Sùi mào gà là căn bệnh xã hội rất phổ biến, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, bên cạnh các cách điều trị sùi mào gà có sự can thiệp của bác sĩ chuyên môn thì vẫn có một số cách trị sùi mào gà tại nhà đơn giản, chủ yếu là để loại bỏ các nốt sùi.
Sùi mào gà (hay còn gọi là mụn cóc sinh dục, mụn cơm ở hậu môn sinh dục, bệnh mồng gà…) thuộc nhóm bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ với các biểu hiện đặc trưng là những nốt u nhú, nốt sần lành tính khu trú ở cơ quan sinh dục, xung quanh cơ quan sinh dục, miệng và họng,…
Tác nhân gây sùi mào gà là do virus Human Papillomavirus (HPV), chủ yếu là 2 tuýp HPV type 6 và HPV type 11. Một số tuýp khác như HPV type 35, 33, 31, 18, 16 có thể gây ung thư và loạn sản tế bào.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vào năm 2016 có khoảng 300 triệu phụ nữ trên toàn thế giới nhiễm virus HPV và tỷ lệ một người có nguy cơ mắc sùi mào gà ít 1 lần trong đời chiếm đến 50%. Nhiều người xuất hiện các nốt u nhú, nốt sần chỉ sau vài tuần nhiễm bệnh, nhưng cũng có người thời gian ủ bệnh kéo dài đến nhiều năm. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh vẫn có thể lây truyền virus sang người lành. [1]
Các con đường lây truyền chính của virus HPV gây bệnh sùi mào gà bao gồm quan hệ tình dục (bằng đường âm đạo, hậu môn và miệng). Một số con đường khác có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc vùng kín ngay cả khi không quan hệ tình dục, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, quần áo, đồ lót, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… cũng có lây nhiễm virus HPV.
Virus HPV hiếm khi lây nhiễm từ mẹ sang con, tuy nhiên vẫn có những trường hợp thực tế ghi nhận trẻ có biểu hiện u nhú đường hô hấp tái phát.
Không chỉ vậy, sùi mào gà còn có mối liên hệ mật thiết với ung thư. Một số trường hợp nếu bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà do HPV type 16 và HPV type 18 thì rất dễ có nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư dương vật ở nam và ung thư cổ tử ở nữ giới nếu không được điều trị kịp thời.
Đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm và triệt để bệnh sùi mào gà. Bệnh có thể tái phát thường xuyên do virus HPV vẫn khu trú trong cơ quan sinh dục, tuy nhiên các tổn thương chỉ ở lớp niêm mạc và da bên ngoài nên không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Người mắc sùi mào gà vẫn có thể có sinh con như những người bình thường khác.
Chính vì vậy, cả nam và nữ giới cần chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa HPV và đi tầm soát phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.
⇒ Bạn nên tìm hiểu thêm về 12 type HPV nguy cơ cao gây các bệnh nguy hiểm để cập nhật thêm kiến thức phòng bệnh của bản thân mình.
Theo các chuyên gia sùi mào gà gây ra do virus nên không thể loại bỏ hoàn toàn. Mục tiêu của việc điều trị là loại bỏ các nốt sùi. Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương nặng nhẹ và đánh giá một số yếu tố có liên quan mà bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
Một số loại thuốc giúp điều trị bệnh sùi mào gà có thể dùng thoa trực tiếp lên da như:
Các loại thuốc trên đây đều được dùng để điều trị bệnh sùi mào gà, tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gặp kích ứng và các biến chứng không mong muốn.
Đối với các trường hợp sùi mào gà phát triển lớn, thuốc bôi điều trị không có tác dụng hoặc có thể ảnh hưởng tới thai nhi (đối với phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà), người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật như:
Một số phương pháp dân gian điều trị sùi mào gà sử dụng các nguyên liệu đơn giản, dễ thực hiện như lá trầu, trà xanh, chanh, rau diếp cá, rau má,…
Hiện nay có rất nhiều lời khuyên về các cách trị sùi mào gà tại nhà đơn giản. Tuy nhiên, các chuyên gia đều khuyến cáo người bệnh nếu phát hiện thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc sùi mào gà nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám trước khi tự điều trị tại nhà. Trường hợp được bác sĩ đồng ý phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh nên tuân theo hướng dẫn khi tự chăm sóc tại nhà và tái khám theo đình kỳ để đánh giá trình trạng của bệnh.
⇒ Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về 10 cách trị sùi mào gà an toàn, hiệu quả hiện nay.
Giấm táo là một trong số nguyên liệu dễ tìm với nhiều công dụng làm đẹp như dưỡng da, làm trắng da, dưỡng tóc,… Ngoài ra, giấm táo có chứa hàm lượng axit tự nhiên lớn có tác dụng hỗ trợ bào mòn các nốt u nhú, nốt sần của bệnh sùi mào gà. Trị sùi mào gà bằng giấm táo là một trong số cách trị sùi mào gà tại nhà được nhiều người tin tưởng áp dụng.
Cách điều trị sùi mào gà tại nhà bằng giấm tạo thực hiện như sau: sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng tổn thương, người bệnh sử dụng bông thấm vừa đủ một lượng giấm táo và chấm lên các nốt u nhú, nốt sần. Lưu ý không nên lạm dụng giấm táo quá nhiều bởi đây là nguyên liệu có thành phần axit mạnh nên dễ gây bỏng rát cho da.
Lá trầu được xem là một loại thảo dược quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống. Khoa học đã chứng minh trong lá trầu không chứa hoạt chất kháng khuẩn nên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus hiệu quả. Do đó, trị bệnh sùi mào gà bằng lá trầu được đánh giá là cách chữa bệnh hiệu quả, đã và đang được nhiều người áp dụng
Cách điều trị sùi mào gà tại nhà bằng lá trầu như sau: Lá trầu không rửa sạch, có thể ngâm nước muối để loại bỏ sạch hết chất bẩn. Sau đó, giã nát lá trầu không đắp lên vùng da đang bị tổn thương trong 1 khoảng thời gian người bệnh sẽ thấy có hiệu quả đáng kể.
Trà xanh thường được dùng để điều trị sùi mào gà tại nhà đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh có thể dùng trà xanh đun sôi để nguội uống, bôi lên vị trí tổn thương giúp diệt khuẩn và tiêu viêm rất hiệu quả.
Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm trà không chỉ tốt có nhiều công dụng trong làm đẹp mà còn rất hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe, nhất là diệt virus và kháng khuẩn. Cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng dầu tràm như sau: người bệnh có thể pha loãng tinh dầu tràm và trộn với ít dầu dừa. Sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp lên vị trí bị tổn thương.
Trong tỏi có chứa Allicin - đây là hoạt chất có tác dụng gần như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp sát khuẩn và làm ức chế hoạt động của virus HPV. Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều người sử dụng tỏi để điều trị sùi mào gà tại nhà. [2]
Cách trị sùi mào gà tại nhà bằng tỏi như sau: giã nát tỏi sau đó đắp trực tiếp vào vị trí nốt u nhú, nốt sần, chú ý không nên để quá lâu vì có thể gây ra tình trạng bỏng rát bởi tính kháng khuẩn cao của tỏi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Cắt đôi một quả chanh và lấy một nửa và áp lên các vị trí bị tổn thương do sùi mào gà trong vòng 30 phút. Duy trì đều đặn mỗi ngày trong khoảng 2 tuần. Chanh có tác dụng làm sạch và có kháng khuẩn tốt, giúp làm giảm sự phát triển của virus HPV gây bệnh sùi mào gà.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013, trên tạp chí the Science of Food and Agriculture đã kết luận Oregano có thể thay thế cho các hóa chất tổng hợp trong ngành công nghiệp, chứa chất chống oxy hóa và kháng khuẩn cùng khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus nên được tin tưởng sử dụng để điều trị sùi mào gà tại nhà. [3]
Thoa tinh dầu Oregano lên các nốt u nhú, nốt sần và giữ nguyên trong 1 khoảng thời gian cho tới khi khô, sau đó rửa sạch bằng nước. Lặp lại thao tác này mỗi ngày trong vòng 2 tuần cho đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn.
Nha đam được đánh giá là một trong những loại thảo dược được sử dụng nhiều trong làm đẹp. Ngoài ra, nha đam còn là nguyên liệu có tính mát, thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt, chất nhầy có trong nha đam còn có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm. Chính vì vậy mà hiện nay, nhiều người mắc bệnh sùi mào gà đang sử dụng nha đam để hỗ trợ điều trị tại nhà.
Cách trị sùi mào gà tại nhà bằng nha đam như sau: rửa sạch nha đam và tách bỏ phần vỏ, phần thịt đem xay nhuyễn rồi đắp lên những vị trí có nốt u nhú, mụn nhọt sùi mào gà. Người bệnh cũng có thể bổ sung nha đam vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món chè để uống hàng ngày giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ cho cơ thể.
Tinh dầu oải Hương chiết xuất từ hoa hoa Lavender là một trong số loại tinh dầu từ thực vật nổi tiếng với nhiều công dụng hữu ích và phổ biến như sát trùng, diệt khuẩn tuyệt vời. Thoa tinh dầu oải hương lên các vị trí tổn thương và giữ nguyên trong vòng nửa tiếng, sau đó rửa sạch bằng nước. Lặp lại thao tác này mỗi ngày trong vòng 2 tuần cho đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn.
Theo nhiều nghiên cứu, rau diếp cá có chứa decanoyl-acetaldehyd - đây là một hoạt chất tương tự như kháng sinh có công dụng kháng khuẩn, diệt nấm, ký sinh trùng hiệu quả. Hiện nay, loại rau này được nhiều người tin tưởng sử dụng để điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà. Cách thực hiện rất đơn giản, rau diếp cá sau khi rửa sạch, giã nát hoặc xé nhỏ đắp lên vị trí tổn thương do sùi mào gà trong 1 khoảng thời gian người bệnh sẽ thấy có hiệu quả đáng kể.
Dầu dừa có tính kháng khuẩn và kháng viêm tốt nên hỗ trợ hiệu quả quá trình làm sạch và điều trị sùi mào gà. Đun nóng vừa đủ một lượng dầu dừa và thoa đều lên các nốt u nhú, nốt sần và để khô tự nhiên. Đều đặn thực hiện thao tác này 2 đến 3 lần mỗi ngày để giúp làm tan các u nhú, nốt sần và giảm đau rát.
Cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng nước muối rất đơn giản, người bệnh pha một muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm, dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm đều hỗn hợp nước muối này và áp lên vị trí sùi mào gà trong vòng 10-15 phút. Duy trì thực hiện hàng ngày trong vòng 2 tuần. Nước muối nổi bật với tính kháng khuẩn và kháng viêm, do đó giúp làm giảm sự phát triển của virus HPV gây sùi mào gà hiệu quả.
Nghệ vàng chứa nhiều hoạt chất gây ức chế quá trình sản sinh, phát triển của vi khuẩn và hoạt chất Curcumin giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Do đó, nghệ được nhiều người áp dụng để điều trị sùi mào gà tại nhà nhanh chóng. Cách trị sùi mào gà tại nhà bằng nghệ như sau: sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vị trí tổn thương, trộn đều bột nghệ vàng với dầu oliu và thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương. Để nguyên cho đến khi hỗn hợp khô lại thì rửa lại với nước sạch.
Lá đu đủ tươi chứa hoạt chất enzyme papain có khả năng làm tan các nốt u nhú, nốt sần của sùi mào gà, hỗ trợ hiệu quả quá trình chữa trị. Cách thực hiện rất đơn giản dùng lá đu đủ tươi, rửa sạch sau đó giã nát hoặc xé nhỏ và đắp lên vị trí tổn thương trong vòng 30 phút. Lặp lại quá trình này mỗi ngày cho đến khi các nốt u nhú, nốt sần dần khô lại và biến mất.
Chữa sùi mào gà bằng lá dứa cũng là một trong những cách được nhiều người tin tưởng và áp dụng bởi nghiên cứu chỉ ra rằng lá dứa tươi có chứa enzyme chymopapain có khả năng làm tan các nốt u nhú, nốt sần hiệu quả. Rửa sạch một vài lá dứa tươi sau đó xé nhỏ hoặc xay nhuyễn. Dùng những mảnh lá này đắp lên vị trí tổn thương và giữ trong khoảng 30 phút. Lặp lại đều đặn mỗi ngày cho đến khi các nốt u nhú, nốt sần dần khô và biến mất.
Sở hữu tính kháng viêm và kháng khuẩn, rau má được nhiều người sử dụng để giảm sự phát triển của virus HPV gây sùi mào gà hiệu quả. Rửa sạch và nghiền một ít lá rau má tươi, sau đó đắp lên vị trí sùi mào gà trong vòng 20 đến 30 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong vòng 2 tuần đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
Thoa mật ong lên các vị trí tổn thương bởi sùi mào gà và giữ trong vòng nửa tiếng, sau đó rửa sạch bằng nước. Lặp lại thao tác này mỗi ngày trong vòng 2 tuần. Mật ong nổi tiếng với tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm giảm sự phát triển của virus HPV gây bệnh sùi mào gà.
Rượu gạo có tính chất kháng khuẩn và kháng viêm nên được nhiều người tin tưởng sử dụng để điều trị sùi mào gà tại nhà. Cách thực hiện rất đơn giản, đun nóng vừa đủ một lượng rượu gạo và thoa lên các nốt sùi mào gà. Để nguyên trong vòng 30 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch. Lặp lại thao tác này hàng ngày trong vòng 2 tuần.
Các chuyên gia đều cho biết: điều trị sùi mào gà tại nhà bằng những phương pháp đơn giản chỉ áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ và chưa có biến chứng. Hơn nữa, các phương pháp này thực tế còn tồn tại nhiều điểm hạn chế, chỉ có tác dụng tạm thời, hỗ trợ làm giảm đi những triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả .
Đối với trường hợp bệnh diễn biến phức tạp và ở mức độ nặng, thậm chí những phương pháp gần như không đem lại hiệu quả gì. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng nếu như thấy không có hiệu quả, người bệnh vẫn nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ hỗ trợ thăm khám kịp thời, tuyệt đối không nên lạm dụng sử dụng để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
KHÔNG! Các chuyên gia cho biết nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà là do virus Human Papillomavirus (HPV) nên không thể loại bỏ hoàn toàn. Các phương pháp điều trị hiện nay đều có chung mục tiêu là loại bỏ các nốt u nhú, nốt sần sùi mào gà, không phải để tiêu diệt virus.
Nhằm chỉ định phương pháp điều trị sùi mào gà phù hợp bác sĩ chuyên môn sẽ cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố của người bệnh như: tuổi tác, tình trạng tổn thương nặng hay nhẹ, số lượng, khả năng tài chính,… Hiện nay, chưa có cách điều trị sùi mào gà đặc hiệu, do đó khả năng xảy ra tái phát vẫn có thể xuất hiện ở hầu hết các phương pháp điều trị.
Sùi mào gà là một trong số căn bệnh xã hội nguy hiểm, do đó để phòng ngừa hiệu quả bệnh sùi mào gà cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
Tiêm ngừa vắc xin Gardasil/Gardasil 9 là biện pháp chủ động phòng ngừa virus HPV hiệu quả nhất hiện nay. Các chuyên gia đánh giá cao phương pháp này bởi chúng giúp cơ thể tạo ra các kháng thể, ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của các type HPV gây sùi mào gà.
Tại các Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc, hiện đang có 2 loại vắc xin dự phòng HPV cho hiệu quả bảo vệ cao là vắc xin Gardasil và Gardasil 9. Trong đó, vắc xin Gardasil có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và tấn công của 4 type HPV là 6, 11, 16 và 18 và được chỉ định tiêm cho các đối tượng là bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi.
Trong khi đó, vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 có hiệu quả vượt trội hơn lên đến 94%, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và tấn công của 9 type HPV phổ biến. Hiện nay, Gardasil 9 được chỉ định tiêm cho các bé gái, bé trai, nam giới, nữ giới, cộng đồng LGBT, MSM,… từ 9 đến dưới 27 tuổi.
Một trong những biện pháp chủ động mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện để phòng ngừa bệnh sùi mào gà là tình dục an toàn và lành mạnh. Chung thủy một vợ, một chồng, một bạn tình và sử dụng đồng thời bao cao su sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc sùi mào gà cũng như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
Các chuyên gia khuyến cáo nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần, giúp tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Qua đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời, giúp tích kiệm thời gian, chi phí cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Thường xuyên luyện tập thể thao, ăn uống khoa học và bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia giúp phòng tránh và giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
Những người mắc bệnh sùi mào gà cần được điều trị đúng cách, đúng liệu trình để giảm nguy cơ tái phát và biến chứng. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp bệnh sùi mào gà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sự lây lan của nốt sùi mào gà đến các vùng lân cận khác như vùng hậu môn, vòm họng hoặc cổ tử cung ở phụ nữ, dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế uy tín có khả năng điều trị hiệu quả bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn kỹ những địa chỉ có đội ngũ chuyên gia bác sĩ giàu kinh nghiệm, uy tín.
Song song đó, yếu tố cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Đặc biệt, đây là một trong những bệnh lý cần thời gian thăm khám và điều trị lâu dài nên người bệnh cần chọn các cơ sở y tế cho phép áp dụng bảo hiểm để tiết kiệm chi phí.
Sở hữu hệ thống trang thiết bị, máy móc cao cấp, hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị toàn bộ các bệnh lý về đường tiết niệu. Từ những trường hợp thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao, rất khó để thực hiện.
Để đặt lịch khám bệnh và điều trị sùi mào gà ở nam và nữ giới với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học - Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng có thể đặt hẹn trực tuyến dễ dàng qua các cách sau đây:
Cách trị sùi mào gà tại nhà rất đa dạng, nhưng chỉ nhằm xử lý các tổn thương, giảm thiểu các triệu chứng, không hoàn toàn loại bỏ virus HPV. Người bệnh nên đề cao yếu tố dự phòng để tránh bị lây nhiễm khi quan hệ tình dục cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nếu nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà nên nhanh chóng đến các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, đánh giá tình trạng tổn thương và điều trị càng sớm càng tốt, tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
Link nội dung: https://melodious.edu.vn/tri-dut-diem-sui-mao-ga-a18535.html