Năm 2022, Trường Đại học Ngoại thương lấy điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế là 28,2 điểm với các tổ hợp A01, D01, D03, D05, D06, D07 với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2022 là 28 điểm với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM, ngành Kinh doanh quốc tế có điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT khối A00, A01, D01, D07 là 27 điểm.
Điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế) tại Trường Đại học Thương mại khối A00, A01, D01, D07 lấy điểm chuẩn là 26,6 điểm.
Năm 2022, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng lấy điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế là 26 điểm với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tại Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT ngành Kinh doanh quốc tế là 24 điểm.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM lấy điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế năm 2022 phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT là 20, xét học bạ là 18, xét kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM là 600.
Năm 2022, Trường Đại học Đông Á lấy điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT khối A00, A01, D01, D78 là 15 điểm.
Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, để học tốt ngành này, thí sinh cần có kỹ năng làm việc nhóm, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, diễn thuyết tốt, sáng tạo, tự tin, quyết đoán.
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế, các bạn có thể làm các công việc như: Chuyên viên kinh doanh, xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng…
Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế.