Con Hạc là loài đứng đầu trong họ lông vũ, còn được biết đến với tên gọi là Đại Điểu hay Nhất Phẩm Điểu, sở hữu tính cách của một người quân tử. Đây là loài chim mang ý nghĩa của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa và đại diện cho thế lực thiên nhiên từ trời xanh.
Dân gian có câu nói “Hạc thọ thiên tuế, thọ bất khả lượng”, mang ý nghĩa rằng, con Hạc có khả năng sống lâu đến ngàn năm, không thể đếm được. Do vậy, nhiều người thường tặng nhau những vật phẩm như đồ chạm khắc, tranh vẽ, tranh treo tường, câu đối hoặc bình phong chúc thọ hình con Hạc, để chúc nhau có nhiều sức khỏe và sống trường thọ.
Linh vật này cũng được biết đến với nhiều tên gọi như 寉 với bính âm là Hè trong tiếng Trung Quốc, Crane trong tiếng Anh và Tsuru trong tiếng Nhật.
Con Hạc có bộ lông màu đen tuyền hoặc trắng muốt với tuổi thọ cao, biểu tượng cho sự trường tồn, bền vững và thanh đạm, thuần khiết.
Nhiều nơi còn đặt con Hạc trên bàn thờ với ngụ ý mang đến phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối để đầu với những khó khăn và mang lại sự may mắn, ấm êm trong gia đình. Con Hạc cũng là một biểu tượng nổi tiếng ở nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Con Hạc là loài chim cao quý, mang tính biểu tượng trong phong thủy, được xếp hạng thứ 2, sau Chu Tước trong lịch sử, nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc.
Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về loài chim này nhưng cổ nhân Trung Quốc đã đúc kết thành tứ danh Hạc với bốn màu lông là: đen, vàng, trắng và xanh. Mang ý nghĩa trường thọ và sự thông minh của con người.
Trong hội họa Trung Quốc, con Hạc có bộ lông trắng muốt được gọi là Bạch Hạc, biểu tượng của sự thanh cao, quyền quý, trong sáng và tinh khôi. Sách cổ Trung Quốc ghi lại nhiều điều liên quan tới đức tính của Hạc, nhưng nổi bật nhất chính là đức tính như một người quân tử, không ham mê dục vọng, sống trong sạch thuần khiết với tiếng kêu thánh thót như một nhân tài.
Đầu con Hạc có màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, nơi tập trung dương khí, tạo nên sự bền bỉ cùng sức sống dẻo dai. Do vậy, người đời sau thường dùng con Hạc để chúc phúc trường thọ hoặc mô phỏng cho sự bền vững.
Ngoài ra, những người đức cao vọng trọng khi chết đi sẽ được người dân Trung Quốc gọi rằng “cưỡi Hạc quy tiên”. Do vậy, trong đám tang của người Trung Quốc, con Hạc thường được đặt ở giữa nắp áo quan.
Trong võ thuật Trung Hoa còn có môn võ Bạch Hạc quyền, thuộc hệ thống ngũ hình quyền, mô phỏng các động tác và khả năng giữ thăng bằng của con Hạc. Môn võ này thể hiện những thế đòn mở rộng tương tự như cánh Hạc được xòe ra, gọi là Hạc dực, tương tự như Thái cực quyền.
Trong văn hóa Nhật Bản, con Hạc là loài chim linh thiêng, biểu tượng cho sức khỏe, sự trường tồn, hạnh phúc và đại diện cho trí tuệ, danh dự, sự thủy chung trong cuộc sống.
Con Hạc là loài chim lớn nhất Nhật Bản, được người dân nước này xem như một biểu tượng của thiên nhiên, một báu vật quốc gia với tên gọi “loài chim hạnh phúc”. Hạc và Nhật Bản có sự gắn bó chặt chẽ, hình ảnh con Hạc được trang trí ở nhiều nơi như in trên lá bài Hana-fuda và in trên hai bên vòng tròn của tờ 1000 Yên Nhật.
Người Nhật còn tin rằng nếu ai xếp đủ một nghìn con Hạc giấy sẽ có một điều ước cho sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi. Điều này thể hiện rõ trong nghệ thuật Origami của Nhật Bản.
Con Hạc còn là loài vật chung thủy, sống bên nhau suốt đời không thay đổi. Do vậy, người Nhật thường xem Hạc là biểu tượng của sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Ngoài ra, họ còn cho rằng, con Hạc mang lại nhiều sự may mắn do có chỏm lông màu đỏ trên đỉnh đầu.
Tại Việt Nam, con Hạc được xem là loại chim quý, xuất hiện cùng các vị thần tiên, tượng trưng cho sự trường thọ giống như các nền văn hóa khác.
Khi đến tham quan các khu đền, miếu, đình và chùa sẽ thấy các tượng được điêu khắc hình con Hạc cưỡi trên lưng Rùa. Đôi khi, hình tượng này cũng xuất hiện ở những bộ đỉnh đồng thờ gia tiên. Hình ảnh này biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu, có ý nghĩa về thời gian và vũ trụ.
Hình ảnh con Hạc đứng trên lưng Rùa còn mang biểu tượng “thọ đội thọ”, do hai linh vật này có tuổi thọ cao, thể hiện cho một khát vọng đẹp với sự sống bền lâu nên thường được dùng làm các vật phẩm để tặng nhau, mang ý nghĩa chúc phúc đến đối phương.
Con Hạc là loài chim mang nhiều ý nghĩa nhất trong phong thủy. Hình ảnh Hạc uốn lượn, bay cao trên bầu trời tượng trưng cho một thế giới hòa bình, tốt đẹp hoặc khi một ai đó mất đi, linh hồn của họ sẽ ngồi trên lưng con Hạc để bay lên thiên đường.
Ngoài ra, loài Hạc còn tượng trưng cho sự trường thọ, uyên bác, sáng suốt và cuộc sống vương giả, đầy quyền lực.
Ý nghĩa trường thọ là điều đầu tiên khi nhắc đến con Hạc, bởi loài chim này thường sống rất lâu. Trong cuốn sách “Tướng Hạc kinh” đã gọi con Hạc là “thọ bất khả lượng”, thể hiện sự sống lâu không thể tính được và “Hạc thọ thiên tuế”, mang ý nghĩa Hạc có thể sống đến nghìn năm.
Do vậy, nhiều người thường sử dụng hình ảnh con Hạc để chúc phúc trường thọ hoặc mô phỏng sự bền vững trong công danh, sự nghiệp.
Hình ảnh con Hạc ngậm linh chi đứng cạnh ông Thọ, Hươu, Nai cùng hồ lô là các vật phẩm trong phong thủy mang đến ý nghĩa tốt lành, đại diện cho sự trường thọ.
Phẩm chất cao quý luôn là một đức tính được con người sùng bái. Hình ảnh con Hạc và hoa mai là hiện thân cho sự cao quý, được người đời coi trọng từ xưa đến nay.
Từ “Hạc” còn được sử dụng để gọi những người hoặc vật cao quý như sắc lệnh chiêu mộ hiền sĩ là “Hạc bản”, những điều trên Hạc bản đều được gọi là “Hạc thư” hoặc “Hạc đầu thư”… Ngoài ra, những người có tiếng tăm tốt như người tu hành đắc đạo sẽ được gọi là “Hạc minh chi sĩ”. Do vậy, các bức tranh có hình ảnh Hạc đều tượng trưng cho sự thanh liêm, trí tuệ minh mẫn, không tham lam và sa đọa vào những điều xấu.
Thời xa xưa, các vương hầu sử dụng cống phẩm có hình tượng con Hạc để tiến cống cho vua, thể hiện lòng kính trọng và sự tin tưởng của nhà vua.
Đại diện cho thế lực thiên nhiên từ trời xanh nên con Hạc có phong độ và khí phách của những bậc tiên nhân đạo sĩ. Vì vậy, loại chim này được cho là có mối quan hệ mật thiết với những vị thần tiên trong Đạo giáo.
Dân gian tin rằng các tiên nhân thường cưỡi Hạc khi di chuyển, được gọi là “Hạc giá”, “Hạc ngự”. Tuy nhiên, khái niệm này đều được dùng để chỉ các vị thần tiên, đạo sĩ tu tiên.
Ngoài ra, con Hạc còn xuất hiện nhiều trong đời sống, văn học, thi ca và hội họa, là hình ảnh ẩn dụ cho đạo cha-con trong kinh dịch. Mang ý nghĩa con cái phải nghe theo lời dạy của cha mẹ, phù hợp với đạo cha con trong luân lý truyền thống.
Hình ảnh con Hạc luôn là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật điển hình như tranh vẽ đôi Hạc hoặc hình ảnh bầy Hạc bên cạnh gốc Tùng. Sự kết hợp giữa này là biểu tượng cho sự đoàn kết, hòa thuận của gia đình, lứa đôi hạnh phúc, con đàn cháu đống và sự ấm êm hạnh phúc trong gia đạo.
Hình ảnh con Hạc và cây Tùng thường xuất hiện nhiều trong nghệ thuật chạm khắc, được gọi là Tùng Hạc. Tùng là loài cây có sức sống mãnh liệt, thể hiện sự uy nghiêm khi mọc trên mỏm đá, vươn xa về phía trước như chí khí anh dũng, sức sống và sự trở mình, vươn lên.
Các nhà điêu khắc thường khắc họa hình ảnh Tùng và Hạc thành bức tranh thể hiện chí khí, cốt cách của một con người. Đó chính là sự trường tồn và bền vững, khao khát sải cánh trong không trung, mang dũng khí đương đầu với mọi gian nan, thử thách.
Ngoài ra, hình ảnh con Hạc đứng trên mỏm đá với sự bề thế cùng cây Tùng, được gọi là Hạc Thạch Tùng, mang ý nghĩa và biểu tượng cho sự trường thọ, bền vững, dũng khí và bản lĩnh hay tượng trưng cho sự cao sang và an lạc.
Con Hạc có truyền thuyết nổi bật nhất là về một quan tòa của Liêu Ninh, tên là Ding Ling Wei. Một người đàn ông tốt bụng đã nuôi hai con Hạc làm thú cưng. Nhưng vào một ngày nọ, một con Hạc đã quyết định bay đi, trở về với thiên nhiên.
Không lâu sau đó, thành phố xảy ra đợt hạn hán kéo dài nên ông Ding đã mở kho chứa lương thực của chính phủ để cung cấp lương thực cho nhân dân. Tuy nhiên, điều này đã làm cho ông bị phán tội phải hành quyết.
Nhưng nguyện vọng cuối cùng của ông là xin Hoàng đế cho con Hạc cưng của mình được ăn lần cuối, trước khi ông ra đi. Khi ông cho Hạc ăn, con Hạc đã rời bỏ ông năm trước bỗng dưng xuất hiện, mổ đứt dây trói trên tay cho ông, sau đó cõng ông trên lưng và bay về trời.
Hàng trăm năm sau, một con Hạc trắng đã bay xuống vùng núi phía nam Liêu Ninh, giữ thăng bằng trên cây và phát tiếng kêu như một bài hát nhắc đến tên Ding.
Ngoài ra, còn có rất nhiều câu chuyện được tuyên truyền liên quan đến con Hạc, nhưng đều mang ý nghĩa khen ngợi, nâng cao đức tính chính trực, thuần khiết, chí khí và uy nghi của loài chim này.
Con Hạc là loại chim có sức ảnh hưởng lớn trong đời sống, văn hóa, thơ ca và hội họa. Loài chim này xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình sẽ được quan sát, chú ý đầu tiên.
Người ta thường nhìn hình ảnh của con Hạc để thưởng thức sự phối cảnh của bức họa, sau đó mới đưa ra đánh giá tổng thể nội dung và hàm ý bức họa.
Trong nghệ thuật chạm khắc, con Hạc cũng thường xuất hiện và gắn liền với hình ảnh cây Tùng với tên gọi là Tùng Hạc. Hình ảnh này mang biểu tượng cho sự cao sang, an lạc, khí chất trường thọ và bản lĩnh trước nỗi trầm luân.
Hình ảnh con Hạc cũng được dùng trong các hình tượng trang trí có kích thước lớn với mong ước phát triển và thành công. Hạc có mỏ dài và nhọn như mũi tên, đôi khi được ngậm ngọc, biểu tượng cho sự sang quý hoặc khi ngậm hoa sen thì biểu tượng cho sự giác ngộ.
Hạc là biểu tượng cho sự thanh đạm, thuần khiết nên được nhiều nơi tôn sùng đặt trên bàn thờ, ngụ ý phẩm chất cao quý, mạnh mẽ, mang lại may mắn và ấm êm.
Con Hạc cũng là hình ảnh cao quý, xếp hạng thứ hai trong những loại chim quan trọng nhất trong truyền thuyết và nghệ thuật Trung Quốc.
Ngoài ra, nhiều người còn kết hợp sử dụng Hạc và các linh vật khác trong phong thủy như Tỳ Hưu, Hồ ly và Tứ tượng gồm Huyền Vũ, Chu Tước, Bạch Hổ, Thanh Long để tăng gấp đôi sự may mắn, thịnh vượng và tài lộc trong cuộc sống.
Đặt một bức tượng Hạc hoặc treo tranh Hạc ở các phía sau đây để mang lại nhiều ý nghĩa riêng biệt khác nhau:
Tượng điêu khắc hình Hạc và Rùa được đặt ở hướng Đông sẽ giúp cho những người trong gia đình có cuộc sống sung túc, giàu sang và trường thọ. Ngoài ra, hướng này cũng mang lại những điều tốt lành cho con trai, cháu trai trong gia đình.
Đây là hướng mang lại sự may mắn, có lợi cho con cái về học lực, phúc khí và toàn diện cho con cái về mọi mặt.
Hạc được đặt hướng Nam sẽ mang đến nhiều cơ hội tốt, có khả năng thăng tiến trong công việc. Đây được coi là hướng bài trí con Hạc tốt nhất trong phong thủy.
Đặt Hạc ở vị trí này cũng được cho là mời gọi may mắn về danh tiếng và tăng cường sự nổi tiếng và công nhận trong công việc, cuộc sống. Đảm bảo tài năng, sự chăm chỉ và mang lại sự tiến bộ trong mọi khía cạnh.
Con Hạc được đặt ở hướng Bắc được cho là hướng tốt nhất, mang lại nhiều điều thành công và tài lộc cho những người trưởng họ hoặc có địa vị lớn nhất trong nhà.
Đặt Hạc ở hướng này sẽ kích hoạt được sự trường tồn cho cả dòng tộc gia chủ, đặc biệt là tuổi thọ của tộc trưởng. Đây cũng là hướng chiêu tài lộc, đảm bảo nguồn thu nhập trong gia đình được suôn sẻ, phú quý cho cả gia đình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt con Hạc trên đầu giường để cầu phúc lộc từ trời, tránh khỏi những bệnh vặt, đau ốm thường xuyên.
Hình ảnh con Hạc còn được dùng trong chế tạo trang sức như nhẫn, vòng tay, dây chuyền, mặt dây chuyền và bông tai…, kết hợp cùng với các loại đá quý khác, vừa là phụ kiện trang sức đá quý sang trọng vừa mang ý nghĩa may mắn. Ngoài ra, loại trang sức này thường được mạ vàng 18k vàng hoặc vàng 18k trắng để tạo sự nổi bật và lấp lánh.
Con Hạc là một vật phẩm phong thủy để cầu nguyện may mắn, trường thọ cho cả gia đình. Tuy nhiên, để Hạc phát huy được hết công dụng và không phạm đại kỵ trong phong thủy, cần lưu ý những điều sau đây:
Con Hạc cũng truyền cảm hứng mạnh mẽ trong nghệ thuật xăm với ý nghĩa tượng trưng cho tuổi trẻ vĩnh cửu, sang trọng và hạnh phúc. Dưới đây là những hình xăm con Hạc đẹp, mang nhiều ý nghĩa và được nhiều người yêu thích.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/con-hac-a21547.html