Đối với các sự kiện quan trọng như cưới hỏi, khai trương, nhập trạch, người tổ chức luôn xem ngày giờ rất kỹ để chọn ra đúng ngày và giờ… Vậy ngày hoàng đạo là gì, làm cách nào để chọn ngày tốt? Hãy xem bài viết dưới đây nhé!
Hoàng đạo là gì? Đường hoàng đạo là gì?
Trước khi tìm hiểu quan niệm ngày hoàng đạo của người xưa, chúng ta hãy cùng hiểu quỹ đạo chuyển động của Mặt trời (hoàng đạo) và Trái Đất (đường hoàng đạo). Theo quan niệm của thiên văn học, hoàng đạo (hay còn gọi là mặt phẳng hoàng đạo) là quỹ đạo mà mặt trời chuyển động trong năm. Nó đồng thời đồng phẳng với quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời. Theo hoàng đạo, Mặt trời di chuyển về hướng đông, lần lượt đi qua 12 chòm sao, tương ứng với 12 giờ và lặn ở hướng Tây.
Riêng Quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời còn được gọi là đường hoàng đạo. Đường hoàng đạo cũng kéo dài khoảng 1 năm tương đương với mặt trời. Đó là vì Trái Đất mất 1 năm quay quanh Mặt Trời. Trên thực tế, chu kỳ đường hoàng đạo thường kéo dài nhỉnh hơn 1 năm. Lý do bởi vì Mặt Trời dịch chuyển về phía đông ít hơn khoảng 1°, nên nó sẽ bị chậm 4 phút trong 1 ngày. Khái niệm năm nhuận cũng xuất phát từ đây mà ra.
Các điểm trên đường hoàng đạo
Trên đường hoàng đạo của Trái Đất, nó sẽ ghé ngang các điểm đặc biệt, giúp nó cân bằng. Các điểm đó bao gồm:
- Điểm xuân phân: là thời điểm mà Mặt Trời xuất hiện trên thiên xích đạo và đi lên hướng Bắc. Nó cũng là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại Bắc Bán cầu. Tại điểm này, thời gian ban ngày sẽ cân bằng với thời gian ban đêm ở xích đạo.
- Điểm hạ chí: là điểm bắt đầu của mùa hè tại Bắc bán cầu. Ngược lại ở Nam bán cầu thì mùa đông lại bắt đầu. Đối với bán cầu có điểm hạ chí, nơi đó có thời gian ban ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khi Mặt trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời.
- Điểm thu phân: là thời điểm mà Mặt Trời xuất hiện trên thiên xích đạo và đi xuống phía Nam. Nó cũng là thời điểm bắt đầu mùa thu tại Bắc Bán cầu. Tại điểm này, Mặt Trời sẽ mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây chính xác nhất.
- Điểm đông chí: là điểm bắt đầu của mùa đông tại Bắc bán cầu. Ngược lại ở Nam bán cầu thì mùa hè lại bắt đầu. Đối với bán cầu có điểm đông chí, nơi đó có thời gian ban ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm, khi Mặt trời ở điểm thấp nhất.
Ngày hoàng đạo và ngày hắc đạo là gì?
Hoàng đạo và hắc đạo tuy là hai khái niệm trái ngược nhưng lại luôn song hành với nhau. Để tính ngày hoàng đạo và hắc đạo, chúng ta có nhiều cách tính khác nhau.
Ngày hoàng đạo và giờ hoàng đạo
Theo quan điểm của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, người ta hay gọi mặt trời là ông Trời. Theo tín ngưỡng, ông Trời là Đấng Tạo Hóa, khai thiên lập địa. Đấng còn cai quản mọi chuyện trên thế gian, từ sự sống đến cái chết, đến vận mệnh của muôn loài. Còn với truyền thuyết Hy Lạp cổ đại, thần Mặt Trời cũng là vị thần cao nhất trong các vị thần. Nhìn chung, cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây đều tôn sùng Mặt trời như biểu tượng của sự tối cao.
Trên cung đường của ông Trời (hoàng đạo) sẽ có các vị thần hộ mệnh. Họ chính là đại diện cho các chòm sao. Trong các vị này, sẽ có những vị đại diện cho điềm xấu, cũng có những vị là cát tinh. Khi xưa một ngày còn chia thành 12 canh giờ, mỗi vị thần sẽ thay phiên nhau trực 1 canh giờ. Ngày hoàng đạo chính là ngày của những vị thần tốt cai quản. Giờ hoàng đạo là thời điểm tốt nhất trong ngày theo phong tục. Đây là những thời điểm vàng (hoàng), mang lại nhiều điềm tốt, đại cát, đại lợi để thực hiện các kế hoạch quan trọng.
Ngày hắc đạo và giờ hắc đạo
Trái ngược với ngày hoàng đạo, chúng ta có khái niệm ngày hắc đạo. Đó là những thời điểm mà những vị thần đại diện cho điềm hung cai quản. Mọi người thường tránh làm việc đại sự vào những thời điểm này. Họ e ngại rằng những sự kiện diễn ra vào hắc đạo dễ gặp xui xẻo, ảnh hưởng đến cả vận mệnh sau này. Dù là điềm xấu, nhưng các vị thần khác không có quyền can thiệp. Họ phải tôn trọng quy luật tự nhiên, mọi thứ phải có sự cân bằng tốt - xấu trên thế gian.
Theo dân gian, thời lượng cho giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo là bằng nhau. Trong mỗi ngày, có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Tuy nhiên, tùy vào mục đích khác nhau mà bạn sẽ có những ngày hoàng đạo phù hợp.
Ngày hoàng đạo theo hệ Nhị Thập Bát Tú và ý nghĩa cát, hung
Theo can chi ngũ hành, họ sẽ dùng hệ Nhị Thập Bát Tú. Hệ này gồm 28 chòm sao, đại diện cho 28 vị thần. Họ phân bố ở 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi phương có 1 tứ tượng cai trị, hội tụ các chòm sao tương ứng.
Ngày và giờ ứng với sao tốt sẽ là ngày hoàng đạo và ngược lại. 28 chòm sao trong Nhị Thập Bát Tú bao gồm:
Phía Đông
Do Thanh Long (rồng xanh) cai trị, đại diện cho mùa xuân gồm 7 chòm sao:
- Sao Giác: tốt cho thi cử, thăng tiến, nhưng xấu cho việc mai táng và hậu sự
- Sao Cang: xấu mọi việc
- Sao Đê: cầu tài lộc tốt, nhưng xấu cho việc cưới hỏi
- Sao Phòng: được Thái Dương chiếu nên tốt mọi sự, đặc biệt các việc khởi công, động thổ, nhập trạch, chuyển nhà…
- Sao Tâm: được Thái Âm chiếu tốt mọi sự
- Sao Vĩ: tốt mọi sự
- Sao Cơ: tốt cho việc cưới hỏi, báo hỷ, tránh tu tạo, sửa chữa…
Phía Tây
Do Bạch Hổ (hổ trắng) cai trị, đại diện cho mùa thu với 7 chòm sao:
- Sao Khuê: tốt cho việc tu tạo, sửa chữa, tránh làm cưới hỏi, báo hỷ
- Sao Lâu: tốt mọi sự, đặc biệt công danh, khởi nghiệp
- Sao Vị: tốt mọi sự
- Sao Mão: xấu mọi sự
- Sao Tất: tốt mọi sự
- Sao Chủy: xấu mọi sự, đặc biệt là kinh doanh
- Sao Sâm: tốt mọi sự, đặc biệt làm lễ thăng quan
Phía Nam
Do Chu Tước (chim lửa) cai trị, đại diện cho mùa hạ với 7 chòm sao:
- Sao Tỉnh: tốt mọi sự
- Sao Quỷ: tốt cho mai táng, ma chay, tránh cưới hỏi, ăn mừng, khai trương…
- Sao Liễu: xấu mọi sự
- Sao Tinh: tốt cho xây dựng, cất mái, động thổ, tránh cưới hỏi
- Sao Trương: xấu mọi sự
- Sao Dực: tốt mọi sự
- Sao Chấn: tốt mọi sự
Phía Bắc
Do Huyền Vũ (rùa đen) cai trị, đại diện cho mùa đông với 7 chòm sao
- Sao Đẩu: tốt mọi sự
- Sao Ngưu: xấu mọi sự
- Sao Nữ: xấu mọi sự
- Sao Hư: xấu mọi sự
- Sao Nguy: xấu mọi sự
- Sao Thất: tốt mọi sự, đặc biệt các công việc khởi công
- Sao Bích: tốt mọi sự
Các cách tính ngày hoàng đạo
Nhằm tính ngày tốt và tránh ngày xấu trong tháng, chúng ta sẽ có những phương pháp dưới đây.
Tính ngày hoàng đạo theo 12 tử vi Lục Diệu
Theo tử vi Lục Diệu, có 12 vị thần hoàng đạo và hắc đạo. Họ cân bằng 1 vòng tròn hoàng đạo thành 2 nửa đối xứng. Trong đó, thần hoàng đạo gồm: Minh Đường, Kim Đường, Kim Quỹ, Thanh Long, Tư Mệnh. Còn thần hắc đạo gồm: Thiên Lao, Bạch Hổ, Câu Trần, Thiên Hình, Huyền Vũ, Chu Tước.
Theo cách tính này, một tháng sẽ bao gồm 6 ngày hoàng đạo và 6 ngày hắc đạo. Thời điểm vàng phụ thuộc vào tháng và ngày (tính theo 12 con giáp) như sau.
NgàyThầnTháng (âm lịch)1 & 72 & 83 & 94 & 105 & 116 & 12Hoàng ĐạoThanh longTýDầnThìnNgọThânTuấtHoàng ĐạoMinh đườngSửuMãoTỵMùiDậuHợiHắc ĐạoThiên hìnhDầnThìnNgọThânTuấtTýHắc ĐạoChu tướcMãoTỵMùiDậuHợiSửuHoàng ĐạoKim quỹThìnNgọThânTuấtTýDầnHoàng ĐạoKim đườngTỵMùiDậuHợiSửuMãoHắc ĐạoBạch hổNgọThânTuấtTýDầnThìnHoàng ĐạoNgọc đườngMùiDậuHợiSửuMãoTỵHắc ĐạoThiên laoThânTuấtTýDầnThìnNgọHắc ĐạoNguyên vũDậuHợiSửuMãoTỵMùiHoàng ĐạoTư mệnhTuấtTýDầnThìnNgọThânHắc ĐạoCâu trầnHợiSửuMãoTỵMùiDậuTính giờ hoàng đạo theo 12 tử vi Lục Diệu
Cũng tương ứng với 12 vị thần cai quản trên, người ta chia ra thành 12 canh giờ trong ngày, mỗi canh giờ tương ứng với một con giáp cùng một vị thần chiếu mệnh. Nó sẽ biểu trưng cho đó là giờ hoàng đạo hay hắc đạo như sau:
GiờNgày (âm lịch)Tý - NgọSửu - MùiDần - ThânMão - DậuThìn - TuấtTỵ - HợiTý (23h - 1h)Hoàng đạoHắc đạoHoàng đạoHoàng đạoHắc đạoHắc đạoSửu (1h - 3h)Hoàng đạoHắc đạoHoàng đạoHắc đạoHắc đạoHoàng đạoDần (3h - 5h)Hắc đạoHoàng đạoHắc đạoHoàng đạoHoàng đạoHắc đạoMão (5h - 7h)Hoàng đạoHoàng đạoHắc đạoHoàng đạoHắc đạoHắc đạoThìn (7h - 9h)Hắc đạoHắc đạoHoàng đạoHắc đạoHoàng đạoHoàng đạoTỵ (9h - 11h)Hắc đạoHoàng đạoHoàng đạoHắc đạoHoàng đạoHắc đạoNgọ (11h - 13h)Hoàng đạoHắc đạoHắc đạoHoàng đạoHắc đạoHoàng đạoMùi (13h - 15h)Hắc đạoHắc đạoHoàng đạoHoàng đạoHắc đạoHoàng đạoThân (15h - 17h)Hoàng đạoHoàng đạoHắc đạoHắc đạoHoàng đạoHắc đạoDậu (17h - 19h)Hoàng đạoHắc đạoHắc đạoHoàng đạoHoàng đạoHắc đạoTuất (19h - 21h)Hắc đạoHoàng đạoHoàng đạoHắc đạoHắc đạoHoàng đạoHợi (21h - 23h)Hắc đạoHoàng đạoHắc đạoHắc đạoHoàng đạoHoàng đạoTính giờ hoàng đạo theo 12 con giáp
Bên cạnh chọn ngày, chúng ta cũng cần xem xét cả giờ hoàng đạo. Chúng ta đối chiếu với bảng “Chọn ngày kén giờ” của Phan Kế Bính. Giờ nào có phụ âm đầu là âm “Đ” thì đó là giờ hoàng đạo. Những chữ in đậm chính là những giờ tốt để thực hiện các công việc dự kiến.
Ngày
TýSửuDầnMãoThìnTỵNgọMùiThânDậuTuấtHợiDần, Thân
Đi
ĐứngbìnhyênĐếnĐâucũngĐượcngườiquenĐónchào
Mão, Dậu
ĐếncửaĐộngĐàocótiênĐưaĐónquaĐèothiênthai
Thìn, Tuất
aingóngĐợiaiĐườngĐixuônsẻĐẹpĐôibạnĐời
Tỵ, Hợi
cuốiĐấtcùngtrời ĐếnnơiĐắcĐịacònngồiĐắnĐo
Tý, Ngọ
ĐẹpĐẽtiềnĐồquasông ĐừngvộiĐợiĐòsangngang
Sửu, MùisẵnkẻĐưaĐườngbăngĐèovượtsuốiĐemsangĐồnĐiền
Ngày hoàng đạo theo Khổng Minh Lục Diệu
Theo Khổng Minh Lục Diệu của Gia Cát Lượng (tự Khổng Minh), nhà quân sư tài ba và danh tiếng nhất sống ở thời Thục Hán, Tam Quốc, ông đã dùng 3 ngón tay (tương đương 6 đốt lóng tay) để tính toán lục nhâm, tức là đường đi từ 6 vì sao tinh tú. Đường đi bắt đầu từ Tháng 1 - Đại an, Tháng 2 - Lưu niên, Tháng 3 - Tốc hỷ, Tháng 4 - Xích khẩu, Tháng 5 - Tiểu cát, Tháng 6 - Không vong và cứ theo vòng tuần hoàn như thế.
Tương tự áp dụng cho việc tính ngày. Ví dụ với Tháng 1 là Đại An thì ngày 1/1 là ngày Đại an, ngày 2/1 là ngày Lưu Niên và cứ như thế tuần hoàn. Nếu đếm cho tháng 2 thì ngày 1/2 sẽ là ngày Lưu niên -> Tốc hỷ -> Xích khẩu rồi quay về Đại an là ngày 7/2. Trong Khổng Minh Lục Diệu cũng chia thành 3 ngày tốt, 3 ngày xấu tương ứng gồm:
- Đại an: đại diện cho sự bền vững, ổn định dài lâu, phù hợp để thực hiện các công việc quan trọng, mục tiêu dài hạn, đặc biệt là cưới hỏi
- Tốc hỷ: đại diện cho sự vui vẻ, suôn sẻ và nhiều sự bất ngờ
- Tiểu cát: đại diện cho việc có quý nhân giúp đỡ, có may mắn nhỏ
- Lưu niên: nhiều gập ghềnh, dễ bị cản đường, ngán trở, đại sự khó thành
- Xích khẩu: đại diện cho thị phi. Do đó vào ngày này nên tránh xa các cuộc xung đột, tranh cãi
- Không vong: đại diện cho hư vô, biểu thị cho sự mất mát, và cũng là thời điểm cuối để quay lại Đại an
Ý nghĩa của việc chọn ngày hoàng đạo
Ngày cũng như giờ hoàng đạo là rất quan trọng. Họ chọn thời điểm vàng để làm cưới hỏi, khai trương, xuất hành, động thổ… Mọi người có niềm tin rằng, nếu chọn đúng thời điểm hoàng đạo thì mọi khởi đầu sẽ suôn sẻ, từ đó tương lai sẽ hanh thông, gặp nhiều điềm phúc. Ngày và giờ hoàng đạo phải được xem xét dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố. Nó bao gồm ngày âm dương ngũ hành, nhị thập bát tú, trực..
Cũng cần lưu ý rằng việc chọn ngày và giờ hoàng đạo tuy quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng phải bám sát khung giờ này. Có những thứ bạn không thể tuân theo nguyên tắc ngày hoàng đạo như chọn giờ đi xe, giờ máy bay… Hoặc đôi khi dù chọn giờ tốt nhưng thời tiết không cho phép, thì thuận theo tự nhiên vẫn là lẽ tốt nhất.
Cũng cần lưu ý rằng những thông tin về ngày giờ hoàng đạo cũng là mang tính chất tham khảo. Bạn không nên quá tin hay áp dụng nó một cách cực đoan. Hãy cho mình một tâm thế thoải mái, bởi “phong thủy tại tâm” là điều quan trọng nhất.
Thông tin trên do Hoàng Hà Mobile tổng hợp. Hãy theo dõi fanpage Hoàng Hà Mobile để cập nhật các tin tức công nghệ mới nhất nhé!
Tham gia Hoàng Hà Mobile Group để cập nhật những chương trình và ưu đãi sớm nhất