Với tốc độ phát triển và đô thị hóa, ngành xây dựng vẫn tiếp tục là một trong những ngành phát triển trong thời gian tới. Vậy ngành xây dựng là gì? Ngành xây dựng thuộc khối nào? Bao gồm những ngành nào? Học trường nào? Ra trường làm nghề gì? Hãy đọc thêm bên dưới nhé!
Ngành xây dựng là gì ?
Ngành xây dựng là tập hợp các cá nhân, các công ty, các doanh nghiệp, các tổ chức làm các công việc xây dựng, cung cấp dịch vụ để xây dựng nên nhà cửa, tòa nhà, cầu cống,… và những công trình khác.
Ngành xây dựng theo khía cạnh học tập thì còn là một chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn về xây dựng để một sinh viên sau khi học xong sẽ trở thành một thợ lành nghề, một kỹ sư, một người làm việc tốt trong ngành xây dựng.
Ngành xây dựng tên tiếng Anh nghĩa là construction industry.
Industry nghĩa thông thường là công nghiệp. Tuy nhiên trong cụm từ construction industry, nó có nghĩa bao gồm những công việc, dịch vụ thiết kế, thi công xây dựng mang lại giá trị kinh tế.
Ngành xây dựng bao gồm những mảng nào ?
Ngành xây dựng là nói chung. Chia ra ta có những có những ngành nhỏ như sau:
- Ngành xây dựng dân dụng: Nhà ở, khách sạn, cao ốc, tòa nhà văn phòng,….Những tòa nhà chọc trời. Tinh hoa ngành xây dựng.
- Ngành xây dựng LỚN: Xây dựng nên các công trình lớn như: rạp chiếu phim, sân bóng đá, tượng đài, bệnh viện,…
- Ngành xây dựng giao thông vận tải: Bao gồm các công trình giao thông và công trình thủy; cầu đường, cống rãnh, cảnh quan đô thị,…
- Ngành xây dựng công nghiệp: Xây dựng nhà kho, nhà xưởng; thi công nhà thép tiền chế công nghiệp; xây dựng nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu, khai thác, xử lý hóa chất, rác thải,….; xây dựng đê, đập, nhà máy thủy điện,…Công trình thép tiền chế đã trở nên phổ biến trong xây dựng.
- Ngành xây dựng quốc phòng.
- Và nhiều lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực xây dựng, chúng ta đã đi một quãng đường rất dài so với tổ tiên của chúng ta ngày xưa, vốn chỉ sống trên cây hoặc trong hang động.
Ngày nay, chúng ta sống tách biệt với rừng. Chúng ta tự xây dựng lên mọi thứ. Chúng ta tự tạo nên môi trường sống cho riêng mình.
Ngành xây dựng gồm những khối nào? Học khối nào?
Nếu xác định sẽ theo ngành xây dựng, các bạn phải chọn khối học (tổ hợp các môn học), biết các môn mình sẽ thi. Từ đó các bạn mới có thể lên kế hoạch mà học các môn cho tốt, thi đạt điểm cao, vào được trường mà mình mong muốn.
Để có thể thi vào ngành xây dựng, bạn có thể chọn thi vào các khối và các A, B, D hoặc V.
Theo thông tin tuyển sinh tại các Trường đại học xây dựng Hà Nội, Trường cao đẳng xây dựng TP. Hồ Chí Minh, cụ bạn có thể chọn các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- V00: Toán, Vật lý, Vẽ Mỹ Thuật
- V02: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Mỹ Thuật
- V10: Toán, Tiếng Pháp, Vẽ Mỹ Thuật
Ngành xây dựng bao gồm những ngành đào tạo nào ?
Theo thông tin tuyển sinh 2020 trên website, mình sẽ liệt kê danh sách các ngành đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học xây dựng trên khắp đất nước.
Ngành đào tạo tại Đại học xây dựng Hà Nội
Ngành đào tạo tại Cao đẳng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh
Ngành xây dựng học trường nào ?
Hiện tại, nếu muốn theo ngành xây dựng, bạn có thể đăng ký thi vào những trường sau.
Đại học Xây dựng Hà Nội
- Website: http://www.nuce.edu.vn/
- Địa chỉ: 55 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cao đẳng xây dựng TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://www.hcc2.edu.vn/
- Địa chỉ: 190 Võ Văn Ngân, Bình Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trường đại học Giao Thông Vận Tải (UTC)
- Website: http://utc2.edu.vn/
- Địa chỉ: Có 3 cơ sở.
- Cơ sở 1: 2 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Cơ sở 2: 450 Lê Văn Việt, Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Cơ sở 3: 70 Tô Ký, Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Trường đại học xây dựng miền Tây
- Website: http://mtu.edu.vn/
- Địa chỉ: 20B Phó Cơ Điều, Phường 3, Vĩnh Long, Việt Nam.
Trường đại học xây dựng miền Trung
- Website: http://muce.edu.vn/
- Địa chỉ: 24 Nguyễn Du, Phường 7, Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam
Và nhiều trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học có đào tạo ngành xây dựng khác trên khắp nơi.
Ngành xây dựng gồm những nghề gì?
Làm nghề gì sau này, đó là bước đầu tiên bạn cần phải xác định rõ trước khi chọn khối, chọn ngành rồi mới chọn trường.
Sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành xây dựng, bạn có thể vào đời với những nghề nghiệp sau:
Thợ xây, thợ hồ, thợ cắt, thợ hàn
Tất cả những công việc này tuy có thể không phải chuyên môn, không đúng ngành đào tạo. Tuy nhiên, sinh viên mới ra trường có thể trải nghiệm công việc này để có thể hiểu sâu hơn về công trình.
Bạn có thể nộp đơn vào các công ty xây dựng hoăc công ty kết cấu thép Nam Trung.
Trải nghiệm thực tế, đối chiếu lại với kiến thức mình đã học cũng là điều cực kỳ cần thiết hỗ trợ công việc của mình sau này.
Kỹ sư xây dựng, thi công công trình
Tuy tên công việc là kỹ sư xây dựng, thi công công trình, nhưng công việc ở vị trí này không phải là công việc của thợ xây.
Công việc ở vị trí này bao gồm:
- Lập hồ sơ dự thầu phần kỹ thuật các gói thầu hoặc thi công, sau đó giám sát việc triển khai dự án (lập khối lượng, báo giá, chỉ dẫn kỹ thuật,… ).
- Lập đề cương giám sát, biện pháp thi công trình để chủ đầu tư phê duyệt.
- Giám sát thi công hoặc tư vấn giám sát (bản vẽ triển khai thi công -khối lượng-dự toán, biện pháp thi công-tổ chức thi công- các biễu mẫu hồ sơ quản lý chất lượng: báo cáo, nghiệm thu công việc, giai đoạn, hoàn thành).
- Tham gia họp phương án, giải trình và bảo vệ : tiến độ, biện pháp thi công, chất lượng khối lượng công việc.
Nhân viên vận hành máy móc
Để thi công những tòa nhà cao chọc trời, những mái vòm khổng lồ, những công trình to lớn, để nâng được những thanh sắt nặng cả tấn, chắc chắn sức người sẽ không thể nào kham nổi. Và máy móc, thiết bị là không thể thiếu.
Xe ben, xe lu, cần cẩu, tháp cần cẩu xây dựng,… tất cả những máy móc đó đều cần người để vận hành.
Do đó, vị trí nhân viên vận hành máy móc cũng cần thiết trong quá trình thi công, xây dựng một công trình.
Nhân viên Điện - Điện máy công trình
Công việc của một nhân viên Điện - Điện máy công trình:
- Lắp đặt, bảo trì hệ thống điện thi công, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện,… tại các công trình xây dựng.
- Sửa chữa, thay thế phụ tùng cho các loại động cơ nổ Diesel, động cơ xăng, ..v.v
- Bảo dưỡng, sửa chữa lưu động tại các công trình của công ty.
Ngoài ra, ở một số công trình khác, công việc của người nhân viên Điện - Điện máy sẽ bao gồm những việc sau:
- Vận hành, theo dõi, kiểm tra, vệ sinh định kỳ hệ thống thiết bị trong trung tâm: Điện, nước, điều hòa không khí, PCCC, Camera, máy phát điện..v.v đảm bảo hệ thống hoạt động thông suất, ổn định, đúng quy trình, quy chuẩn, an toàn và hiệu quả.
- Xử lý sự cố khẩn cấp về các thiết bị trong trung tâm và sự cố cháy nổ.
- Xử lý, khắc phục sự cố, hư hỏng các thiết bị trong trung tâm.
- Giám sát mọi hoạt động của nhà thầu, khách hàng trong việc lắp đặt bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị trong tòa nhà, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết cấu và hệ thống thiết bị chung của tòa nhà.
Nhân viên kinh doanh
Hầu như, trong bất cứ ngành nghề nào, dịch vụ nào cũng cần những nhân viên kinh doanh. Họ chính là những người lính ở đầu chiến tuyến. Chính họ là đội ngũ lăn lê bò trường, chịu cực chịu khổ để mang lượng hợp đồng về cho công ty, doanh nghiệp.
Nếu hỏi trong công ty, vị trí nào có mức lương cao nhất… sau giám đốc, đó chính là nhân viên kinh doanh.
Bạn học ngành xây dựng, chắc chắn bạn sẽ trở thành nhân viên kinh doanh trong ngành xây dựng. Bạn có thể trở thành người tư vấn các dịch vụ thiết kế, thi công công trình đến với các doanh nghiệp.
Công việc của một nhân viên kinh doanh bao gồm những việc như sau:
- Làm việc với nguồn khách hàng hàng tiềm năng công ty cung cấp hoặc nguồn khách hàng tự tìm của để khai thác, tìm kiếm thông tin, tiếp cận khách hàng; cập nhật các nguồn thông tin dự án/khách hàng tiềm năng.
- Thiết lập, duy trì, phát triển quan hệ với khách hàng.
- Phát triển quan hệ với các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
- Nắm chắc thông tin dự án/khách hàng, từ đó đề ra kế hoạch triển khai công việc để dự án thành công.
- Thương thảo, đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của các phòng ban và của Ban Giám đốc.
Kiến trúc sư/Kỹ sư thiết kế
Công việc của kiến trúc sư bao gồm:
- Chuẩn bị các bản vẽ và xem xét mặt bằng, khai triển các bản vẽ kỹ thuật từ ý tưởng thiết kế ban đầu.
- Thiết kế mặt bằng kiến trúc và kết hợp với các bộ môn kỹ thuật khác để có được thiết kế hoàn chỉnh.
- Sử dụng các phần mềm để lập bảng tiến độ dự án, soạn thảo các hồ sơ của dự án như: nhiệm vụ thiết kế, thuyết minh thiết kế, quy trình vận hành và bảo trì công trình, lập báo cáo định kỳ cho Chủ đầu tư.
- Thực hiện hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/500, hồ sơ xin phép xây dựng, hồ sơ PCCC và các giấy phép khác có liên quan đến dự án.
Công việc của một kỹ sư thiết kế bao gồm:
- Triển khai các hồ sơ thiết kế Cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thi công;
- Phối hợp và làm việc với các bộ môn kỹ thuật liên quan: kết cấu, cơ điện, phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng, cảnh quan, dự toán, và các nhà thầu phụ và cung cấp vật liệu khác.
- Có kiến thức và kinh nghiệm đặc biệt là chung cư cao tầng, văn phòng, khu dân cư, trung tâm thương mại, khách sạn, resort …;
- Triển khai các hồ sơ thiết kế theo đúng các yêu cầu của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật công trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định của nhà nước về các bước triển khai thiết kế kiến trúc công trình.
Giám sát công trình/Dự toán công trình
Quá trình thi công các công trình không chỉ có thợ xây, tài xế, người điều khiển máy móc,… mà còn cần phải có người giám sát công trình. Họ sẽ đảm bảo mọi thứ được thi công đúng tiến độ và đúng với bản vẽ được thiết kế ban đầu.
Công việc của nhân viên giám sát công trình sẽ bao gồm nội dung sau:
- Kiểm tra bản vẽ chi tiết của thiết kế với thực tế.
- Bóc tách, kiểm tra khối lượng theo bản vẽ chi tiết.
- Chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng dự án theo tiêu chuẩn của công ty.
- Xây dựng, đề xuất, triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát, đánh giá, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn tại công trường….
- Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự công trình thi công; quản lý an toàn lao động.
- Báo cáo tiến độ lắp dựng hàng ngày.
- Tính khối lượng & tổng hợp tất cả các hạng mục phát sinh gửi về công ty. Từ đây, người kỹ sư sẽ tính toán được chi phí, đơn giá xây dựng nhà xưởng thép tiền chế cũng như nhiều công trình khác.
- Trao đổi kỹ hơn khi phỏng vấn.
- Có thể phải đi xa trong tỉnh hoặc đến các tỉnh khác.
Và rất nhiều công việc khác
Để một nhà máy được thành hình, một tòa nhà được vững chắc, đẹp đẽ… đó là nhờ có sự góp sức của rất nhiều người. Trên đây, mình chỉ liệt kê một số công việc phổ biến. Ngoài ra còn có rất nhiều vị trí khác.
Bạn có thể lên các trang tìm việc để tìm kiếm vị trí mong muốn trong ngành xây dựng nhé!
Ngành xây dựng lương bao nhiêu ?
Dù giới trẻ hay ngân nga câu đi làm vì đam mê.
Tuy nhiên, lương chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nhân viên đó có gắn bó lâu dài với nghề đó; với tổ chức, doanh nghiệp, công ty đó hay không.
Mức lương của từng vị trí khác nhau. Mức lương của thợ lành nghề sẽ khác so với thợ tập việc.
Tính cách của bạn có phù hợp với ngành xây dựng hay không ?
Đồng ý là bất cứ một tín cách nào cũng có thể thành công trong bất cứ nghề nào. Tuy nhiên, nếu bạn chúng chọn đúng vị trí, nghề nghiệp phù hợp với thế mạnh, bạn sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong lĩnh vực của mình hơn.
Một người sẽ làm tốt trong ngành xây dựng với những tính cách sau:
Cẩn thận, tỉ mỉ - Nguyên tắc, kỷ luật
Làm việc ở công trường, có rất nhiều thứ nguy hiểm có thể gây thương tích. Vì thế bạn cần phải là người có nguyên tắc, kỷ luật, cẩn thận tỉ mỉ thì mới được.
Bạn là người có sức khỏe
Điều này cực kỳ quan trọng nhé. Nếu cơ địa của bạn không phải là người có sức khỏe. Bạn đừng cố. Có thể cuộc đời muốn bạn phát huy bản thân mình ở một lĩnh vực khác có giá trị hơn.
Bạn thích làm việc ngoài trời
Phải. Có người thích làm việc văn phòng. Nhưng có người không thể nào ngồi máy tính quá 5 phút được. Thích làm việc ngoài trời, làm việc với thiên nhiên cũng là yếu tố quan trọng cần thiết để phù hợp với ngành xây dựng.
Óc logic
Làm việc với máy móc, dụng cụ, bạn cần có tính logic để vận hành mọi thứ tốt và hiệu quả.
Óc quan sát, óc thực tế
Đây là công việc xây dựng, đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ vào hiện tại. Nếu bạn là người có tính nghệ sĩ và quá mơ mộng, bạn nên thử vị trí thiết kế và cân nhắc thật kỹ đối với các vị trí yêu cầu phải đi ngoài công trình.
Những khó khăn bạn phải đối mặt khi làm trong ngành xây dựng
Trước khi quyết định tham gia và theo đuổi trên con đường này, bạn nên suy xét thật kỹ đến các vấn đề sau:
Phải di chuyển, đi xa nhiều
Không phải công trình xây dựng nào cũng được xây dựng gần nhà, gần tỉnh thành nơi bạn sinh sống. Việc đi tỉnh để xây dựng là chuyện thường.
Khi bước đi trong ngành nghề này, bạn phải nhận định được rằng cuộc sống của mình không thể giống như nhiều người khác: Sáng cắp cặp đi làm; chiều về; tối cafe giải trí, cafe bạn bè, quây quần bên người thân.
Có thể bạn phải trải qua chuỗi ngày dài nơi đất lạ quê người. Có thể bạn phải thường xuyên làm quen với những con người mới, những tập tục thói quen mới, những nơi ở mới.
Bạn phải tập cách cân bằng cuộc sống cho riêng mình.
Ban phải đem đến 7 PHẢI sau:
- PHẢI biết nhậu
- PHẢI biết chửi
- PHẢI biết quan hệ
- PHẢI biết chém gió
- PHẢI biết hưởng thụ
- PHẢI biết từ chối
- PHẢI biết nịnh
- PHẢI biết kể khổ, biết than
Phải biết nhậu
Nhậu vừa để nghỉ ngơi. Nhậu cũng là lúc để mọi người kết nối lại với nhau. Khi rượu bia vào, hơi men lên, người ta dần nới lỏng đi những điều lệ, những rào cản. Khi ấy, người ta sẽ cởi mở với nhau hơn. Khi ấy, người ta có cơ hội để giãi bày, để nói lên những hiểu lầm giải quyết những mâu thuẫn.
Tuy nhiên, bạn phải biết kiểm soát bản thân nữa. Đừng để say quá mà nói lời không hay.
Hơn nữa, có thể việc thỏa thuận, ký kết sẽ diễn ra trên bàn nhậu. Vì thế một tí sai lầm thì cũng gây ra cả tấn hậu quả rồi.
Thứ hai, nếu bạn không biết nhậu, ô kê chả sao cả. Cuộc đời vẫn đẹp tươi như thường
chẳng ai phạt được anh, chẳng ai bắt được anh, nhưng chắc chắn anh sẽ gặp khó khăn hơn những người biết cầm ly “1,2,3 Dzô” một cách vui vẻ!
Phải biết chửi
Nghe thật đau lòng phải không nào. Nhưng mà… làm việc ngoài trời, nắng nôi cực khổ. Suốt ngày phải đối diện với sỏi đá, vật liệu. Tâm hồn con người ta nhiều lúc cũng như thế, sỏi đá cằn cỗi theo.
Vì thế, những lời nói quá nhẹ nhàng ngọt ngào đôi lúc lại không phù hợp. Đôi lúc ta cần chửi. Những chửi cũng phải biết cách. Không khéo lại gây tác dụng ngược.
Chửi phải biết tung hứng, biết vừa đúng vừa xoa, biết mềm biết cứng, phải biết tạo kịch bản win- win. Ấy mới là biết chửi. Nhưng dù sao cũng phải làm dám làm, dám thử mới có kinh nghiệm.
Phải biết quan hệ
PHẢI. Cuộc sống con người là chằng chịt những mối quan hệ. Không có quan hệ, bạn sẽ thất bại trong bất cứ việc nào. Trong xây dựng thì quan hệ lại càng cần thiết hơn.
Phải biết kết nối với anh em để cùng nhau hoàn thành công việc. Phải biết học hỏi từ người đi trước. Phải biết dung hòa mối quan hệ với cấp trên và cấp dưới.
Phải biết cách giao tiếp hiệu quả
Lại nói về nói đông nói tây. Anh biết, nhưng anh không biết cách nói, không biết cách dẫn dắt diễn đạt thì cũng hỏng. Cùng một vấn đề, nhưng cách nói khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cùng một vấn đề, cùng một cách giải quyết, nhưng đôi khi chủ đầu tư lại gật gù tán thưởng với anh A mà khăng khăng không chấp nhận anh B, ấy là vì “cái miệng có gió” của anh A mạnh hơn anh B. Cái này phải luyện nhiều, thuyết trình nhiều, trình bày nhiều, phản biện nhiều, và như trên đã nói, đôi khi phải chửi nhiều.
Nếu bạn có giải pháp tốt, có phương án tuyệt vời, có hướng đi đỉnh cao, bạn không giải thích được cho người khác hiểu, hoặc hiểu lầm. Bạn cũng thất bại.
Cùng một vấn đề, nhưng có nhiều cách nói khác nhau. Cách A hiệu quả với người A. Nhưng với người B, bạn phải dùng cách B.
Cùng một vấn đề, cách giải quyết, nhưng có lúc chủ đầu tư lại chấp nhận ý của anh A, trong khi lại không chấp nhận, thậm chí khó chịu với anh B. Tuy rằng có thể anh B giỏi hơn. Cuộc đời nó cay đắng vậy đấy.
Để đạt được kỹ năng này, bạn phải luyện tập thật nhiều. Dấn thân, làm việc nhiều, thuyết trình, trình bày, phản biện nhiều, thậm chí đôi khi phải chửi nhau nhiều nữa.
Phải biết cách giải trí
Giải trí, hưởng thụ ở đây không phải bạn bê tha, thả mình trôi tuột theo những cuộc vui ngắn ngủi, không phải để trốn tránh. Mà đây là một cách để bạn xả stress, giúp đầu óc thư giãn sau chuỗi ngày làm việc vất vả, căng thẳng.
Đầu óc cũng cần phải thư giãn, nghỉ ngơi thì nó mới làm việc hiệu quả được.
Mấu chốt là bạn phải cân bằng cuộc sống của mình. Vài tuần, nửa tháng lại dành thời gian bên gia đình, bạn bè, người thân. Tạm “quên đi” mọi lo lắng, âu lo về công việc. Sau đó hẵng trở lại, giải pháp sẽ xuất hiện.
Phải biết từ chối
Bạn không có 100 năm để sống. Bạn không có 48 giờ một ngày. Bạn không phải 3 đầu 6 tay. Bạn có chắc mình có đủ sức khỏe ?
Nếu việc gì bạn cũng nhận, cuộc vui nào bạn cũng đi, cái gì cũng không nỡ từ chối,… rốt cuộc bạn sẽ đánh mất quãng thời gian ý nghĩa dành cho mình.
Đặc biệt, khi làm trong ngành xây dựng, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như: rút ruột công trình, phong bì, quà cáp… Nếu bạn không biết cách nói lời từ chối khéo, nếu cứ nhận thì bạn sẽ gặp phải những điều sau: phê bình, trách nhiệm, danh dự, thậm chí là vi phạm pháp luật.
Bạn phải có lập trình, nguyên tắc, giới hạn cho mình. Bạn phải rèn cho mình bản lĩnh trước những việc như vậy. Tất nhiên, cuộc đời thực tế màu xám. Đôi lúc bạn phải linh động.
Phải biết cách thương lượng
Đôi lúc bạn cũng cần phải thương lượng.
Thương lượng với sếp để giãn tiến độ dự án ra một chút. Nói ngọt với nhân viên để họ chịu khó vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc, để họ chịu khó tăng ca một chút.
Trích một câu mình tìm được được trên mạng: “bằng gì cũng chẳng vượt qua được bằng lòng”. Nhé!
Phải biết kể khổ, trải lòng
Mỗi người có một cuộc sống riêng, có một thế giới riêng. Đa số trường hợp, nếu bạn không nói ra, người ta sẽ không hiểu được hết ý của bạn. Nếu bạn không giải bày, người ta không hiểu bạn. Tai hại hơn, người ta hiểu lầm bạn, không thích bạn.
Bạn có thể áp dụng điều này vào một số trường hợp cấp bách: lúc bị trễ tiến độ, trễ thanh toán, trễ giờ về nhà. Còn nói than thế nào, phụ thuộc vào các bạn nhé!
Nói - giao tiếp cũng là một nghệ thuật đấy.
Tương lai của ngành xây dựng
Khoa học, công nghệ và kỹ thuật phát triển từng ngày. Càng ngày, con người sẽ càng ứng dụng máy móc vào làm thay thế con người để tăng năng suất và tốc độ.
Vì thế, bạn cũng phải liên tục cập nhật, học hỏi thêm kiến thức, nâng cao tay nghề cho mình mỗi ngày để không bị thời cuộc bỏ lại phía sau.
Kết
Phàm cái gì tồn tại cũng đều có tác dụng và ý nghĩa riêng của nó. Ngành xây dựng cũng vậy. Với việc đô thị hóa, kinh tế phát triển, xây dựng chắc chắn là một ngành không thể thiếu trong bất kỳ thời đại nào.
Và nó cũng những khó khăn riêng. Nó có những điều bạn cần biết, chấp nhận và hy sinh để có thể theo đuổi được trong nghề này.
Chúc bạn có quyết định khôn ngoan và thành công với con đường sự nghiệp của mình!