Đơn ứng tuyển là thứ vũ khí lợi hại không thế thiếu trong Hồ sơ xin việc

Bạn nghĩ rằng bạn chỉ cần gửi một bộ hồ sơ của mình đến tất cả các công ty mà bạn quan tâm, sau đó bạn chỉ việc ngồi chờ họ gọi điện tới hoặc gửi email đến bạn, Vậy thì bạn đã nghĩ sai rồi đấy. Ngoài những giấy tờ cần thiết mà bạn đã chuẩn bị trong hồ sơ xin việc thì bạn còn cần phải tải mẫu đơn xin việc, điền đầy đủ và đính kèm theo cùng với mỗi bộ hồ sơ việc làm của mình. Khi bạn bổ sung đơn ứng tuyển trong hồ sơ thì nhà tuyển dụng sẽ thấy được tinh thần sẵn sàng cao độ chuẩn bị cho công việc của bạn đấy.

Viết đơn ứng tuyển như thế nào để thu hút nhà tuyển dụng?

Nhiều nước hiện đại trên thế giới còn đưa ra quy định trong thị trường việc làm đối với các ứng viên xin việc đó là các ứng viên bắt buộc phải có đơn ứng tuyển trong hồ sơ xin việc làm. Nếu như bạn không bổ sung đơn ứng tuyển kèm theo một CV đẹp trong những mẫu CV xin việc hiện có thì bạn sẽ tự làm mất đi cơ hội trúng tuyển.

Mẫu CV xin việc

Đừng nên quá lo lắng, đơn ứng tuyển việc làm thực sự không quá khó. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn là có thể tạo cho bản thân một mẫu đơn ứng tuyển hiệu quả.

1. Mục đích khi viết đơn ứng tuyển

Đoạn đầu tiền của bạn cần trình bày đó chính là mục đích viết đơn ứng tuyển. Bạn cần tự đặt ra câu hỏi cho bản thân mình rằng: Bạn tạo nên đơn ứng tuyển này khi tìm việc để làm gì? Có ai giới thiệu bạn đến với nhà tuyển dụng này không?

Bạn thấy đấy, đơn ứng tuyển của bạn được lập ra bởi bạn mong muốn có thể ứng tuyển trong công việc. Tuy nhiên, điều mà nhà tuyển dụng mong muốn thấy được trong đơn ứng tuyển của bạn còn nhiều hơn thế. Nếu bạn được một người bạn nào đó hoặc người có danh tiếng giới thiệu bạn đến với công ty thì bạn nên đề cập vào trong đơn ứng tuyển. Một người đáng tin cậy giới thiệu bạn vào công ty chắc chắn sẽ chứng tỏ được rằng bạn cũng chính là một ứng viên tiềm năng, có triển vọng.

Mục đích viết đơn ứng tuyển của bạn là gì?

Mục đích viết đơn ứng tuyển của bạn là gì?

Ví dụ cho đoạn văn mở đầu để gây được sự chú ý tới nhà tuyển dụng khi bạn viết đơn ứng tuyển:

“Chủ nhiệm khoa của tôi, ông Đặng Nguyên A, đã khuyên tôi nên ứng tuyển cho vị rí công việc này tại công ty anh/chị. Vì vậy, tôi viết đơn ứng tuyển này để gửi đến anh/chị với mong muốn sẽ sớm được trở thành một phần của công ty.”

Các mở đầu bằng đoạn văn trên đây sẽ luôn gợi cho người đọc thấy được bạn có mối quan hệ tốt với người quen của công ty họ, và điều đó thì không còn phải nghi ngờ nhiều về con người của bạn cũng như năng lực của bạn so với những ứng viên không có ai giới thiệu khác.

Nếu như bạn không có ai giới thiệu thì cũng đừng lo, bạn có thể tiếp cận với nhà tuyển dụng một cách gần gũi bằng cách trình bày lý do tại sao bạn lại biết tới thông tin. Các tót nhất là nêu tên trang tuyển dụng đăng tin tuyển dụng mà bạn xem được, đồng thời bày tỏ niềm mong muốn của bạn được làm việc với vị trí này. Nếu bạn vừa tốt nghiệp tấm bằng loại ưu đối với vị trí này tại một trường đại học danh tiếng thì quả thực quá là tuyệt vời.

Khi nhà tuyển dụng đọc được đoạn giới thiệu với những thông tin như vậy mà bạn cung cấp trong đơn ứng tuyển thì đảm bảo rằng họ sẽ biết ngay được rằng bạn có phải là ứng viên phù hợp hay không, và từ những gì bạn thể hiện, họ có thể thấy bạn đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về vị trí đăng tuyển. Điều này được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao khi biết các ứng viên đặc biệt quan tâm tới các vị trí ứng tuyển trong công ty.

>>> Xem thêm: Cách viết hồ sơ xin việc bằng tay cho người hay nhảy việc

2. Bạn có thể mang lại điều gì cho công ty?

Phần này được trình bày ở đoạn thứ trong đơn ứng tuyển. Đây là lúc bạn tự marketing bản thân mình với những kỹ năng, bằng cấp mà bạn đạt được trong quá trình học tập. Nếu bạn ứng tuyển vào một vị trí công việc cụ thể thì bạn hãy nêu rõ những khả năng mà bạn có, những kỹ năng cũng như nền tảng giáo dục mà bạn nhận thấy rằng phù hợp với các yêu cầu của công ty.

Chứng tỏ bạn có thể mang lại lợi ích cho công ty

Hãy chứng tỏ những điều tuyệt vời mà bạn có thể mang lại cho công ty trong đơn ứng tuyển

Ví dụ:

“Tôi rất mong muốn được làm việc với Quý công ty bởi vì tôi vừa tốt nghiệp bằng Cử Nhân loại giỏi chuyên ngành ABC. Do tôi theo học chuyên ngành XYZ nên tôi tự tin rằng khả năng của mình sẽ phù hợp với công việc mà Quý công ty đăng tuyển.”

Với cách viết như vậy thì bạn sẽ gây được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Điều đó thực sự khiến nhà tuyển dụng hài lòng bởi những kỹ năng mà bạn vừa nêu ra hoàn toàn phù hợp với công việc mà công ty đang cần tuyển dụng.

Phần thứ hai này cũng chính là cơ hội để bạn có thể nói rõ hơn một số điểm mạnh của bản thân mà bạn không thể ghi rõ được hết trong các giấy tờ khác của bộ hồ sơ xin việc của bạn do có giới hạn. Hãy chắc rằng, bạn sẽ không lặp lại nguyên văn những gì mà bạn đã viết trong cv xin việc hoặc Sơ yếu lý lịch đã có trong hồ sơ việc làm của mình.

Mẫu sơ yếu lý lịch

Nếu bạn trình bày linh hoạt những nội dung mà bạn đã trình bày trong các giấy tờ khác của bộ hồ sơ xin việc thì khi nhà tuyển dụng đọc tiếp đến hồ sơ xin việc của bạn, họ sẽ nhìn thấy một bức tranh phong cảnh với nhiều chi tiết đặc sắc, không bị nhàm chán với những chi tiết quá thông thường.

Trong đơn ứng tuyển thì các bạn cũng có thể liệt kê ra một số những kỹ năng hoặc là nét tính cách đặc biệt của mình để nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về bạn. Chắc chắn với một ứng viên có tính cách hòa đồng, thân thiện lại nhiệt tình thì nhà tuyển dụng nào cũng sẽ yêu quý để tuyển dụng họ vào làm việc trong công ty.

Cho dù những phẩm chất của các bạn không bắt buộc phải ghi trong đơn ứng tuyển như năng khiếu sở trường trong đơn xin việc, nhưng nhà tuyển dụng cũng sẽ cảm thấy hài lòng nếu như bạn đọc được những phẩm chất có liên quan tới công việc, có thể hỗ trợ tốt cho vị trí tuyển dụng của công ty. Đôi khi những điều nhỏ nhặt như vậy lại có thể tạo nên những điều khác biệt cho bạn.

3. Tinh thần gắn bó với công việc và sự cảm ơn chân thành tới nhà tuyển dụng

Trong phần này, các bạn trình bày khoảng từ 1 đến 2 đoạn văn trình bày về việc bạn sẽ tiếp tục theo đuổi vị tri công việc này như thế nào và gửi lời cảm ơn của bạn đến nhà tuyển dụng.

Phần thứ ba này thì bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có dự định theo đuổi công việc này như thế nào? Sau khi đưa ra một kế hoạch ngắn gọn của nhà tuyển dụng thì và bạn nên kết thúc bằng việc gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng.

Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ có chính sách chủ động gọi điện thoại cho ứng viên nếu như họ ứng tuyển và vì thế mà bạn không cần phải hẹn lịch và thời gian bạn sẽ gọi điện cho họ. Bạn cần nói rõ rằng “ Tôi mong sẽ sớm nhận được phản hồi từ quý công ty”.

Nếu bạn ứng tuyển vào công ty mà cho phép các ứng viên có thể liên hệ được với công ty thì bạn hãy chủ động ghi thật rõ trong phần này về thời gian bạn sẽ gọi điện cho nhà tuyển dụng. Ví dụ là “Trong buổi sáng thứ Hai đầu tuần tới…” và bạn hãy nhớ rằng nên tôn trọng và thực hiện đúng với thời gian mà bạn đã hẹn với nhà tuyển dụng.

Tìm việc làm

Như thế, nếu như bạn gửi kèm đơn ứng tuyển vào hồ sơ xin việc của bạn thì chắc chắn bạn sẽ có được cơ hội làm việc tốt hơn. Hãy luôn là người chủ động để tiếp cận với nhà tuyển dung một cách thông minh và có hiệu quả nhé.

Link nội dung: https://melodious.edu.vn/don-ung-tuyen-la-gi-a18953.html