Mực xà được tập trung khai thác ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Mực xà có kích thước lớn hơn nhiều so với các loại mực bình thường, do đó khiến nhiều người e ngại khi sử dụng.
Để có thể biết rõ mực xà là mực gì và cách chế biến các món ngon từ mực xà. Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Mực xà (hay còn gọi là mực ma, mực đại dương) là loài nhuyễn thể chân đầu thuộc ngành động vật thân mềm.
Mực xà phân bố chủ yếu ở một số địa phương duyên hải miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… và có nhiều ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Mực xà hay còn gọi là mực ma, mực đại dương
Mực xà sống ở độ sâu 800 mét và thường xuất hiện nhiều từ giữa tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Do đó, đây cũng là mùa vụ khai thác mực xà chính trong năm.
Bởi đặc điểm nơi sống và phải đánh bắt xa bờ nên mực xà được bảo quản trong đá lạnh nhiều ngày khiến phần thịt mất đi độ ngọt tự nhiên. Do đó, khi thưởng thức bạn sẽ thấy thịt mực xà không được ngọt và ngon như các loại mực nhỏ khác.
Mực xà lá trọng lượng lên đến vài kg một con
Mực xà có hai loại chính: mực xà bầu và mực xà lá. Mực xà bầu nhỏ hơn mực xà lá. Mực xà bầu tươi trung bình nặng 5 con/kg, trong khi mỗi con mực xà tươi có thể nặng đến vài kg. Hiện mực xà lá phổ biến hơn mực xà bầu vì thịt có độ ngọt hơn.
Phân biệt mực xà (bên trái) và mực lá đại dương (bên phải)
Hiện nay, có nhiều người vẫn nhầm lẫn mực xà với các loại mực thông thường như mực lá đại dương. Thực chất mực xà và mực lá đại dương có những điểm khác nhau như:
Mực xà: vây xòe ở đuôi, da có màu sẫm tối hơn.
Mực lá đại dương: vây xòe khắp thân và da có màu đỏ hồng đẹp mắt hơn.
Mực xà có thớ thịt dày và to
Mực xà không có độc và hoàn toàn không gây hại cho người dùng. Tuy nhiên bởi khu vực đánh bắt xa bờ và đặc điểm thớ thịt to, dày nên ngư dân phải bảo quản cấp đông nhiều ngày liền khiến mực bị mất đi nhiều độ dai và ngọt tự nhiên.
Tách phần đầu và thân mực xà ra riêng
Đầu tiên, bạn tách phần râu và phần thân mực ra riêng. Sau đó, lấy bỏ túi mật, ruột và phần xương sống màu trắng thật cẩn thận.
Cắt bỏ phần răng mực xà và mắt ở giữa đầu
Tiếp theo, bạn dùng dao cắt bỏ phần răng mực và mắt ở vị trí giữa đầu.
Lột bỏ da mực xa và rửa sạch với nước
Tiếp đến, cắt nhẹ một đường ở phía đầu thân mực tạo một đường gờ giữa da và thịt. Sau đó, bạn dùng tay giữ chặt phần thịt và lột bỏ da của mực thật sạch.
Rửa lại mực thật sạch với nước. Bạn có thể để nguyên hoặc cắt khúc và mang đi chế biến thành nhiều món ăn.
Bởi vì mực xà sau quá trình đánh bắt và bảo quản đã làm mất đi nhiều vị ngọt tự nhiên vốn có. Do đó, mực xà sẽ phù hợp với các món ăn được tẩm ướp nhiều gia vị như nướng hoặc chiên.
Mực xà nướng muối ớt và sa tế: Thịt mực dai hòa cùng vị cay, mặn của muối ớt và sa tế, phù hợp khi ăn kèm các loại rau thơm để tăng hương vị.
Mực xà nướng muối ớt và sate hòa quyện vị cay và mặn
Mực xà nhồi cơm nướng: Từng khoanh mực dày bao bọc lớp cơm trắng dẻo, tạo độ ngọt và giòn dai khi ăn. Bạn có thể thưởng thức món ăn cùng tương ớt, tương cà hoặc sốt mayonnaise cho đậm vị.
Mực xà nhồi cơm nướng dẻo ngọt
Mực xà lụi nướng sả: Mực dai, sả thơm và các gia vị tẩm ướp đậm đà phù hợp cho bữa cơm gia đình.
Mực xà lụi nướng sả thơm lừng lạ miệng
Mực xà chiên xù: Món ăn có lớp vỏ giòn rụm, bên trong là thịt mực dai ngọt. Bạn có thể chấm cùng tương ớt hoặc nước tương sẽ vô cùng hấp dẫn.
Mực xà chiên xù giòn tan
Mực xà chiên muốitắc: Món ăn hấp dẫn với lớp vỏ giòn rụm, đậm đà, có vị chua mặn nhẹ và mùi thơm đặc trưng từ lá húng quế.
Mực xà chiên muối tắc chua chua mặn mặn
Mực xà chiên nước mắm: Món ăn gây hao cơm bởi vị ngọt, dai của thịt mực hòa quyện cùng vị đậm đà của nước mắm.
Mực xà chiên nước mắm đậm đà
Qua bài viết này, Báo Đắk Nông hy vọng bạn đã hiểu rõ về mực xà và có thể bổ sung mực xà vào bữa ăn với những món ngon hấp dẫn cho gia đình nhé!
Mua hải sản ngon tại Báo Đắk Nông:
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/muc-xa-a18721.html