Bệnh ung thư hạch (U lympho) và những điều cần biết

Theo Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAN, năm 2020, trên thế giới có khoảng 627.439 người mắc mới ung thư hạch (U lympho) và khoảng 283.169 người tử vong. Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hàng năm tiếp nhận khoảng 200-250 bệnh nhân ung thư hạch mới.

Vậy bệnh ung thư hạch là gì? Triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư hạch như thế nào? Cần thực hiện các xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh? Bệnh ung thư hạch có mấy giai đoạn và điều trị như thế nào? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc chăm sóc, điều trị bệnh ung thư hạch.

Bệnh ung thư hạch là bệnh gì?

Bệnh ung thư hạch còn được gọi là ung thư hạch bạch huyết, do sự tăng sinh mất kiểm soát của tế bào bạch cầu lympho.

Tế bào bạch cầu lympho có mặt trong hệ thống bạch huyết, một thành phần trong mạng lưới chống nhiễm trùng của cơ thể. Hệ thống bạch huyết bao gồm hạch bạch huyết (hạch lympho) có khoảng 500-600 hạch lympho được phân bố rải rác trên đường đi của mạch bạch huyết ở khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn, lá lách, tuyến ức, tủy xương.

Trong bệnh ung thư hạch có sự gia tăng ác tính các tế bào của hệ thống lưới lympho tại chỗ hoặc lan tràn, chủ yếu liên quan đến các tế bào hạch bạch huyết, lách, gan và tủy xương.

Bệnh ung thư hạch (U lympho) có hai loại chính là: U lympho Hodgkin (20-30%) và U lympho không Hodgkin (70-80%)

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi có xu hướng gia tăng. Bệnh thường biểu hiện tại hạch chiếm trên 60% trường hợp. U lympho có thể biểu hiện ngoài hạch ở vị trí, cơ quan khác nhau trong cơ thể như da, đường tiêu hóa (dạ dày, đại trực tràng…), vòm mũi họng, lưỡi, thần kinh trung ương, hốc mắt…

Nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch

Cho đến nay nguyên nhân sinh bệnh vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Tuy nhiên có một số các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư hạch như:

Triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư hạch

Bệnh ung thư hạch

Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

Ung thư hạch có mấy giai đoạn?

Bệnh ung thư hạch có 4 giai đoạn:

Giai đoạn Biểu hiện I Tổn thương 1 vùng hạch hoặc một vị trí ngoài hạch (IE) II Tổn thương 2 vùng hạch trở lên trên cùng một phía cơ hoành. Có thể bao gồm cả lách (IIS) hoặc cả 2 (IIES) nhưng vẫn nằm một phía cơ hoành III Tổn thương nằm hai phía cơ hoành. Có thể tổn thương ở lách (IIIS), hoặc vị trí ngoài hạch (IIIE), hoặc cả hai (IIIES) IV Tổn thương lan toả rải rác nhiều tạng hoặc mô ngoài hạch (như: tuỷ xương, gan, phổi…), có kèm hoặc không kèm tổn thương hạch B: khi có biểu hiện triệu chứng ‘B’: sốt, ra hồm hôi đêm, gầy sút >10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng

A: không có các triệu chứng trên

Điều trị ung thư hạch như thế nào?

Chiến lược và mục đích điều trị ung thư hạch (U lympho) là tiêu diệt các tế bào u lympho càng nhanh càng tốt và ngăn chăn sự phát triển của tế bào u lympho mới từ đó giúp kiểm soát bệnh và kéo dài thời gian sống thêm cũng như cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.

Liệu pháp sinh học và ghép tế bào gốc

Trong những năm gần đây, liệu pháp sinh học là một trong những phương pháp điều trị ung thư hạch tiên tiến được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Liệu pháp sinh học giúp cho việc điều trị nhắm tới tế bào ung thư và giảm thiểu những tác động đến các tế bào lành tính, hạn chế các biến chứng và tác dụng phụ so với điều trị bằng hóa chất.

Bên cạnh đó, ghép tế bào gốc cũng là một phương pháp đem lại hiệu quả cho một số thể bệnh của ung thư hạch. Tuy nhiên, ghép tế bào gốc thường được thực hiện khi người bệnh U lympho bị tái phát hoặc kháng trị, không ưu tiên sử dụng với người bệnh ở giai đoạn đầu tiên. Hạn chế lớn nhất của liệu pháp sinh học và ghép tế bào gốc là chi phí khá cao so với điều trị bằng hoá trị thông thường.

Tiên lượng

Tiên lượng của bệnh ung thư hạch khác nhau tuỳ từng thể bệnh, giai đoạn bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân ở giai đoạn sớm (I, II) có tiên lượng tốt hơn so với giai đoạn muộn (II, IV) khi đã có di căn hay xấm lấn các cơ quan.

Theo dõi sau điều trị

Chăm sóc

ThS. BS. Nguyễn Thùy Dương, TS.BS. Vũ Đức Bình, PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh

Bài viết được hỗ trợ bởi Takeda

ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU - XÉT NGHIỆM:

1. Viện Huyết học - Truyền máu TW

Từ thứ 2- thứ 6: 6h30 - 17h00 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu);

Thứ 7: 7h30 - 17h00 (khám theo yêu cầu).

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện tại Hà Nội: Từ thứ 3 - Chủ nhật: 8h00 - 12h00 và 13h30 - 17h00.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/u-lympho-lanh-tinh-a19170.html