4 cách làm tương đậu nành truyền thống kiểu Việt Nam, Nhật Bản
Vì thế, trong bài chia sẻ dưới đây, trangnauan.com sẽ hướng dẫn các bạn bí quyết cách làm tương đậu nành ngay tại nhà vừa ngon miệng lại an toàn vệ sinh. Hãy cùng theo dõi các bạn nhé!
1. Cách làm tương đậu nành khô với đường nâu bảo quản được lâu
1.1. Nguyên liệu
Đậu nành khô: 250 gram
Gạo: 40 gram
Muối: 2/3 muỗng canh
Đường nâu: 150 gram
Nước tương: 100 ml
Dụng cụ: nồi, máy xay sinh tố, hũ thủy tinh 2.5 lít, thau, rổ,…
1.2. Cách làm tương đậu nành tại nhà để nấu ăn
1.2.1. Sơ chế đậu và rang gạo
Đậu nành rửa sạch, ngâm nước 8 tiếng hoặc qua đêm cho nở mềm, sau vớt ra rửa sơ lại với nước lạnh và để ráo.
Bắc nồi lên bếp, cho đậu nành và 3 lít nước vào đun với lửa nhỏ 3 tiếng cho đậu mềm.
Liên tục vớt sạch phần bọt trên mặt để nước luộc đậu trong hơn.
Làm nóng chảo trên bếp và để lửa nhỏ liu riu, đổ gạo vào rang.
Rang cho tới khi hạt gạo hơi ngả vàng, tắt bếp trút ra bát.
Cho gạo rang vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành bột thính gạo.
1.2.2. Cách làm tương đậu nành rang
Đậu mềm, lần lượt cho vào 100ml nước tương, 2/3 muỗng canh muối.
Thêm 150 gram đường nâu vào khuấy đều, đậy lại đun tiếp ở lửa vừa.
Hòa tan bột thính gạo với 3 muỗng canh nước, chờ 3 phút cho nở ra.
Đổ nước thính gạo vào nồi đậu, đảo nhẹ và nêm lại cho vừa khẩu vị.
Nấu đến khi tương đậu nành sôi và có độ sền sệt thì tắt bếp.
Chờ tương đậu nguội thì cho vào hũ thuỷ tinh, đặt nơi khô ráo và để dành ăn dần.
2. Cách làm tương đậu nành thốt nốt mặn ngọt vừa miệng
2.1. Nguyên liệu
1,5 kg hạt đậu nành
2 kg đường thốt nốt
200 gram muối ăn
100 gram thính đậu nành
100 gram bột gạo lứt
Hũ thủy tinh sạch
2.2. Hướng dẫn cách làm tương đậu nành truyền thống đơn giản
Đậu nành rửa sạch, để ráo nước, trút đậu vào nồi cơm điện nấu khoảng 2 giờ cho mềm.
Đậu sau khi nấu mềm, đun tiếp trên lửa nhỏ và đổ qua 1 nồi khác cỡ vừa.
Thêm muối, đường thốt nốt, 1,5 lít nước vào đậu và đun sôi với lửa liu riu cỡ 1 giờ là được.
Cho 100 gram thính đậu nành, bột gạo lứt, 3 chén nước lọc vào nồi nhỏ, đun sôi cho thính đậu nở ra rồi tắt bếp.
Trộn đều hỗn hợp bột thính đậu và đậu nành đã nấu mềm lại với nhau rồi cho vào hủ thủy tinh sạch, đậy kín.
Mang hũ tương đậu ra phơi nắng 10 ngày là dùng được.
Thành phẩm đạt yêu cầu là hạt tương vẫn còn nguyên hạt, có màu nâu nhạt bắt mắt cùng độ sánh và vị vừa mặn ngọt thơm ngon.
3. Cách làm tương đậu nành Miso Nhật Bản tại nhà
3.1. Nguyên liệu
Muối: 300 gram
Men Koji (men rượu Nhật): 400 gram
Đậu nành: 500 gram
Dụng cụ: máy xay sinh tố, hũ thuỷ linh, chảo, bếp, rổ,…
3.2. Cách làm tương đậu nành Miso cho các món Nhật
3.2.1. Sơ chế đậu nành
Vo sạch đậu nành, rửa thêm 1 - 2 lần nước rồi ngâm qua đêm cho nở.
Sau đó, bỏ đậu lên chảo, đổ ngập nước và đậy nắp, đun 3 - 5 giờ cho tới khi chín mềm.
Tiếp theo, cho đậu mềm vào máy cùng1/2 muỗng canh nước luộc đậu và xay nhuyễn.
Đậu xay xong trút ra thau lớn, dùng muỗng hoặc phớt dẹt tán đều cho nhanh nguội.
3.2.2. Chuẩn bị men, trộn đậu và tạo hình
Cho 400 gram men Koji và 185 gram muối vào âu lớn trộn đều.
Thêm 100ml nước vào hỗn hợp men và tiếp tục trộn.
Cho lần lượt men đã trộn vào phần đậu đã xay, trộn đều cho men và đậu hòa quyện vào nhau.
Sau đó chia hỗn hợp đậu thành từng phần, vo thành viên tròn nhỏ.
3.2.3. Cách ủ tương đậu nành Miso tự làm kiểu Nhật
Ném từng viên men đậu vào lọ thuỷ tinh, dùng tay ấn xuống thật nhẹ và đều tay, làm tương tự cho đến khi hết đậu.
Rắc 1 lớp muối mỏng lên mặt đậu, dùng giấy nến cắt hình tròn đậy lại.
Cho thêm 1 túi muối lên trên cùng để nén tất cả viên đậu xuống dưới.
Đậy nắp hũ thật chặt, dùng giấy bọc lên và cột lại bằng dây thừng cho chặt.
Tiến hành ủ tương trong 6 tháng, thường xuyên đem tương ra phơi nắng buổi sáng để thúc đẩy sự lên men.
Tương đậu nành Miso ủ đủ 6 tháng sẽ có màu đậm, vị đậm, khá nặng mùi men và chứa rất nhiều protein tốt cho sức khoẻ.
4. Cách ủ tương đậu nành Natto Nhật Bản nhiều dinh dưỡng
4.1. Nguyên liệu
250 gram đậu nành
7 - 10 gram Natto (thành phần làm men giống bán tại các siêu thị Nhật)
1 lít nước
Gia vị: muối
Dụng cụ: Nồi áp suất/ nồi bình thường, giấy bạc, thùng xốp giữ nhiệt, bóng đèn 9W.
4.2. Cách làm tương đậu nành Natto chuẩn vị Nhật
4.2.1. Sơ chế và hầm đậu nành
Rửa sạch đậu nành và ngâm qua đêm, sau đó lọc qua rây lấy phần đậu đem nấu trong nồi áp suất với 1 lít nước.
Khi nước sôi, nấu thêm khoảng 35 - 40 phút nữa với lửa nhỏ.
Để kiểm tra đậu nành, bạn có thể dùng tay bóp thử một hạt, nếu bóp mềm dễ dàng là đậu đã chín.
4.2.2. Làm gia vị Natto ướp và dàn đậu tương
Múc phần đậu vừa nấu ra rây để cho ráo, nhớ giữ lại phần nước.
Sau đó, cho Natto và 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước nấu đậu còn ấm vào chén.
Dùng muỗng trộn đều và nghiền nhỏ hỗn hợp Natto trong chén.
Trộn đều phần đậu còn ấm và gia vị Natto thật đều tay.
Sau đó, dàn phẳng hỗn hợp đậu nành ra tô ra dày tầm 2 - 3cm, không cần dàn quá dày.
4.2.3. Cách ủ lên men tương đậu nành Natto tự làm tại nhà
Cho hỗn hợp đậu nành Natto vào âu, dùng giấy bạc bọc kín lại, đâm vài lỗ nhỏ lên giấy bạc.
Đặt âu đậu vào trong thùng xốp giữ nhiệt, bật bóng đèn 9W bên cạnh để ủ ấm.
Sau đó, đậy hờ nắp thùng xốp lại, không đậy kín.
Tiến hành ủ đậu nành Natto khoảng 22 - 24 giờ với nhiệt độ ổn định từ 37 - 47 độ C là xong.
Đậu ủ xong cho vào ngăn mát tủ lạnh 4 - 5 ngày cho bớt mùi rồi bỏ vào ngăn đông lạnh để dùng dần.
Tương đậu nành Natto đạt chuẩn sẽ có độ dính cao, nhiều sợi tơ như tơ nhện và có mùi vị khá nồng nhưng rất bổ dưỡng.
Vậy là giờ các bạn đã có thể tự tin xuống bếp để thực hiện 4 cách làm tương đậu nành truyền thống theo kiểu thuần Việt và Nhật Bản như trangnauan.com vừa hướng dẫn. Các món tương hột đậu nành rất thích hợp để ăn kèm với cơm nóng, chấm rau củ quả luộc, kho thịt… hoặc dùng để chế biến các món chay mặn thơm ngon khác, giúp “đổi vị” cho bữa ăn của gia đình bạn thêm phần ngon miệng và hấp dẫn hơn.