêm đỏ trên mặt có thể phát triển thành mụn bọc ở má.

11. Tuổi dậy thì

Khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, các hormone sinh dục trong cơ thể có thay đổi mạnh mẽ, làm cho nội tiết tố thay đổi, tăng tiết bã nhờn trên da. Thêm vào đó, ở tuổi này các bạn trẻ thường không có thói quen chăm da đúng cách, không vệ sinh sạch sẽ khiến da dễ bị mụn. Tình trạng mụn bọc ở tuổi dậy thì được các chuyên gia đánh giá vô cùng nguy hiểm, nguy cơ để lại sẹo cao nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách.

12. Tư thế nằm ngủ sấp

Ngủ nằm sấp khiến cho da mặt bạn tiếp xúc trực tiếp với gối, chăn, drap,… dễ bị hút ẩm và bám vi khuẩn, bụi bẩn từ những vật dụng này sang da mặt. Với người da dầu, lượng dầu thừa dính lên vỏ gối lâu ngày rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trên vỏ gối, lây nhiễm trở lại mặt. Lâu dần, khi ngủ ở tư thế này, lỗ chân lông rất dễ bị tắc lỗ chân lông ở mặt và sinh mụn bọc ở má. (1)

Bài viết liên quan: Mụn bọc ở mũi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa

nguyên nhân mụn bọc ở má
Mụn bọc ở má hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau

Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở trên má

Bạn có thể dễ dàng nhận biết mụn bọc ở má với các dấu hiệu đặc trưng của mụn, những nốt mụn có kích thước lớn, sưng đỏ và phần nhân mụn nằm sâu bên dưới da. Trong những ngày đầu tiên bạn có thể không nhận thấy phần nhân mụn, nốt mụn cũng chỉ là vết sưng đỏ có dấu hiệu viêm, ngứa.

Vùng da xung quanh mụn bọc ở má có màu đỏ, khi chạm vào có cảm giác cứng. Trong một vài ngày sau khi vết viêm đỏ xuất hiện bạn có thể nhìn thấy phần nhân mụn bên trong, có màu vàng nhạt hoặc trắng đục. Phần dịch mủ bên trong nhân mụn chứa rất nhiều vi khuẩn, khi vỡ ra hoặc không được vệ sinh kỹ chúng sẽ dễ lây sang những vùng da khác trên mặt, khiến tình trạng mụn ngày càng tồi tệ.

Giai đoạn tiến triển của mụn bọc ở má

Có nên nặn mụn bọc ở má không?

Mụn bọc ở má có thể nặn nhưng bạn phải nặn mụn đúng thời điểm và đúng kỹ thuật. Lưu ý, chỉ nặn khi thấy cồi mụn đã khô lại, được đẩy lên phía trên bề mặt da. Khi nặn mụn cần sử dụng các dụng cụ lấy nhân mụn chuyên dụng, đã được vô trùng. Tuyệt đối không nên nặn mụn bằng tay vì rất dễ viêm nhiễm, để lại sẹo. Quy trình nặn mụn cũng được diễn ra đúng cách, như sau:

Tuyệt đối không cố nặn mụn bọc ở má khi cồi mụn vẫn còn nằm dưới lớp da, còn dịch mủ bên trong. Vì làm như vậy sẽ khiến ổ mụn bị vỡ, dịch mủ và máu tràn ra ngoài gây viêm nhiễm, lan mụn sang các vùng da lân cận, làm trầm trọng hơn tình trạng mụn bọc trên da. Ngoài ra, nặn mụn bọc ở má không đúng cách khiến nhân mụn bị đẩy sâu vào bên trong, ổ mụn viêm nặng hơn, mụn bọc khó trị khỏi hơn, để lại sẹo sau khi lành mụn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp các chuyên gia, bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ Da khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mụn bọc xuất hiện đột ngột, dai dẳng không hết, tái phát nhiều lần, điều trị không khỏi. Tình trạng mụn bọc trên má nhiều hơn, tiến triển xấu đi và gây cảm giác đau nhức kéo dài khiến bạn không thể chịu được, có khi đi kèm sốt. Vì mụn bọc là loại mụn nguy hiểm để lại sẹo, nếu có thể bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm và hạn chế sẹo.

Bài viết liên quan: Mụn bọc ở cằm: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa

Chẩn đoán tình trạng mụn bọc ở má như thế nào?

Hầu hết mọi người đều có thể nhận thấy tình trạng mụn bọc ở má với các dấu hiệu nhận biết đặc trưng, biểu hiện của mụn qua từng giai đoạn. Với người bị mụn bọc ở má nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản, dùng thuốc hoặc kem bôi ngoài da, vệ sinh da đúng cách thì mụn dần dần sẽ khỏi.

Với trường hợp nặng, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để các chuyên gia, bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ Da đánh giá tình trạng mụn bọc ở má hiện tại và đề xuất các phương pháp điều trị thích hợp, chẩn đoán mụn bọc ở má không cần dùng bất kỳ xét nghiệm nào, bằng kinh nghiệm và kiến thức các chuyên gia, bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ Da có thể đưa ra kết luận cho tình trạng mụn của bạn.

Cách trị mụn bọc ở má an toàn hiệu quả

1. Cách trị mụn bọc ở má tại nhà

1.1 Làm sạch kỹ vùng da bị mụn bọc

Làm sạch da đúng cách giúp bạn hạn chế bị mụn. Tẩy trang, chọn sữa rửa mặt có độ pH phù hợp, làm sạch sâu để giúp loại bỏ bụi bẩn, tàn dư mỹ phẩm, bã nhờn trên da. Điều này giữ lỗ chân lông thông thoáng, ngăn các tác nhân gây mụn. Làm sạch da mặt ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn bọc trên má.

1.2 Chườm đá lạnh lên khu vực mụn bọc

Đá lạnh giúp se khít lỗ chân lông, kích thích biểu bì da co lại, làm giảm sưng viêm, đau nhức hiệu quả. Bạn bọc viên đá bằng khăn sạch sau đó mới áp lên da. Tuyệt đối, không để đá trên da quá lâu, chỉ từ 1 - 3 phút, kết hợp với massage nhẹ, thực hiện cách này từ 3 - 4 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất. (2)

1.3 Trị mụn bọc ở má bằng kem đặc trị

2. Cách điều trị mụn bọc ở má bằng liệu pháp y tế

2.1 Bằng kháng sinh đường uống

Các loại kháng sinh đường uống có công dụng rất tốt trong việc kiểm soát vi khuẩn gây mụn bọc, viêm nhiễm, hỗ trợ làm giảm cảm giác sưng viêm, đau nhức, khó chịu. Khi bị mụn bọc ở má bác sĩ thường chỉ định bạn dùng một số loại thuốc kháng sinh đường uống như: tetracyclin, minocyclin, clindamycin, doxycycline…

2.2 Tiêm cortisone

Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp nặng, mụn sưng lớn, chai cứng. Cortisone sẽ được pha loãng và tiêm trực tiếp vào đầu mụn, khiến mụn mềm dần và xẹp xuống sau vài ngày. Tiêm cortisone là cách trị mụn nhanh chóng và có nguy cơ để lại sẹo thấp. Nhưng nó cũng kèm những tác dụng phụ, khiến vùng da bị tiêm teo lại, để da trở lại bình thường sau khi tiêm cortisone có thể mất một khoảng thời gian.

2.3 Liệu pháp laser

Ưu điểm của liệu pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng, không gây đau, không xâm lấn. Liệu pháp laser sử dụng các tia laser có bước sóng phù hợp để tác động vào sâu bên trong da, tiêu diệt ổ viêm gây mụn bọc ở má. Từ đó, giúp điều chỉnh hoạt động của tuyến bã nhờn, kích thích quá trình tái tạo da, se khít lỗ chân lông, khắc phục tình trạng thâm, sẹo sau mụn, giúp bạn nhanh chóng. Điều trị laser giúp bạn có được làn da láng mịn, ngăn mụn.

2.4 Công nghệ chiếu sáng IPL

Trong trường hợp đã sử dụng thuốc uống và thuốc thoa nhưng vẫn không thấy cải thiện với mụn bọc ở má, bác sĩ có thể điều trị bằng công nghệ máy ánh sáng xung nhiệt (IPL). Đây là một phương pháp sử dụng ánh sáng mạnh phổ rộng, được chuyển đổi thành năng lượng nhiệt để tác động vào lớp trung bì, không ảnh hưởng đến lớp da bề mặt.

Cơ chế này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, cải thiện thương tổn do mụn gây ra. Sau đó, ánh sáng xung nhiệt giúp điều chỉnh sự cân bằng dầu nhờn trên da, giúp quá trình điều trị mụn hiệu quả hơn.

2.5 Peel da (lột da hóa học)

Sử dụng các hợp chất tự nhiên để tác động lên bề mặt da, kích thích quá trình thay da mới. Peel da giúp loại bỏ tế bào da chết, kháng khuẩn, kích thích da bong tróc và tái tạo da, giúp da trở nên căng bóng. Tùy vào tình trạng mụn trên da, peel da sẽ sử dụng các hợp chất có nồng độ và loại acid khác nhau, như salicylic acid, axit glycolic hoặc axit retinoic.

Trước khi peel da, bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da sẽ thăm khám và chỉ định dùng loại hóa chất nào. Ưu điểm của peel da không chỉ giúp loại bỏ nhanh cồi mụn, diệt khuẩn mụn, mà còn làm sáng da và giúp trị mụn thâm. Quan trọng hơn, liệu trình điều trị ngắn, không yêu cầu thời gian nghỉ dưỡng và mang lại hiệu quả kéo dài cho quá trình điều trị.

2.6 Tiểu phẫu

Đây là phẫu thuật nhỏ để điều trị mụn bọc ở má nặng, mụn chai. Tiểu phẫu giúp loại bỏ hoàn toàn dịch mủ trong nhân mụn, giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm, sưng đau do mụn bọc ở má gây nên.

điều trị mụn bọc ở má
Quy trình trị mụn tại chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da BVĐK Tâm Anh

Phương pháp ngăn ngừa nổi mụn bọc ở 2 bên má

Trong trường hợp bạn cần thăm khám và điều trị mụn bọc trên má dứt điểm, hiệu quả… hãy gặp bác sĩ khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Bệnh viện chuyên trị các bệnh về da như mụn trứng cá, đồi mồi, sẹo xấu, mụn cóc, thịt dư và nhiều tình trạng da khác. Bệnh viện quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong tất cả lĩnh vực, nhất là về da liễu và thẩm mỹ da. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong điều trị, bệnh viện đã đầu tư đồng bộ các máy móc hiện đại từ Mỹ và châu Âu. Các thiết bị tiên tiến bao gồm máy Laser Pico, Laser CO2, máy soi da, và máy điện di… để điều trị hiệu quả, tối ưu.

Mụn bọc ở má không chỉ gây mất thẩm mỹ, tự ti mà còn khiến bạn có cảm giác đau nhức, khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nổi mụn bọc ở má, tương ứng với đó cũng có cách phương pháp điều trị khác nhau. Việc kết hợp nhiều phương pháp điều trị có thể giúp bạn đẩy lùi hiệu quả tình trạng này. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi thăm khám bác sĩ nếu đã áp dụng các cách điều trị mụn bọc trên má không hiệu quả, can thiệp kịp thời giúp bạn nhanh khỏi mụn và hạn chế để lại sẹo, thâm sau khi khỏi.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/mun-o-ma-nguyen-nhan-a21613.html