Một người mang tâm trạng chán nản sẽ cảm thấy thiếu hứng thú và khó tập trung vào một việc hay một hoạt động nào đó. Đây chính là dấu hiệu của hội chứng lo âu và stress mà bạn cần phải tìm cách thoát ra càng sớm càng tốt. Nếu để chán nản kéo dài nó sẽ trở thành bệnh lý, kéo theo cảm xúc trở nên thái quá, choáng hết tâm trí và cản trở cuộc sống hàng ngày.
Dấu hiệu của chán nản
Chán nản là trạng thái cảm xúc được đặc trưng bởi hai dấu hiệu sau đây:
- Mất hứng thú đối với công việc, mất tập trung, có thể dẫn đến phá hỏng cảm xúc.
- Nỗ lực trong vô thức để thay đổi phương thức thực hiện hoạt động.
Một người mang tâm trạng chán nản, mệt mỏi với cuộc sống sẽ không thể tập trung vào công việc, dẫn đến năng suất làm việc giảm sút. Các bệnh về tâm lý như trầm cảm, lo âu và stress đều có khả năng kéo theo cảm giác chán nản đối với mọi thứ trong cuộc sống.
5 nguyên nhân lớn khiến bạn chán nản, mệt mỏi
Cảm giác mệt mỏi, chán nản thường xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến sau đây:
Có quá nhiều thời gian rảnh rỗi
Thật sự có những người cảm thấy chán nản trong cuộc sống chỉ vì họ có quá nhiều thời gian nhàn rỗi, không biết làm gì để giết thời gian. Nếu bạn rơi vào tình huống này, hãy giải quyết bằng cách lên kế hoạch thực hiện những điều mình yêu thích và thấy có ý nghĩa. Một khi tất bật với kế hoạch của mình, bạn sẽ không còn chán nản mà thay vào đó bạn sẽ thấy mình năng động và có giá trị hơn.
Sức khỏe không tốt dẫn đến chán nản
Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe yếu, thường xuyên mắc bệnh cũng là nguyên nhân khiến bạn chán nản, mệt mỏi. Năng lượng cơ thể cạn kiệt sẽ kéo theo tâm trạng chán nản, không đủ sức làm việc mình muốn.
Đổ vỡ trong mối quan hệ
Thật buồn khi bản thân bị ai đó làm cho tổn thương, nhất là khi tình cảm dành cho người đó càng chân thành thì sự tổn thương sẽ càng lớn. Khi gặp phải trường hợp này, bạn sẽ phải cần rất nhiều thời gian để có thể vượt qua khoảng thời gian khó khăn, mất mát. Không tránh khỏi lúc này bạn có xu hướng chán nản, mệt mỏi với mọi thứ xung quanh, thậm chí có thể tuyệt vọng.
Ngoài ra, mắc kẹt trong mối quan hệ độc hại cũng khiến bạn chán nản và mệt mỏi.
Bạn lạc lõng và không biết mình thật sự muốn gì
Dù là người có cuộc sống sung sướng, đủ đầy thì cũng không tránh khỏi có những lúc bạn chán nản vì chẳng biết mình muốn gì. Căn bệnh thường gặp này dễ thấy ở những người có cuộc sống tưởng chừng quá êm đềm, hoàn hảo; hay những người có hội chứng sợ bỏ lỡ.
Bạn vừa trải qua thất bại lớn
Gặp thất bại là nguyên nhân phổ biến khiến hầu hết chúng ta rơi vào trạng thái cảm xúc chán nản, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bạn sớm nhận ra “thất bại là mẹ của thành công”, hoặc ít ra thất bại cũng cho bạn nhiều bài học kinh nghiệm quý giá thì bạn sẽ sớm vực dậy, bước tiếp để có thể tiến xa.
Nhìn chung, chán nản là trạng thái cảm xúc do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà bạn tìm ra cách giải quyết hợp lý.
Cách đơn giản để vượt qua mệt mỏi, chán nản
Chán nản ai cũng gặp phải trong cuộc sống ở một hoặc nhiều thời điểm nào đó. Vấn đề là cách bạn vượt qua cảm xúc tiêu cực này ra sao để sớm lấy lại hứng khởi, niềm vui và đạt được điều mình mong muốn.
Dưới đây là những cách bạn có thể áp dụng để giúp bản thân vượt qua chán nản một cách dễ dàng và hiệu quả:
Xác định mục tiêu quan trọng
Nhiều người vì chán nản đã lao vào làm nhiều thứ “giết thời gian”. Điều này hoàn toàn sai. Thay vì mất thời gian cho những thứ không đưa bạn đến đâu thì bạn hãy xác định và tập trung vào những mục tiêu quan trọng của cuộc đời mình, cụ thể như:
- Có một sức khỏe tốt;
- Có một công việc ổn định;
- Xây dựng một gia đình hạnh phúc;
- Tập trung cho một dự án kinh doanh mới;
- Xây dựng các mối quan hệ tích cực…
Một gợi ý giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu kể trên là hãy viết chúng ra giấy hoặc trong quyển nhật ký. Điều này sẽ khơi gợi cảm hứng thúc đẩy bạn hành động hơn là bạn để chúng trong đầu.
Lên danh sách điều bạn muốn làm
Khi bạn rơi vào tâm trạng chán nản, mệt mỏi thật ra cũng có cái hay vì có một phần nào đó trong con người bạn bị thôi thúc bởi cảm giác “muốn làm điều gì đó”. Đây chính là thời điểm tuyệt vời giúp bạn bắt tay vào làm ngay những điều trước đây bạn đã từng trì hoãn.
Danh sách việc bạn có thể tham khảo làm khi chán nản, mệt mỏi bao gồm:
- Thay đổi một kiểu tóc mới;
- Chăm sóc cây cảnh, trồng loại hoa yêu thích;
- Chơi đùa với thú cưng;
- Đọc những quyển sách yêu thích;
- Tập bộ môn thể thao;
- Đi dạo công viên;
- Đăng ký một khóa học bổ ích;
- Rửa xe;
- Lên ý tưởng và tìm mua quà cho một ai đó;
- Đi mua sắm;
- Dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa;
- Xem phim;
- Thiền, tập yoga,...;
- Thăm hỏi, gặp mặt bạn bè, người thân;
- Tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, xếp hình, viết lách…
Hiểu sự chán nản, mệt mỏi đang cho bạn biết điều gì
Trong trường hợp bạn chẳng hề hứng thú với bất cứ điều gì trong danh sách dài đằng đẵng ở trên, bạn cần phải làm gì?
Theo chuyên gia tâm lý, khi chán nản và không muốn làm bất cứ điều gì, bạn hãy tự hỏi chính mình rằng sự chán nản đang gặp phải muốn gửi thông điệp gì cho bạn? Bằng cách này, bạn có thể biết được mình đang thế nào và cần điều gì để hồi phục tinh thần lẫn thể chất.
Đừng để ý nghĩ “phải làm một điều gì đó ý nghĩa” làm bạn càng thêm mệt mỏi. Đơn giản mọi thứ, khi bạn không muốn làm gì cả thì hãy cứ để cơ thể và tinh thần được nghỉ ngơi tùy ý và mặc kệ mọi thứ.
Tóm lại, cuộc sống không chỉ toàn hoa hồng, sẽ có những lúc chúng ta gặp phải điều không như ý muốn, cảm giác chán nản và thất vọng. Những lúc như thế, hãy cho phép bản thân được dừng lại nghỉ ngơi, có thể gạt qua những ý nghĩ tiêu cực để làm những việc mà mình muốn làm giúp cân bằng trạng thái cảm xúc, nghĩ thấu đáo. Khi thật sự thư giãn và bình tâm, bạn mới có thể chọn lọc những suy nghĩ tích cực giúp yêu thương bản thân hơn.
Xem thêm: Tính nữ độc hại là gì? Ảnh hưởng ra sao?