Hiện tượng tự cảm, vật lí lớp 11

Vật lí lớp 11 Hiện tượng tự cảm (Self Inductance) thuộc chủ đề Vật lí lớp 11 Cảm ứng điện từ. Hiện tượng tự cảm cơ bản cũng là hiện tượng cảm ứng điện từ, tuy nhiên nó cũng có nhiều điểm khác biệt với hiện tượng cảm ứng điện từ đã học ở bài trước

Thí nghiệm vật lí về hiện tượng tự cảm

Sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ

Hiện tượng tự cảm, suất điện động tự cảm, vật lí lớp 11

Hiện tượng tự cảm, vật lí lớp 11 9
TN1: Khóa K1, K2 đóng, K3 mở. Khi đóng khóa K, đèn 2 sáng lên ngay còn đèn 1 sáng lên chậm hơn đèn 2.

Giải thích hiện tượng vật lí trong thí nghiệm TN1

Khi đóng khóa K, dòng điện qua ống dây tăng lên đột ngột trong khoảng thời gian ngắn (cường độ dòng điện tăng từ 0 lên I => cường độ dòng điện biến thiên tăng) làm cho từ trường qua ống dây tăng lên => từ thông qua cuộn dây L tăng lên.

Trong khoảng thời gian Từ thông qua cuộn dây biến thiên sinh ra dòng điện cảm ứng theo định luật Lenxơ, Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây L có chiều chống lại sự tăng tăng của từ thông => nó làm giảm cường độ dòng điện qua đèn 1, làm đèn 1 sáng chậm hơn đèn 2.

Dòng điện qua điện trở R không có hiện tượng gì nên đèn 2 sáng lên ngay.

Hiện tượng trong thí nghiệm trên được gọi là hiện tượng tự cảm chỉ xảy ra trong thời gian ngắn lúc cường độ dòng điện trong mạch biến thiên tăng (đóng mạch)

Hiện tượng tự cảm, vật lí lớp 11
TN2: Khóa K1, K3 đóng, K2 mở. Khi ngắt khóa K, đèn 3 đang tắt bỗng sáng vụt lên rồi tắt ngay.

Giải thích hiện tượng vật lí trong thí nghiệm TN2

Khi ngắt khóa K, dòng điện đột ngột giảm trong khoảng thời gian ngắn (từ cường độ I về 0) => từ trường qua cuộn dây L giảm => từ thông qua cuộn dây L biến thiên giảm.

Từ thông qua cuộn dây L biến thiên giảm => sinh ra dòng điện cảm ứng qua cuộn dây có chiều chống lại sự giảm => dòng điện cảm ứng này đi qua đèn 3 làm đèn 3 sáng vụt lên. Sau khoảng thời gian ngắt mạch không còn sự biến thiên từ thông => dòng điện cảm ứng mất đi => đèn 3 vụt tắt.

Hiện tượng trong thí nghiệm trên được gọi là hiện tượng tự cảm chỉ xảy ra trong thời gian ngắn lúc cường độ dòng điện trong mạch biến thiên giảm (ngắt mạch).

Ứng dụng của hiện tượng tự cảm:

Hiện tượng tự cảm có nhiều ứng dụng trong các mạch điện xoay chiều. Cuộn cảm là một phần tử quan trọng trong các mạch điện xoay chiều có mạch dao động điện từ và các máy biến áp.

Hiện tượng tự cảm, vật lí lớp 11 12
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và hiện tượng tự cảm

So sánh hiện tượng cảm ứng điện từ và hiện tượng tự cảm

Hiện tượng cảm ứng điện từHiện tượng tự cảmTừ thông biến thiên qua mạch kính → sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạchLà hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch có dòng điện.Xảy ra trong mạch không có điệnXảy ra trong mạch có dòng điệnTừ thông qua mạch biến thiên nhờ sự thay đổi của B hoặc S hoặc αTừ thông biến thiên nhờ sự thay đổi cường độ dòng điện trong mạchChiều dòng điện cảm ứng tuân theo định luật LenxơChiều dòng điện tự cảm tuân theo định luật Lenxơ

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/hien-tuong-tu-cam-a21551.html