CÁCH BẢO QUẢN SỮA ĐẶC DÙNG ĐƯỢC LÂU VÀ SIÊU ĐƠN GIẢN

Bạn đã từng gặp phải tình trạng sữa đặc bị đóng đá, đặc lại hoặc thậm chí là bị hỏng sau khi mở nắp? Đây là một vấn đề phổ biến mà nhiều người tiêu dùng thường gặp khi không biết cách bảo quản sữa đặc đúng cách. Việc lưu trữ sữa đặc không chỉ đảm bảo sự an toàn vệ sinh mà còn giữ cho sản phẩm luôn giữ được hương vị và chất lượng tốt nhất. Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu cách bảo quản sữa đặc hiệu quả để tránh những tình trạng không mong muốn và tận hưởng hương vị ngon ngọt của sữa đặc mỗi khi sử dụng.

Những cách để bảo quản sữa đặc

1. Cách bảo quản sữa đặc khi không có tủ lạnh

1.1 Đậy kín sau khi mở nắp

Cách bảo quản sữa đặc không có tủ lạnh cần thiết nhất là đậy kín nắp sau khi sử dụng. Việc này có thể giúp ngăn cản không khí và vi khuẩn xâm nhập làm hỏng sữa.

Bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm hoặc một chiếc túi ni lông sạch để bịt kín nắp lon và để sản phẩm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp bảo quản sản phẩm trong thời gian ngắn.

Bảo quản sữa đặc khi không có tủ lạnh

1.2 Bảo quản trong bình thủy tinh

Lon sữa sau khi đã mở nắp sẽ khó đậy kín lại như ban đầu. Vì vậy, bạn có thể đổ hết sữa vào trong bình thủy tinh có nắp đậy để bảo quản sữa được lâu hơn khi ở nhiệt độ phòng.

Bảo quản sữa đặc trong bình thủy tin

1.3 Bảo quản sữa đặc trong chén nước

Bạn có thể đặt lon sữa đặc vào trong một cái chén, sau đó đổ nước vào chén sao cho lon sữa vẫn có thể đứng vững, không nghiêng ngả và nước không vào được lon. Bạn có thể kết hợp với cách bảo quản bọc màng bọc thực phẩm để lon sữa được đậy kín để bảo quản được lâu hơn và tránh tình trạng bị kiến tấn công vào.

Bảo quản sữa đặc trong chén nước

1.4 Dùng dây thun để đuổi kiến không tấn công sữa

Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một số sợi dây thun và buộc quanh lon sữa để tránh kiến tiếp cận và bò vào sản phẩm. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ giúp bảo quản sản phẩm được trong thời gian ngắn từ 3 -5 ngày.

Bảo quản sữa đặc bằng dây thun

1.5 Đặt lon sữa gần bếp gas

Cách này để tránh tình trạng kiến bò vào bên trong sản phẩm. Bạn chỉ cần đặt lon sữa ở một góc của bếp, đến khi nấu ăn thì bạn đặt ra gần chỗ bếp. Tuy nhiên, bạn nên xem xét khoảng cách sao cho lon sữa không tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng tránh bị biến đổi thành phần chất dinh dưỡng. Với cách này, bạn có thể bảo quản sản phẩm được khoảng từ 3 - 5 ngày.

Bảo quản sữa đặc gần bếp ga

1.6 Sử dụng hộp đựng sữa đặc có nắp đậy

Bạn cũng có thể sử dụng hộp đựng sữa đặc có nắp đậy chuyên dụng để thay cho nắp lon ban đầu để bảo quản sản phẩm được lâu hơn. Bạn có thể bảo quản sản phẩm được khoảng 5 - 7 ngày khi không có tủ lạnh.

Bảo quản sữa đặc bằng nắp đậy chuyên dụng

2. Bảo quản sữa đặc trong tủ lạnh

Bảo quản sữa đặc trong tủ lạnh khi đã mở nắp sử dụng sẽ giúp bảo quản sữa được lâu hơn khi để ở nhiệt độ thường, khoảng từ 7 - 10 ngày. Ngoài ra, cách bảo quản này còn tránh tình trạng côn trùng tiếp cận và bò vào sản phẩm.

Bạn nên đặt lon sữa ở góc tối trong cùng tủ lạnh, tránh ánh sáng trực tiếp và các chỗ bị rỉ nước để thành phần trong sản phẩm không bị biến chất và hư hỏng.

Tuy nhiên, để sữa đặc trong tủ lạnh sẽ làm sản phẩm bị đặc lại và khó sử dụng. Do đó, bạn có thể đem lon sữa đặc ra để ở nhiệt độ phòng từ 5 - 10p trước khi sử dụng nhé!

Sữa đặc để được bao lâu trong tủ lạnh?

3. Sữa đặc chưa mở nắp để được bao lâu?

Sữa đặc chưa mở nắp có thể được bảo quản trong thời gian dài, thường là từ 6 tháng đến một năm, tùy thuộc vào điều kiện bảo quản và ngày hết hạn của sản phẩm. Đối với sữa đặc chưa mở nắp, bạn nên lưu trữ nó ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ánh nắng trực tiếp để đảm bảo an toàn và duy trì chất lượng của sản phẩm. Hãy kiểm tra ngày hết hạn trên bao bì trước khi sử dụng và luôn tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tuy nhiên nếu sử dụng sữa đặc được bảo quản trong thời hạn lâu như vậy để làm các món ăn từ sữa đặc hay thức uống từ sữa đặc sẽ làm giảm độ ngon, chất lượng của thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Cách bảo quản sữa đặc Ông Thọ

4. Sữa đặc đã mở nắp để được bao lâu?

4.1 Ở nhiệt độ thường

Sữa đặc sau khi đã mở nắp chỉ nên được sử dụng trong khoảng từ 5 - 7 ngày khi bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, tùy vào cách bạn bảo quản mà thời gian này có thể thay đổi ngắn hoặc dài hơn.

4.2 Nhiệt độ tủ lạnh

Sữa đặc mở nắp bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh cũng chỉ nên sử dụng trong vòng 7 - 10 ngày để chất lượng sản phẩm được đảm bảo tốt nhất khi dùng.

Bảo quản sản phẩm sữa đặc trong tủ lạnh

5. Vì sao sữa đặc bị hỏng?

5.1. Do quá trình vận chuyển

Dù được kiểm tra và đóng gói cẩn thận trước khi giao đến người tiêu dùng nhưng trong quá trình vận chuyển vẫn khó tránh khỏi các sự cố móp méo hoặc bị thủng sản phẩm. Do đó, bạn nên kiểm tra bao bì sản phẩm để được đổi ngay khi phát hiện các trường hợp trên.

5.2 Bảo quản sai cách

Một trong những lý do phổ biến làm cho sữa đặc nhanh bị hư chính là không bảo quản sản phẩm đúng cách. Nếu để sữa đặc trong nhiệt độ cao, môi trường ẩm ướt hay không đậy kín nắp sau khi sử dụng thì sữa đặc có thể bị nhiễm khuẩn và mất đi chất dinh dưỡng.

5.3 Sử dụng trong thời gian dài

Sữa đặc sau khi đã mở nắp nếu để bên ngoài quá lâu sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng sản phẩm khi đã hết hạn, thì lúc này chất trong sản phẩm đã bị biến đổi và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chú ý hạn sử dụng của sữa đặc

6. Dấu hiệu nhận biết sữa đặc bị hư

6.1 Mở nắp để ở nhiệt độ phòng khoảng 7 ngày trở lên

Sữa đặc sau khi mở nắp và để ở nhiệt độ phòng sau 7 ngày thì các chất lượng sản phẩm không còn được đảm bảo. Nguyên nhân là sản phẩm đã tiếp xúc với môi trường không khí quá lâu và có thể bị vi khuẩn, nấm xâm nhập làm biến đổi thành phần dinh dưỡng. Dù màu sắc và mùi vẫn không có gì khác lạ nhưng bạn vẫn không nên sử dụng khi đã để quá lâu ngoài nhiệt độ phòng.

6.2 Có mùi khó chịu

Phương pháp dễ nhất để nhận biết sữa đã bị hư hay chưa chính là ngửi. Sữa bị hư thường có mùi chua, gây khó chịu. Mùi chua của sữa là do bị oxy hóa và bị các vi khuẩn xâm nhập làm phân hủy các thành phần trong sữa và tạo ra acid lactic gây ra mùi chua.

6.3 Chất sữa bị vón cục

Sữa hỏng thường bị vón cục và có thể nhận biết hiện tượng này dễ dàng bằng mắt. Sữa bình thường có cấu trúc lỏng mịn, như khi sữa đã bị hư sẽ xuất hiện các cục nhỏ và lớn không đều. Màu sắc của sản phẩm cũng không đồng nhất, có sự lẫn lộn giữa các phần chất lỏng và phần chất rắn bị vón. Ngoài ra, khi khuấy bạn sẽ có cảm giác hơi lợn cợn dưới đáy hộp vì cấu trúc của sữa đã bị thay đổi.

6.4 Màu sắc thay đổi

Sữa đặc chất lượng thường có màu trắng đồng nhất khi quan sát. Tuy nhiên, khi sữa đã bị hư thường xuất hiện các vùng màu khác nhau như màu trắng xen kẻ với các mảng màu vàng vẩn đục.

Những dấu hiệu này cũng có thể được áp dụng cho cả sữa đặc không đường. Tham khảo ngay các loại sữa đặc không đường tại đây.

Chú ý màu sắc sữa khi lưu trữ sữa đặc

7. Những lưu ý khi bảo quản sữa đặc

Khi bảo quản sữa đặc, có một số điểm quan trọng cần lưu ý để đảm bảo an toàn và duy trì chất lượng sản phẩm:

Những lưu ý khi bảo quản sữa đặc sẽ giúp bạn sử dụng an toàn hơn các thành phẩm sữa đặc tự làm tại nhà bằng các công thức làm sữa đặc.

Lưu ý bảo quản sản phẩm sữa đặc

Những lưu ý để bảo quản sữa đặc tốt hơn

Sữa hỏng thường bị vón cục và có thể nhận biết hiện tượng này dễ dàng bằng mắt. Sữa bình thường có cấu trúc lỏng mịn, như khi sữa đã bị hư sẽ xuất hiện các cục nhỏ và lớn không đều. Màu sắc của sản phẩm cũng không đồng nhất, có sự lẫn lộn giữa các phần chất lỏng và phần chất rắn bị vón. Ngoài ra, khi khuấy bạn sẽ có cảm giác hơi lợn cợn dưới đáy hộp vì cấu trúc của sữa đã bị thay đổi.

Sữa đặc hết hạn có uống được không?

Sữa đặc hết hạn thường không được uống, vì nguy cơ vi khuẩn phát triển có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe. Hết hạn là thời điểm mà sản phẩm có thể mất đi tính an toàn và chất lượng. Dù vậy, đôi khi sữa đặc có thể vẫn an toàn để sử dụng một thời gian ngắn sau khi hết hạn, nhưng điều này phụ thuộc vào điều kiện bảo quản và cách sản phẩm được xử lý. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về an toàn của sản phẩm, tốt nhất là nên tránh uống và thay thế bằng sữa mới.

Tham khảo bài viết: Sữa đặc hết hạn uống có được không? Tận dụng như thế nào?

Bảo quản sữa đặc đúng cách không chỉ duy trì chất lượng sản phẩm mà còn đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hy vọng với bài viết này của Vinamilk bạn đã có thể hiểu hơn về sản phẩm và lựa chọn được cách bảo quản sữa đặc tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của mình.

Xem thêm:

Sữa đặc là gì? Có mấy loại? Thành phần và công dụng của sữa đặc

Sữa đặc bao nhiêu calo? Uống sữa đặc có tác dụng gì?

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/cach-bao-quan-sua-dac-khong-can-tu-lanh-a21445.html