Trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, có rất nhiều câu nói đề cập tới những phẩm chất tốt đẹp của con người. Câu tục ngữ ‘Nước chảy đá mòn’ là một trong số đó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. “Nước chảy đá mòn” nghĩa là gì?
Những sự vật, sự việc được nhắc đến trong câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn" không còn quá xa lạ với mọi người. Đây đều là những khái niệm vô cùng đơn giản và gần gũi với cuộc sống.
“Nước” là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Nó là nguồn sống quan trọng đối với con người nói riêng và tất cả các sinh vật nói chung.
“Đá” là một loại chất rắn, thường được thành hình theo hòn, tảng. Nhìn chung, đá khá cứng và vững chãi, vậy nên người xưa thường ví “cứng như đá” là vì vậy.
“Chảy” là động từ thể hiện sự di chuyển thành dòng của chất lỏng.
“Mòn” là tính từ thể hiện sự mất dần, thiếu hụt dần trên bề mặt do quá trình cọ xát.
Như vậy, hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn" chỉ hiện tượng trong tự nhiên, là quá trình ăn mòn của nước trên mặt đá qua thời gian dài, tạo thành những tảng đá được mài trơn nhẵn.
Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ này có nghĩa là chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì thành công sẽ tới. Không có thành công nào đến dễ dàng và nhanh chóng mà có thể có giá trị lâu bền.
Vậy nên chúng ta cần chăm chỉ, bền bỉ, toàn tâm toàn sức vào một công việc thì dù công việc đó có khó khăn đến mấy, thành công sẽ tới.