Bài viết có sự tham vấn y khoa từ Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM.
>>Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 1 - 3 tuổi
Mọc răng là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, mang ý nghĩa đặc biệt trong việc chuyển đổi từ sữa mẹ hay sữa công thức sang quá trình nhai nuốt thức ăn đặc. Con yêu của mẹ sẽ bắt đầu mọc răng theo các thời điểm:
Đặc biệt, nếu con mọc những chiếc răng đầu tiên khi:
Trẻ mọc những chiếc răng sữa sớm nhất ở tháng thứ 6 (Nguồn: Sưu tầm)
Khi bé bắt đầu mọc răng sữa, răng mọc sớm nhất là 2 răng cửa của hàm dưới, sau đó các răng khác sẽ mọc tiếp theo và cuối cùng là 2 răng hàm thứ hai của hàm trên, cụ thể như sau:
Thông thường, răng sữa mọc trong thời gian bé từ 6 đến 30 tháng tuổi. Tuỳ theo từng bé mà bộ răng sữa sẽ mọc xong lúc bé 2 - 3 tuổi với đầy đủ 20 chiếc răng.
Về thời điểm mọc răng, mẹ có thể theo dõi theo lời dặn của bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:
Có thể bé sẽ mọc răng đúng lịch hoặc xê xích 1 tý:
+ 5-8 tháng: 4 răng cửa giữa, thường răng hàm dưới mọc trước
+ 7-11 tháng: 4 răng cửa bên, ngược lại răng hàm trên sẽ mọc trước
+ 2-16 tháng: 4 răng hàm đầu tiên
+ 14-20 tháng: 4 răng nanh
+ 20-32 tháng: 4 răng hàm thứ 2
Thứ tự mọc răng ở trẻ em sẽ có sự khác nhau giữa các bé (Nguồn: Sưu tầm)
Như đã đề cập phía trên, quá trình mọc răng của con tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, mỗi em bé cũng sẽ có các dấu hiệu mọc răng khác nhau, có bé sẽ không có dấu hiệu nào, có bé sẽ có những dấu hiệu sau:
Thông thường, các biểu hiện mọc răng kể trên thường xuất hiện trước khi răng mọc khoảng 3 - 5 ngày và tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Mẹ có thể quan sát bé kỹ càng trong thời điểm này để không bỏ lỡ thời điểm con mọc những chiếc răng xinh đầu tiên, cũng như chăm sóc bé một cách phù hợp mẹ nhé.
>>Tham khảo: Cách hạ sốt khi trẻ mọc răng
Các bé sẽ có những dấu hiệu mọc răng khác nhau nên mẹ cần chú ý để giúp bé dễ chịu hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ mọc răng sớm hay muộn sẽ vào một số yếu tố sau đây:
Xem thêm:
Cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinhCó nhiều bố mẹ sẽ lo lắng nếu như bé nhà mình mọc răng sớm hoặc muộn hơn các bé đồng trang lứa. Thực tế thì độ tuổi mọc răng của bé có thể khá rộng. Các em bé sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên sớm nhất là từ 3 - 4 tháng tuổi hoặc muộn nhất là 14 tháng. Tuy nhiên, một số em bé có thể mọc răng nằm ngoài phạm vi này. Nguyên nhân tác động đến quá trình mọc răng của trẻ thường là do di truyền hoặc do vấn đề thể chất. Nếu bố mẹ quá lo lắng về việc răng của con mình mọc sớm, mọc chậm hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về việc chăm sóc răng miệng, hãy trao đổi kỹ hơn với nha sĩ nhé. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để răng của trẻ mọc lên chắc khỏe và không bị dị dạng.
>>Xem chi tiết: Vì sao trẻ chậm mọc răng?Trong giai đoạn mọc răng, con có thể có những biểu hiện khó chịu do nóng sốt, ngứa nướu, mẹ có thể thực hiện một số cách dưới đây chăm sóc bé khi mọc răng:
Đặc biệt, theo Healthy children, trong giai đoạn này, nướu của bé rất nhạy cảm, có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công rất cao, mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con nhé. Bước đầu, mẹ có thể dùng khăn sạch để nhẹ nhàng để vệ sinh răng miệng cho con. Khi bé đã dần quen, mẹ có thể chuyển sang dùng bàn chải mềm cho bé.
>>Tham khảo: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ tập đi đúng cách
Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách rất quan trọng (Nguồn: Sưu tầm)
Bé mọc răng đi kèm các biểu hiện kể trên là bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý đưa bé thăm khám các bác sĩ chuyên khoa khi thấy các biểu hiện sau:
Về việc mọc răng bất thường ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể theo dõi theo lời dặn của bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:
Bình thường trẻ sơ sinh chưa có răng, chiếc răng đầu tiên thường mọc vào khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có trường hợp trẻ mới sinh ra đã có răng hoặc răng mọc sớm trong tháng đầu tiên sau sinh, được gọi là răng sơ sinh.
Đây là răng bất thường có thể đi kèm các dị tật khác. Chiếc răng này rất dễ bị mòn, ngả màu vàng nâu và sớm lung lay. Nó gây khó khăn cho trẻ khi bú mẹ, gây loét niêm mạc vùng dưới lưỡi hoặc môi, và nguy hiểm nhất là dễ rơi vào đường thở khi trẻ bú. Do đó, nếu thấy trẻ có những chiếc răng này đang lung lay, cần đưa trẻ đến phòng khám răng hàm mặt để nhổ bỏ nhé!
Thông thường trước khi răng mọc lên trẻ sẽ bị sưng lợi, chảy nước miếng thường xuyên khoảng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy nhiều đốm trắng nhú lên cùng lúc trên hàm có nghĩa là bé đang mọc nhiều răng cùng 1 lúc. Vậy nên thời gian sưng lợi có thể kéo dài hơn vài tháng.
Trẻ đi tướt mọc răng là hiện tượng thường gặp và không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không biết cách xử lý khi trẻ sốt và tướt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nếu bé chỉ đơn giản là đi tướt mọc răng thì tình trạng này chỉ diễn ra 1- 2 ngày trước và sau khi mọc răng. Ngoài ra, tùy vào sức đề kháng của mỗi bé mà thời gian này có thể kéo dài hoặc ngắn hơn một vài ngày. Vậy nên, bố mẹ không cần cho trẻ uống thuốc, mà chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý và dinh dưỡng sẽ giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe.
Tuy nhiên, khi trẻ mọc răng kèm triệu chứng sốt và đi ngoài thì bố mẹ cần chú ý quan sát và theo dõi tình trạng của con. Nếu con có biểu hiện sốt cao, đi tướt nhiều, mùi khó chịu kèm nhầy/máu thì phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
Tham khảo thêm:
Trẻ mấy tháng biết nói và những biểu hiện bé sắp biết nói Trẻ mấy tháng biết bò và dấu hiệu bé sắp biết bò Trẻ mấy tháng biết ngồi và cách giúp bé ngồi cứng cáp hơn Trẻ mấy tháng biết đi và cách tập đi cho trẻ hiệu quảMọc răng là một cột mốc quan trọng của bé và dĩ nhiên, của cả mẹ nữa. Đây là giai đoạn con bắt đầu có thể sử dụng các thức ăn dặm, ăn mềm theo các phương pháp ăn dặm khác nhau. Hy vọng bài viết phía trên đã giải đáp được cho mẹ những lăn tăn về việc trẻ mấy tháng mọc răng. Đừng quên truy cập Góc chuyên gia Huggies để tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan khác trong quá trình chăm sóc bé, mẹ nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/parenting/when-do-babies-start-teething
https://www.babycenter.com/health/teething-and-tooth-care/baby-teething-timeline_10355502
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/tre-may-thang-moc-rang-a20001.html