Ag hóa trị mấy? Bạc là một kim loại có đặc tính mềm, linh hoạt và dễ uốn (độ cứng hơn so với vàng một chút). Nó có hóa trị một, được sử dụng để đúc tiền và có một bề mặt trắng bóng ánh kim khi được đánh bóng mạnh. Bạc có khả năng dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại, vượt trội hơn cả đồng. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất cao, bạc không được ưa chuộng rộng rãi trong việc sản xuất dây dẫn điện, khác biệt so với đồng.

1. Bạc có hóa trị mấy

Ag có hóa trị I, nằm ở số 47 nhóm IB, thuộc chu kỳ 5

Trong tự nhiên kim loại Bạc là hỗn hợp của 2 đồng vị Ag107 và Ag109, trong đó Ag107 chiếm trọng số lớn hơn là 51,839%

Bạc được tìm thấy dạng tự nhiên là liên kết với asen, lưu huỳnh, antimoan hay trong các loại khoáng chất như argentit (Ag2S) và silver horn (AgCl)

ag-la-gi-5-c51e6d926c

2. Bảng sơ lược về một số kim loại hay gặp

Ag

Au

Ni

Zn

Sn

Pb

Số oxi hóa

+1, (+2)

(+1), +3

+2, (+3)

+2

+2, +4

+2, +4

Eo (V)

Ag/Ag

+0,8

Au3+/Au

+1,5

Ni2+/Ni

-0,26

Zn2+/Zn

-0,76

Sn2+/Sn

-0,14

Pb2+/Pb

-0,13

Tính khử

Rất yếu

Rất yếu

Trung bình

Mạnh

Yếu

Yếu

Ứng dụng

Đồ trang sức

Chế tạo hợp kim

Trong kĩ thuật vô tuyến

Đồ trang sức

Chế tạo hợp kim giá trị cao

Chế tạo hợp kim inox

Mạ kim loại

Chế tạo ắc quy

Tráng, mạ kim loại

Chế tạo hợp kim

Pin điện hóa

Tráng mạ kim loại

Chế tạo hợp kim

Chế tạo ắc quy

Chế tạo hợp kim

Công nghiệp điện

3. Tính chất vật lý của Ag

Bạc là một kim loại mềm, dẻo, có màu trắng bóng và là một trong những nguyên tố dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất. Nó cũng có khả năng phản xạ ánh sáng mạnh, làm cho nó được sử dụng rộng rãi trong việc làm gương và trong các ứng dụng quang học. Bạc không phản ứng với không khí, nhưng nó có thể bị oxi hóa và trở thành bạc sulfua khi tiếp xúc với sulfur trong không khí.

Ngoài ra, bạc cũng có tính chất chống khuẩn, do đó được sử dụng trong y tế và trong việc làm đồ trang sức. Tính chất này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.

niobium-crystals-and-1cm3-cube

4. Tính chất hóa học của Ag

4.1. Tác dụng với phi kim

- Bạc không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ cao.

Tác dụng với ozon

2Ag + O3 → Ag2O + O2

4.2. Tác dụng với axit

- Bạc không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.

3Ag + 4HNO3 (loãng) → 3AgNO3 + NO + 2H2O

2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

4.3. Tác dụng với các chất khác

- Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hidro sunfua:

4Ag + 2H2S + O2 (kk) → 2Ag2S + 2H2O

- Bạc tác dụng được với axit HF khi có mặt của oxi già:

2Ag + 2HF (đặc) + H2O2 → 2AgF + 2H2O

2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2 → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH

5. Một số bài tập vận dụng liên quan về kim loại

Bài 1: Nhúng thanh kim loại kẽm vào một dung dịch chứa hỗn hợp 3,2 gam CuSO4 và 6,4 gam CdSO4. Hỏi sau khi Cu và Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dung dịch thì khối lượng thanh kẽm tăng hay giảm bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Ta có: nCuSO4 = 3,2/160 = 0,02 (mol); nCdSO4 = 6,24/208 = 0,03(mol)

Từ (1) và (2) ⇒ ∑mCu + Cd = (0,02.64) + (0,03.112) = 4,64(gam)

Và mZn tham gia phản ứng = (0,02 + 0,03).65 = 3,25(gam)

Vậy khối lượng thanh Zn tăng: 4,64 - 3,25 = 1,39(gam)

Bài 2: Cho 2,24 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm có AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B.

  1. a) Tính số gam chất rắn A.
  2. b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch B.

Hướng dẫn:

nAgNO3 = 0,02 (mol); nFe = 0,04 (mol); nCu(NO3)2 = 0,1(mol)

nFe phản ứng (1) = 0,01(mol); nFe pư (2) = 0,04 - 0,01 = 0,03 (mol)

nCu(NO3)2dư = 0,1 - 0,03 = 0,07 (mol)

Chất rắn A gồm: 0,02 mol Ag và 0,03 mol Cu

⇒ mA = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08(gam)

Dung dịch B: Fe(NO3)2: 0,04 (mol) ⇒ CM = 0,2 M

Cu(NO3)2: 0,07 (mol) ⇒ CM = 0,35M

Bài 3: Ngâm một cái đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.

Hướng dẫn:

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

Theo phương trình: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

Cứ 1 mol Fe (56 gam) tác dụng với 1 mol CuSO4 → 1 mol Cu (64 gam).

Khối lượng đinh sắt tăng: 64 - 56 = 8 (gam)

Thực tế khối lượng đinh sắt tăng 0,8 (gam)

Vậy, nCuSO4 phản ứng = 0,8/8 = 0,1(mol)và CMCuSO4 = 0,1/0,2 = 0,5M

Bài 4: Cho m gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng bằng

(m + 0,5) gam. Giá trị của m là:

bai-4

Bài 5: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:

  1. 2,80 gam B. 4,08 gam
  2. 2,16 gam D. 0,64 gam

Hướng dẫn:

nFe = 0,04 mol ;nAg+ = 0,02 mol ; nCu2+ = 0,1 mol

Thứ tự các phản ứng xảy ra là:

(Fe2+/Fe < Cu2+/Cu < Fe3+ < Fe2+ < Ag+ < Ag)

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (1)

0,01← 0,02 → 0,02

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (2)

0,03→ 0,03

Từ (1) & (2) → mY = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 gam → đáp án B

Bài 6: Nhúng một đinh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,4g. Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Vậy nồng độ của CuSO4 còn lại sau phản ứng là:

  1. 0,75M
  2. 0,5M
  3. 0,65M
  4. 0,8M

Đáp án: C

Số mol CuSO4 ban đầu là 0,2 mol

Gọi a là số mol Fe phản ứng:

Khối lượng định sắt tăng lên là: 64a - 56a = 8a

Ta có: 8a = 0,4 → a = 0,05 mol

Số mol CuSO4 dư = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol → [CuSO4] = 0,75M

Bài 7: Ngâm một lá kẽm trong dung dịch chứa 2,24 gam ion kim loại M2+ trong muối sunfat sau phản ứng, khối lượng lá Zn tăng lên 0,94 gam. Vậy M là:

  1. Pb
  2. Cu
  3. Fe
  4. Cd

Đáp án: D

Phương trình phản ứng:

Khối lượng lá Zn tăng: 2,24 - 65a = 0,94 → a = 0,02 mol

M = 2,24/0,02 = 112 → M là Cd

Bài 8: Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

bai-8

Bài 9: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Vậy khối lượng của vật sau phản ứng là:

  1. 10,5g
  2. 10,76g
  3. 11,2g
  4. 12,8g

Đáp án: B

Khối lượng AgNO3 = 250.4/100 = 10 (g)

Khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% = khối lượng AgNO3 phản ứng = 1,7 (g)

Số mol AgNO3 = 0,01 mol

Phương trình phản ứng:

Khối lượng vật bằng Cu = 10 - 0,005.64 + 0,01.108 = 10,76 (g)

Như vậy, bài viết trên Vietchem không chỉ giải đáp các thắc mắc: Ag là gì? Ag hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Ag là bao nhiêu? mà còn có các thông tin về tính chất lý hóa, trạng thái tự nhiên và bài tập vận dụng liên quan. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/hoa-tri-cua-bac-a20041.html