Tổng hợp 5 cách ủ vỏ chuối làm phân bón hữu cơ tiện lợi, an toàn ngay tại nhà
Sử dụng phân bón hữu cơ trong những năm gần đây đã trở thành phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng được nhiều người ưa chuộng nhờ sự thân thiện với cây trồng và môi trường cũng như hiệu quả tiết kiệm. Vậy làm thế nào để tạo ra phân bón hữu cơ từ trái cây? Hãy cùng Chế phẩm vi sinh Đức Bình khám phá ngay 5 cách ủ vỏ chuối làm phân bón tiết kiệm ngay tại nhà nhé.
1. Vì sao nên sử dụng phân bón ủ từ vỏ chuối?
Trong những thập kỷ trước đây khi kỹ thuật công nghệ chưa phát triển thì hầu hết những người nông dân đều sử dụng các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên để chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên, do nhu cầu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng cao nên việc sử dụng phân bón từ tự nhiên không thể đáp ứng được tốc độ trồng trọt. Và các loại phân tự nhiên đã dần bị thay thế bởi các loại phân bón hoá học được sản xuất theo các dây chuyền công nghiệp hoá.
Việc sử dụng phân bón hoá học đã gây ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng cũng như ảnh hưởng đến tính chất của đất trồng. Và đó cũng là lúc phân bón hữu cơ được nhiều người ưa chuộng trở lại đặc biệt là đối với các khu vườn canh tác tại nhà. Vậy phân bón ủ từ vỏ chuối có ích như thế nào đối với cây trồng?
1.1 Nguồn kali và phốt pho tự nhiên cho cây trồng
Kali và phốt pho là 2 nguyên tố hoá học đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Vỏ chuối chín là nguồn cung kali, phốt pho dồi dào và đặc biệt là sau quá trình lên men thì các hợp chất này mang đến tác dụng hiệu quả hơn.
Trong quá trình canh tác, người trồng cây luôn phải chú ý và kiểm soát lượng vi chất kali và phốt pho ở mức vừa đủ để đảm bảo cây đủ chất. Việc dư thừa hoặc thiếu các chất này sẽ khiến cho quá trình sinh trưởng của cây bị yếu với các biểu hiện như vàng lá, úng rễ, xuất hiện các đốm nâu trên lá cây,… Và với lượng kali, phốt pho tự nhiên của phân bón ủ vỏ chuối thường thấp và dễ kiểm soát cho người trồng.
1.2 Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng
Với các loại phân bón công nghiệp hoặc phân bón từ động vật thường có lẫn các loại tạp chất gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Các loại vi sinh vật có tác dụng kích hoạt các loại chất dinh dưỡng cũng như dẫn truyền để nuôi dưỡng cây tốt hơn.
Tuy nhiên, hệ sinh vật này chỉ có trong các hỗn hợp phân bón ủ từ vỏ chuối có sử dụng emozeo. Đây là một chế phẩm sinh vật được sử dụng trong nông nghiệp để kích thích quá trình lên men khi ủ phân bón. Việc kết hợp giữa emzeo, nấm trichoderma và vỏ chuối không chỉ đẩy nhanh quá trình tạo thành phân bón mà còn tăng cường hiệu quả khi sử dụng cho cây trồng.
1.3 Đuổi côn trùng có hại cho cây trồng
Theo các chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp, thì chế phẩm từ vỏ chuối không chỉ là phân bón giàu dinh dưỡng mà còn giúp xua đuổi côn trùng có hại cho cây trồng. Mùi hương từ phân bón vỏ chuối sẽ khiến cho những loài động vật như ruồi giấm, kiến, muỗi,… phải tránh xa cây trồng của bạn.
Với phương pháp này, bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề côn trùng phá hoại cây trồng trong vườn mà còn giúp tiết kiệm chi phí bón phân cũng như tránh được các tác dụng phụ từ chất hoá học so với sử dụng phân bón công nghiệp.
2. 5 cách ủ vỏ chuối làm phân bón hữu cơ tiện lợi
2.1 Cách 1: Sử dụng kết hợp vỏ chuối, vỏ trứng gà, nước vo gạo
Trong vỏ chuối có chứa nhiều kali, phốt pho; vỏ trứng gà thì mang đến lượng canxi tự nhiên dồi dào và nước vo gạo chứa nhiều vitamin B khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên chế phẩm phân bón đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.
Men vi sinh EMZEO và nấm đối kháng Trichoderma có chức năng phân giải các chất dinh dưỡng cao năng, làm mùn hóa hợp chất hữu cơ … khử sạch mùi hôi sinh ra và đối kháng nấm bệnh gây hại đất, hại cây trồng.
Để thực hiện hỗn hợp phân bón từ 3 nguyên liệu này bạn có thể tham khảo các bước như sau:
- Bước 1: Sử dụng khoảng 1 kg vỏ chuối tương đương khoảng 20-25 vỏ chuối già, chuối cau, chuối sứ,… cắt nhỏ và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc cối xay thịt. Tránh để dầu mỡ vây vào hỗn hợp này vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng khi ủ
- Bước 2: Thêm 200 - 300 gram vỏ trứng gà (10-12 quả) bóp nát, phơi khô và đổ từ từ nước vo gạo vào cối xay đến khi hỗn hợp đặc sệt.
- Bước 3: Thêm 20gr chế phẩm EM (EMZEO) + 20gr nấm đối kháng Trichoderma
- Bước 4: Trộn hỗn hợp đã xay nhuyễn với 10-15 kg đất trồng và ủ kín trong vòng 3 ngày để kích thích các chất dinh dưỡng hoà vào đất.
- Bước 5: Bón hỗn hợp đã ủ cho cây trồng. Lưu ý chỉ nên bón 1 lượng vừa phải và tăng dần vào những lần tiếp theo để cây làm quen với loại phân bón mới này.
Xem thêm: Bật mí cách ủ đậu tương trứng chuối làm siêu phân bón cho hoa hồng, hoa lan
2.2 Cách 2: Vỏ chuối phơi khô, cắt nhỏ
Với cách ủ vỏ chuối làm phân bón này sẽ phù hợp với cây trồng chỉ cần bổ sung thêm kali và phốt pho để kích thích quá trình nở hoa, ra trái. Cách thực hiện cũng rất đơn giản với các bước cơ bản như sau:
- Phơi vỏ chuối dưới nắng: bạn chỉ cần để vỏ chuối trên khay dưới ánh nắng mặt trời trong vòng 2 - 3 tuần để chúng khô hoàn toàn. Nhiệt lượng từ ánh nắng giúp kích hoạt hệ vi sinh có trong vỏ chuối. Sau khi vỏ chuối khô hoàn toàn thì bạn cần cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn thành vụn để dễ dàng trộn vào đất trồng.
- Sấy khô vỏ chuối bằng lò nướng: Nếu bạn không muốn chờ đợi lâu để tạo thành hỗn hợp phân bón thì hoàn toàn có thể sử dụng chức năng sấy của lò nướng. Với nhiệt độ khoảng 150 độ C đến 170 độ C, vỏ chuối sẽ được sấy khô hoàn toàn và bạn chỉ cần xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ là có thể sử dụng được ngay.
2.3 Cách 3: Vỏ chuối và giấm ăn
Sử dụng vỏ chuối ngâm trong giấm ăn là cách ủ vỏ chuối làm phân bón được nhiều người trồng cây ưa chuộng. Mặc dù sản phẩm của phương pháp này không phải là phân bón dạng chất rắn nhưng chúng cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cây trồng. Đồng thời, mùi vị của giấm và vỏ chuối khi kết hợp với nhau sẽ bảo vệ cây trồng khỏi những loài côn trùng gây hại cho hoa, lá, trái của cây.
Các bước thực hiện rất đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 3 vỏ chuối tươi, rửa sạch, cắt nhỏ; 500ml giấm ăn (giấm trắng); 1 lọ, chai thuỷ tinh có nắp kín.
- Bước 2: Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị và đóng chặt nắp bình chứa để tạo môi trường cho hệ vi sinh vật phát triển. Lưu ý: Cứ 2 - 3 ngày bạn nên mở nắp 1 lần cho thoát hơi để tránh tình trạng nổ do lượng khí sản sinh từ vi sinh vật lên men bên trong hỗn hợp.
- Bước 3: Có thể trộn chất lỏng này với đất trồng hoặc tưới trực tiếp.
2.4 Cách 4: Vỏ chuối ngâm nước mía
Ngoài việc ngâm vỏ chuối với nước hoặc giấm ăn thì cách ngâm vỏ chuối với nước mía cũng mang lại hiệu quả không ngờ cho người dùng. Những enzyme hữu cơ có trong nước mía sẽ là chất kích thích giúp cho kali, phốt pho và các khoáng chất trong vỏ chuối hoạt động tốt hơn cũng như tạo ra nhiều chất dinh dưỡng. Đây cũng là dạng phân bón lỏng tiện lợi, tiết kiệm cho cây trồng.
Với cách ủ vỏ chuối làm phân bón này thì bạn sẽ cần khoảng 3 - 5 vỏ chuối cùng 1,5 lít nước mía ép nguyên chất + 20gr chế phẩm vi sinh EMZEO để đảm bảo được độ lên men tốt nhất. Sau khi ngâm hỗn hợp nguyên liệu này trong bình nhựa hoặc chai thuỷ tinh, bạn nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo quá trình lên men vẫn đang hoạt động bằng cách xả nắp bình chứa. Nếu xuất hiện khí thì quá trình này vẫn đang diễn ra hiệu quả. Thông thường, chỉ cần 7 - 10 ngày là bạn có thể sử dụng để bổ sung cho cây trồng.
2.5 Cách 5: Ủ vỏ chuối trực tiếp với đất trồng cây
Nếu bạn không có thời gian để tìm kiếm nhiều nguyên liệu hoặc không muốn chờ đợi thì cách đơn giản nhất để có được phân bón từ vỏ chuối đó chính là ủ trực tiếp với đất trồng cây. Cách ủ vỏ chuối làm phân bón này, bạn chỉ cần trộn phần vỏ chuối đã chuẩn bị với lượng đất trồng phù hợp. Bổ sung thêm nấm đối kháng trichoderma để nhanh hoai mục vỏ chuối và đối kháng nấm bệnh. Bạn có thể ủ trong vòng vài ngày trước khi sử dụng hoặc cũng có thể sử dụng ngay và vẫn đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng cho cây.
Với cách làm này, bạn nên cắt nhỏ vỏ chuối để hoà đều vào đất trồng sẽ giúp các chất trong vỏ chuối phân bổ tốt hơn, tránh tình trạng chất dinh dưỡng không đồng đều. Bổ sung thêm một lượng nhỏ nấm Trichoderma vào hỗn hợp. Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát lượng vỏ chuối khi sử dụng theo cách này vì đối với các cây trồng non có hệ rễ yếu nếu bón phân nhiều sẽ gây cháy hoặc úng rễ khiến cho cây không thể sinh trưởng hoặc chết cây.
3. Những lưu ý khi sử dụng phân bón ủ từ vỏ chuối
- Bón phân cho cây với lượng vừa đủ để tránh dư thừa chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chúng
- Nên bắt đầu bằng lượng phân bón ít rồi tăng dần để cây làm quen và đáp ứng với nguồn dinh dưỡng mới.
- Hạn chế bón nhiều phân cho các cây non mới trồng hoặc cây đang trong tình trạng yếu, nhiễm bệnh
- Có thể kết hợp với các loại phân bón hữu cơ khác để tăng hiệu quả dinh dưỡng cho cây.
- Nếu có biểu hiện bất thường khi sử dụng loại phân bón này thì bạn nên dừng sử dụng chúng cho cây trồng hoặc thay đất trồng cho cây để cải thiện tình trạng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin tham khảo về cách ủ vỏ chuối làm phân bón hữu cơ tại nhà tiện lợi, nhanh chóng. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm các thông tin khác liên quan đến lĩnh vực trồng cây thì hãy tìm hiểu thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác tại trang web chephamvisinh.vn của chúng tôi nhé.
⫸ Xem thêm: Cách ủ phân đậu nành bón cho cây trồng hiệu quả
⫸ Xem thêm: Cách làm GE chuối tưới cây đơn giản, dễ thực hiện
⫸ Xem thêm: Cách làm dịch chuối tưới lan, hoa hồng và cây trồng siêu đơn giản