Bạn quan tâm đến nghề xây dựng, nhưng vẫn băn khoăn với định hướng nghề nghiệp sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt được các thông tin hữu ích nhất về nghề xây dựng để từ đó đưa ra các lựa chọn tốt nhất về nghề nghiệp cho bản thân. Cùng Jobsgo tìm hiểu nhé!
Nghề xây dựng là gì?
Nghề xây dựng là nghề chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp nhằm phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại,…
Xét về cơ bản, xây dựng cũng là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. So với các ngành sản xuất khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành.
? Xem thêm: Những điều cần biết về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Học ngành xây dựng ra trường làm gì?
Xây dựng là ngành học được nhiều bạn nam lựa chọn tham gia học tập và định hướng nghề nghiệp. Vậy học nghề xây dựng ra trường làm gì? Sinh viên sau khi tốt nghiệp bạn có thể tìm việc làm kỹ sư xây dựng cũng như đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau như:
- Kiến trúc sư
- Kỹ sư vật liệu xây dựng
- Kỹ sư kết cấu công trình
- Kỹ sư điện nước
- Thiết bị kỹ thuật
- Quản lý dự án xây dựng
- Chủ thầu xây dựng
- Kỹ sư vật lý kiến trúc cảnh quan công trình xây dựng
- Kỹ sư cơ khí xây dựng
- …
Về cơ bản các vị trí công việc nghề xây dựng liên quan đến thiết kế, thi công hay quản lý thi công dự án xây dựng. Rất nhiều kỹ sư trong nghề xây dựng phải làm việc di chuyển theo công trình, thường xuyên phải xa nhà với điều kiện làm việc vất vả và rủi ro tai nạn lao động.
? Xem thêm: Top 5 kỹ năng cần có khi theo học ngành xây dựng hiện nay
Mức lương của kỹ sư xây dựng
Nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành gia tăng. Tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng trên trang tuyển dụng jobsgo.vn, ta thấy được những vị trí làm việc hấp dẫn với mức thu nhập khá tốt.
Mức thu nhập của nhân sự làm việc trong ngành xây dựng có dao động lớn, tùy thuộc vào vị trí công việc, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Cụ thể sinh viên xây dựng mới tốt nghiệp có mức lương khởi điểm vào khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Khi có kỹ năng và kinh nghiệm từ 4 năm thì kỹ sư xây dựng có mức thu nhập hấp dẫn từ 8 đến 26 triệu đồng/tháng (Theo Salaryexplorer). Đặc biệt những người làm công việc quản lý, chỉ huy thi công công trình xây dựng thì mức thu nhập có thể lên đến 40 - 50 triệu đồng/tháng.
Thậm chí, khi ở các vị trí, giám sát các công trình lớn, mức này còn có thể cao hơn gấp nhiều lần. Đối với những quản lý có năng lực, việc thường xuyên được mời tư vấn, quản lý dự án,… kinh phí lớn, mức thu nhập hàng tháng cũng sẽ không dừng lại ở các con số cố định mà có thể ở mức rất cao.
? Xem thêm: [Giải đáp] Con gái có nên học kỹ thuật công trình xây dựng hay không?
Trường nào đào tạo ngành xây dựng uy tín?
Bạn định hướng lựa chọn ngành học xây dựng và đang lựa chọn trường đào tạo uy tín? Dưới đây là một số trường xây dựng uy tín cùng mức điểm chuẩn năm học gần nhất 2021, bạn có thể tham khảo và định hướng trước cho các đợt xét tuyển:
Đại học Xây dựng
Trường Đại học xây dựng tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT. Đối với các ngành xây dựng như kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, xây dựng cầu đường,… điểm tuyển sinh ở mức từ 16 - 24 điểm với các khối A, A01, D07, V00, V02,… tùy ngành.
? Xem thêm: Các công ty xây dựng lớn tại Việt Nam
Đại học Giao thông vận tải
Trường tuyển sinh nhóm nghề xây dựng dựa trên kết quả thi THPT xét khối A00, A01, D01, D07 với số điểm phổ biến là 16 - 24 điểm tùy ngành.
? Xem thêm: QS là gì?
Đại học Kiến trúc
Trường tuyển sinh nghề xây dựng bằng kết quả thi THPT xét khối A00; A01; B00; D07 phổ biến mức điểm là 16 - 22 điểm.
? Xem thêm: Kỹ sư Shop Drawing là gì?
Đại học Bách khoa TP HCM
Trường tuyển sinh nhóm ngành xây dựng bằng kết quả thi THPT xét khối A00, A01 mức điểm chuẩn là 22,4.
Đại học Thủy Lợi
Trường tuyển sinh nhóm ngành xây dựng bằng kết quả thi THPT xét khối A00, A01, D01, D07 với mức điểm chuẩn từ 18,03 đến 22,5.
Thông tin thêm
- Bạn cũng có thể học xây dựng tại các trường Trung cấp, Cao đẳng như:
- Cao đẳng xây dựng số 1 địa chỉ đường Trung Văn, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Cao đẳng xây dựng TP.HCM, số 190, Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP.HCM Trường Trung cấp xây dựng, số 2, phường Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội …
Có rất nhiều chuyên ngành xây dựng chuyên sâu bạn có thể lựa chọn phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp tương lai như vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng, cầu đường, kinh tế và quản lý xây dựng, kỹ thuật môi trường, kiến trúc và quy hoạch,…
? Xem thêm: Khám phá thông tin về ngành Quản lý Xây dựng
Học và làm nghề xây dựng cần có những tố chất gì?
Để làm việc trong ngành xây dựng, trước tiên bạn cần có đam mê với ngành kỹ thuật, yêu thích công việc của nghề xây dựng. Giỏi tính toán và có tư duy logic thì bạn mới có khả năng lập kế hoạch dự án, thiết kế các ý tưởng và kiểm tra, đánh giá các thiết kế chính xác.
Làm việc tại môi trường công trình xây dựng, thường xuyên phải di chuyển và chịu rủi ro tai nạn lao động nên bạn cần có sức khỏe tốt, chăm chỉ, có khả năng chịu được áp lực công việc vất vả. Kỹ sư xây dựng cần có chuyên môn về ngành và kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật, có tinh thần hợp tác và làm việc nhóm.
Mong rằng, những thông tin trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu thêm về nghề xây dựng và có được định hướng học xây dựng ra trường làm gì. Nếu có đủ chuyên môn và kỹ năng làm việc, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí nghề nghiệp trong ngành xây dựng với mức thu nhập rất cao.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: