Kiểm soát viên là một trong những ngành nghề đóng vai trò quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay thì Kiểm soát viên ngày càng có vai trò không thể thiếu. Vậy kiểm soát viên ngân hàng tiếng anh là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Kiểm soát viên là gì?
2. Kiểm soát viên Ngân hàng tiếng anh là gì?
Kiểm soát viên ngân hàng, còn được gọi là kiểm soát giao dịch, là người chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động kế toán. đối với hai công việc này thường dựa vào quá trình làm việc. nhưng về cơ bản, công việc kiểm soát sẽ được thể hiện bằng các công việc cụ thể.
Kiểm soát viên ngân hàng tiếng anh là bank controller.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN về ngạch công chức Kiểm soát viên ngân hàng, theo đó, Kiểm soát viên ngân hàng được hiểu là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ tại khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN, công chức ngạch Kiểm soát viên ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác, các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác; b) Có kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước; c) Hiểu rõ được các nội dung, quy trình về nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; phân tích tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ ở một đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; d) Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; đ) Có khả năng độc lập tổ chức công việc hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất; e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên (hoặc tương đương). Như vậy, công chức ngạch Kiểm soát viên ngân hàng phải là người đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cũng như tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được nêu ra bên trên.
- Đối với công chức chuyển ngạch từ ngạch Chuyên viên và tương đương sang ngạch Kiểm soát viên ngân hàng phải có kinh nghiệm công tác trong ngành Ngân hàng từ đủ 02 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) công tác về kiểm soát, kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước (không kể thời gian tập sự, thử việc).
3. Nhiệm vụ của kiểm soát viên ngân hàng
Theo đó, công chức ngân hàng phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN như sau:
- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, quy chế, kế hoạch về kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán trong phạm vi được phân công; kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót, vi phạm tại các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật về các kiến nghị, đề xuất của mình;
- Tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao để đảm bảo tổ chức thực hiện kiểm soát, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chặt chẽ và có hiệu quả; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề kiểm soát viên ngân hàng tiếng anh là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về kiểm soát viên ngân hàng tiếng anh là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.